Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi nợ xấu

Một phần của tài liệu 0395 giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn trung yên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 32 - 36)

Chúng ta biết rằng hiệu quả hoạt động thu nợ xấu có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển của các NHTM. Để hoạt động thu nợ xấu đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải hiểu rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi nợ, có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến thu nợ làm hai loại: các nhân tố bên ngoài (nhân tố khách quan) và các nhân tố bên trong (nhân tố chủ quan).

1.2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan

tài chính của các doanh nghiệp vì vậy cũng ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động cho vay thu nợ nói chung và nợ xấu nói riêng của ngân hàng. Môi trường kinh tế thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh thuận lợi, các doanh nghiệp làm ăn có lãi, giúp cho các doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đối với ngân hàng. Các nhân tố môi trường kinh tế như lạm phát, các biến động về tỷ giá, lãi suất, về tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của khách hàng qua đó ảnh hưởng đến khả năng cũng như hành vi của doanh nghiệp đối với các khoản nợ như: Khi lãi suất ở mức thấp được điều chỉnh lên cao hơn làm cho các doanh nghiệp cố tình đưa ra các lý do trì hoãn không trả nợ ngay để quay vòng vốn ngoài ngân hàng. Vì nếu trả ngay sẽ phải vay với lãi suất cao hơn. Mặt khác lãi suất cao cũng tạo nên gánh nặng về chi phí tài chính cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.

b. Môi trường pháp lý: Mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ

pháp luật. Nếu các quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng

bộ, kịp

thời thì sẽ gây rất khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, họ sẽ không

yên tâm hoạt động trong môi trường pháp lý như vậy, điều này ảnh

hưởng đến

chất lượng khoản vay mà trực tiếp là ảnh hưởng đến hiệu quả thu nợ. Ngược

lại, những văn bản pháp luật rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ, ổn định sẽ là một hành

lang pháp lý vững chắc góp phần vào sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân

1.2.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan

a. Từ phía ngân hàng:

- Cơ chế, chính sách quản lý của ngân hàng: Quy tín dụng, quy trình giám sát các khoản vay có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thu hồi nợ

xấu, với

việc thực hiện các quy trình một cách nghiêm túc, chặt chẽ sẽ hạn chế rất

nhiều các rủi ro liên quan đến khoản vay qua đó ngăn ngừa được nợ xấu phát

sinh cũng như phát hiện được kịp thời các khoản nợ có dấu hiệu phát

sinh nợ

xấu trong tương lai để có những biện pháp xử lý tránh những tổn thất cho

ngân hàng.

Khi đã phát sinh nợ xấu thì sự linh hoạt trong chính sách gia hạn, giãn nợ, cơ cấu lại HỌ'... sẽ giúp cho khách hàng giảm bớt khó khăn về mặt tài chính để tái cơ cấu lại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có điều kiện để trả nợ cho ngân hàng.

- Vấn đề về yếu tố con người: Đây luôn là nhân tố quan trọng nhất, then chốt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, một cán bộ tín dụng tư

cách đạo

đức nghề nghiệp không tốt thì sẽ dẫn đến tạo điều kiện cho doanh

nghiệp sử

dụng khoản vay sai mục đích, không hiệu quả làm phát sinh các khoản

nợ xấu

cho ngân hàng. Việc không giám sát chặt chẽ các khoản vay của cán bộ tín

b. Từ phía khách hàng

- Khách hàng không thể trả được nợ: Khách hàng không thể trả được nợ có thể do họ gặp những rủi ro trong hoạt động kinh doanh như thiên tai, hỏa

hoạn, chiến tranh, khủng bố... hay những biến động trên thị trường làm cho

người vay mất đi khả năng trả nợ.

Một lý do nữa khiến khách hàng không thể trả được nợ đó là việc quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiền vay về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Một khoản vay được coi là có hiệu quả, khách hàng có thể trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn thì người quản lý phải có trình độ nghiệp vụ, có năng lực điều hành quản lý nhất là trong một nền kinh tế mở, cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Nói đơn cử, người quản lý không dự đoán đúng thị trường, mức bán hàng và doanh số, quyết định mua một khối lượng hàng hóa và dịch vụ quá lớn, thanh toán trả chậm nhưng không thể bán được hàng hoạc các nguyên nhân khác làm ứ đọng hàng hóa dẫn đến không thể thanh toán được các khoản nợ khi đến hạn.

- Khách hàng không muốn trả nợ: Có không ít khách hàng vay vốn là những người không những kém về năng lực mà còn kém về tư cách đạo đức.

Họ không có ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay hoặc thiếu ý thức

trong vấn

đề trả nợ, không lo lắng quan tâm đến nợ ngân hàng mặc dù khả năng tài

chính của họ là có. Sự biến động lãi suất, hay chính sách thắt chặt tiển

tệ của

hàng khó đoán biết trước được và các khoản vay này thường gây ra các khoản nợ khó đòi hoặc nợ có khả năng mất trắng không thể thu hồi được.

c. Quy mô của nợ xấu

Ngoài các nhân tố trên thì quy mô của nợ xấu cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ của các ngân hàng, việc phải xử lý nhiều khoản nợ xấu có thể làm cho tổ xử lý nợ xấukhông thể tập trung hoặc xử lý dứt điểm các khoản nợ đôi khi còn làm tăng chi phí về thời gian, tài chính cho ngân hàng. Do đó, việc kiểm soát sự gia tăng nợ xấu cũng có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi nợ.

1.3KINH NGHIỆM THU HỒI NỢ XẤU CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu 0395 giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn trung yên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w