Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 0395 giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn trung yên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 100 - 107)

Thứ nhất là, Chính phủ cần đưa ra hoạch định, các chính sách phát triển kinh tế hợp lý, bền vững nhằm sớm ổn định kinh tế vĩ mô, khôi phục nền kinh tế:

* Trong ngắn hạn

Trong giai đoạn hiện nay, để những giải pháp trên đạt hiệu quả thì chỉ riêng nỗ lực từ phía ngân hàng là chưa đủ mà cần phải có sự kết hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô và quá trình phục hồi kinh tế của đất nước. Do đó Chính phủ cần phải thực hiện kiên quyết, triệt để các chủ trương, biện pháp đã đề ra:

- Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế thông qua việc sắp xếp lại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý giữa các

ngành, các thành phần kinh tế, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả trên phạm vi các địa phương và trên phạm vi cả nước. Trong đó quan trọng nhất hiện nay đó là việc tái cấu trúc hệ thống ngân

hàng thương mại làm lành mạnh hóa thị trường tài chính.

- Nhanh chóng đề ra biện pháp giải cứu thị trường bất động sản. Hiện nay thị trường bất động sản với số hàng tồn kho nhiều đang là điểm nghẽn cho sự phát triển kinh tế, là cái túi của nợ xấu.

* về dài hạn

Như ta đã biết, rủi ro trong hoạt động tín dụng có liên quan chặt chẽ với chất lượng quy hoạch tổng thể và các chính sách cụ thể, với điều hành vĩ mô cũng như vi mô. Nếu các chính sách này không thông suốt và mang tính khả thi cao thì cả doanh nghiệp và ngân hàng đều gặp khó khăn trong hoạt động

chương trình, thẩm định và phê duyệt dự án, dự báo nhu cầu thị trường và cơ quan kiểm định chất lượng máy móc thiết bị nhập khẩu không nên để khi xẩy ra hậu quả thì chỉ các ngân hàng là phải gánh chịu trách nhiệm, còn các cơ quan khác thì không có can dự gì. Chính phủ cần chấn chỉnh hoạt động của các cấp có thẩm quyền duyệt dự án theo hướng nâng cao trách nhiệm hơn nữa đối với sự phát triển kinh tế. Tránh tình trạng như vừa qua các dự án duyệt thiếu căn cứ khoa học, không có tính thực tiễn nên không phát huy hiệu quả, hoạt động bị đình đốn, lãng phí hàng ngàn tỷ đồng, gây ra nợ khó thu hồi. Điển hình là hàng loạt dự án dự án xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng ... đến nay hoạt động kém hiệu quả do kinh tế khó khăn, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ. Đồng thời cần quản lý chặt chẽ ngân sách địa phương, để giảm bớt tư tưởng chủ quan duy ý chí, nghĩ ra dự án hay chạy theo phong trào, cố chạy xin phê duyệt dự án, duyệt kế hoạch đầu tư vốn tín dụng, sau này lại lấy tiền ngân sách ra trả nợ ngân hàng hoặc chạy xin giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ gây đọng vốn ngân hàng.

Khi xây dựng các chương trình, chiến lược và dự báo nhu cầu sản phẩm, nhu cầu thị trường để lên kế hoạch đầu tư cần dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế có điều chỉnh thay đổi, nhu cầu bình quân đầu người của Việt Nam, tính đến nhu cầu có khả năng thanh toán, sức mua bằng tiền, tránh chủ quan duy ý chí. Song song với việc đó, cần tính toán đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư đồng bộ về máy móc, thiết bị, sản phẩm chính, sản phẩm phụ, xác định vùng chuyên môn hoá. Tránh tình trạng hàng hoá sản xuất ra cung vượt quá cầu, giá thành sản xuất cao hơn giá bán mặt hàng cùng loại nhập khẩu. Chính phủ cần đưa ra các dự báo tương đối chính xác về sự phát triển của các ngành kinh tế để định hướng hoạt động cho các doanh nghiệp.

Chính phủ và các Bộ, ngành cần có những quy hoạch cụ thể, ổn định lâu dài ở tầm vĩ mô và sự chỉ đạo thực hiện thống nhất giữa các cấp các ngành.

* Đảo đảm môi trường kinh tế ổn định góp phần bảo đảm hiệu quả vốn tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế

Được hoạt động trong một môi trường kinh tế ổn định sẽ giúp các Doanh nghiệp yên tâm hoạt động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của ngân hàng, tạo khả năng trả nợ đầy đủ cho ngân hàng. Ngược lại, môi trường kinh tế không ổn định sẽ cản trở hoạt động kinh doanh của họ, kết quả là làm ăn thua lỗ và gây khó khăn cho Doanh nghiệp trong việc thanh toán nợ vay của ngân hàng.

Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Sản xuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập và hàng nhập lậu. Các Doanh nghiệp chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy, một số Doanh nghiệp và ngành sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, tồn kho ứ đọng hàng hoá vật tư thua lỗ, mất khả năng thanh toán từ đó dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Vì vậy, Nhà nước cần có những biện pháp nhằm bảo đảm một môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các Doanh nghiệp. Nhà nước nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế.

Mặt khác, Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp trong nước, cần điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, chính sách ngăn chặn hàng nhập lậu... để bảo đảm tính tích cực của chính sách này.

Nhà nước cần có các chính sách hấp dẫn thu hút các tổ chức bảo hiểm nước ngoài vào hoạt động nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh bảo hiểm, tạo điều kiện cho mọi cá nhân, tổ chức đều có cơ hội được bảo hiểm. Nhà

nước cho phép thành lập các tổ chức bảo hiểm tín dụng chuyên nghiệp để giải quyết các nhu cầu bảo hiểm rủi ro tín dụng của các Tổ chức tín dụng.

Nhà nước cho phép thành lập các tổ chức cung cấp thông tin bảo đảm độ chính xác kịp thời để cung cấp cho các Tổ chức tín dụng.

Thứ hai là, nhanh chóng thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (VAMC).

VAMC sẽ là một doanh nghiệp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước và hoạt dộng theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận và chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của NHNN.

Ngân hàng nhà nước sẽ ban hành một quy chế buộc các TCTD có tỷ lệ nợ xấu trên 3% phải bán các khoản nợ xấu cho VAMC. VAMC có trách nhiệm tiếp nhận nguyên trạng giá trị sổ sách các khoản nợ xấu của ngân hàng và sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt với lãi suất cực thấp cho ngân hàng, đến kỳ đáo hạn, trái phiếu VAMC sẽ có giá trị bằng 0, tức mọi thua lỗ sẽ vẫn phản ánh đầy đủ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

VAMC sẽ ưu tiên xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam dưới các hình thức như cấp tín dụng, mua bán trái phiếu doanh nghiệp, công cụ nợ và cả ủy thác cho bên thứ ba. Các khoản nợ xấu được tập trung xử lý là nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai. Khi thu hồi được nợ xấu thì các ngân hàng phải trích lại một khoản cho VAMC để bù đắp các chi phí trong quá trình thu hồi nợ.

Như vậy, ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm với các khoản nợ xấu do mình tạo ra, tuy nhiên VAMC sẽ giúp các ngân hàng kéo dãn thời gian ghi nhận thua lỗ để ngân hàng có thời gian đôn đốc thu hồi nợ đồng thời thu xếp bù đắp số lỗ dự tính này bằng các nguồn thu nhập khác. Ngoài ra trước mắt VAMC sẽ giúp cho ngân hàng trên hai khía cạnh:

1. Khi chuyển từ “nợ xấu” thành “trái phiếu VAMC”, hệ số rủi ro để tính tổng tài sản có rủi ro của các khối tài sản có giá trị số sách tương đương giảm.

Nhờ vậy, tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng giảm xuống đẩy tỷ lệ an toàn vốn tăng. Khi rủi ro của một tổ chức tín dụng giảm xuống, ít nhất trên lý thuyết lãi suất huy động sẽ giảm theo.

2. Khi đó, trên bảng cân đối kế toán ngân hàng, một tài sản “xấu” đã biến thành một tài sản “được coi là tốt”, một tài sản “không có tính thanh khoản” đã biến thành một tài sản có thể mua bán, cầm cố, thế chấp trên thị trường và quan trọng nhất là có thể đem lên NHNN chiết khấu lấy tiền. Tăng tính thanh

khoản cho ngân hàng.

Thứ ba là, hoàn thiện cơ chế, hệ thống pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo: * Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay

Vấn đề này nên theo hướng không quy định đảm bảo, cầm cố, bảo lãnh là một điều kiện bắt buộc phải thực hiện để vay vốn hoặc được miễn thực hiện mà chỉ nên quy định có tính khuôn khổ pháp luật, tách bạch ra tín dụng chính sách và tín dụng thương mại. Với tín dụng thương mại, cần đưa ra nhiều biện pháp đảm bảo tiền vay một cách phong phú, đa đạng, trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng được lựa chọn khách hàng, lựa chọn dự án để quyết định hay không quyết định cho vay và cho vay có đảm bảo hay không cần tài sản đảm bảo; và áp dụng với mọi chủ thể kinh tế mà không phân biệt đối xử. Với tín dụng chính sách thì do chính phủ chỉ định cho vay và không cần đến tài sản làm đảm bảo, nhưng khi bị tổn thất có các nguyên nhân khách quan gây ra thì chính phủ phải có trách nhiệm xử lý. Với cơ chế như vậy, sẽ khắc phục được một số tồn tại:

- Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ngân hàng và khách hàng trong việc quyết định cho vay và trả nợ. Nhà nước không can thiệp quá

- Xoá bỏ cơ chế “xin cho” đảm bảo

- Ngân hàng sẽ lựa chọn được khách hàng có uy tín để cho vay, lựa chọn được biện pháp đảm bảo phù hợp, lựa chọn được tài sản làm đảm bảo. Từ đó sẽ giảm việc cho vay bị động, phụ thuộc, giảm việc nhận bất cứ tài sản đảm bảo nào nên sẽ giảm được tồn đọng tài sản cần xử lý.

* Hoàn thiện công tác định giá tài sản đảm bảo.

- Thành lập một tổ chức chuyên môn về định giá tài sản đảm bảo

- Đưa ra một khung giá mở, tạo điều kiện cho các ngân hàng linh hoạt hơn trong việc định giá, không đi quá xa so với quy định của ngân hàng và cũng không cố định vào khung giá đó, tránh tình trạng giá theo khung giá của

nhà nước quá thấp so với giá thị trường nhất là thị trường bất động sản. Nhà nước cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để tránh

tình trạng hiểu lầm giữa khách hàng và ngân hàng và tránh tình trạng cùng một tài sản đảm bảo nhưng lại được đánh giá khác nhau với các ngân hàng khác nhau.

* Hoàn thiện cơ chế xử lý tài sản đảm bảo

- Quy định nhiều hình thức xử lý tài sản đảm bảo + Bên thế chấp tự bán tài sản

+ Cả hai bên cùng bán tài sản + Giao cho ngân hàng bán tài sản

+ Gán nợ hoặc thoả thuận bằng phương thức khác

- Nâng cao quyền hạn của ngân hàng trong việc bán tài sản đảm bảo trong một số trường hợp:

+ Bên thế chấp vắng mặt không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, không có người thừa kế hoặc người thừa kế không thực hiện nghĩa vụ đó.

trường hợp:

+ Bán trực tiếp cho người có nhu cầu

+ Bán đấu giá thông qua trung tâm hoặc thành lập ra doanh nghiệp chuyên thực hiện nhiệm vụ này.

+ Ngân hàng được tự tổ chức bán đấu giá tài sản ở những nơi thuận lợi để thu nợ một cách nhanh nhất.

+ Thu nợ bằng chính tài sản đảm bảo nếu ngân hàng thấy rằng tài sản đó là cần thiết để dùng vào kinh doanh, khai thác, cho thuê...

* Giảm thuế hoặc miễn thuế khi phát mãi tài sản

Nhà nước cần giảm hoặc miễn thuế doanh thu từ việc bán tài sản đảm bảo để trả nợ ngân hàng. Lý do vì bên có tài sản bị lâm vào tình thế buộc phải bán để trả nợ chứ không phải bán vì mục đích kinh doanh. Nếu ngân hàng thay mặt bên đảm bảo bán tài sản có nghĩa là thay mặt chủ sở hữu bán tài sản mà tài sản chưa được chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng nên không thể coi việc bán tài sản là hoạt động kinh doanh bán tài sản. Như vậy, cả ngân hàng và bên chủ tài sản không phải nộp thuế tín dụng ngân hàng trong trường hợp bán tài sản đảm bảo

* Tăng cường sự hỗ trợ của toà án trong việc phát mãi tài sản hơn nữa

- Nhà nước, cụ thể là toà án nhân dân tối cao cần hướng dẫn cụ thể để việc công nhận xử lý tài sản đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng để xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ khó đòi

- Cần gộp tiền thi hành án vào ngân hàng để khấu trừ số nợ vay, ngân hàng sẽ báo cáo quá trình nộp tiền thi hành án đến khi giải quyết xong cho phòng thi hành án.

- Khi xảy ra việc tranh chấp hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng đảm bảo thì ngân hàng kiện ra toà án có thẩm quyền để xử lý và có biện pháp cưỡng chế thi hành án đã có hiệu lực.

- Khi bên vay có liên quan đến các vụ án hình sự thì cơ quan pháp luật cần tạo điều kiện cho ngân hàng phát mãi tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu 0395 giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn trung yên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w