Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam—

Một phần của tài liệu 0395 giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn trung yên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 109 - 115)

NHNo&PTNT Trung Yên, NHNo&PTNT Việt Nam cần có những biện pháp, hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể trong công tác xử lý và thu hồi nợ xấu đối với các chi nhánh:

* Sớm thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC)

Theo số liệu đến 30/06/2012 thì tỷ lệ nợ xấu tại Agribank là 6.14% đang dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu trong khối các NHTM nhà nước, theo thông báo mới nhất thì tỷ lệ nợ xấu tại Agribank hiện nay chỉ còn xấp xỉ 4%, tuy nhiên nợ xấu giảm là do trong thời gian qua Agribank đã chỉ đạo các chi nhánh tăng cường xử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý, do đó về bản chất thì số nợ xấu cần phải thu hồi vẫn còn khá cao, vì vậy để xử lý số nợ tồn đọng này NHNo&PTNT Việt Nam cần sớm thành lập công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) để mua và xử lý các khoản nợ xấu từ các chi nhánh góp phần nâng cao hiệu quả thu hồi các khoản nợ xấu cho toàn hệ thống, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Agribank.

* Chỉ đạo nghiệp vụ kịp thời:

Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể và kịp thời các chủ trương, chính sách của Chính phủ và của ngành.

Hiện nay, các điều kiện về môi trường cho hoạt động ngân hàng còn nhiều thiếu sót bất cập, chính vì vậy việc Chính phủ thường xuyên đưa ra những nghị định để chỉ đạo hoạt động của ngành ngân hàng là sự cố gắng lớn của Nhà nước nhằm từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự phát triển của ngành. Khi các nghị định này ra đời, việc NHNo&PTNT Việt Nam nhanh chóng đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho các Chi nhánh thực thi là điều cần thiết giúp họ giải toả kịp thời những vướng mắc để nâng cao hiệu quả quản lý trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

NHNo&PTNT Việt Nam cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn các chi nhánh thực hiện các quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN, dựa trên kết

quả phân loại nợ theo quy định mới để đề ra biện pháp xử lý hoặc các kiến nghị kịp thời.

* Ban hành quy trình tín dụng theo hướng phân rõ trách nhiệm từng khâu nghiệp vụ

NHNo&PTNT Việt Nam cần phải có quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn và tái tài trợ các khoản tín dụng hiện tại.

Ban hành một quy trình tín dụng theo hướng phân rõ trách nhiệm, quyền hạn từng khâu nghiệp vụ nhằm hạn chế tình trạng mang tính hình thức, sơ sài dẫn đến làm sai quy trình, thủ tục cho vay hoặc vì động cơ vụ lợi trước mỗi khoản vay, đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ quy định của NHNN về cho vay và chấp hành đầy đủ quy trình tín dụng. Trong đó chú trọng thẩm định; tính toán, xác định kỳ hạn trả nợ - những khâu này rất quan trọng, nếu làm tốt nó không những giúp người làm tín dụng đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác, hiệu quả (thể hiện ở khâu thu nợ) mà còn tạo được sự tương đồng giữa kỳ hạn trả nợ (gốc và lãi) và nguồn thu của người vay. Trên thực tế, có rất nhiều ngân hàng thực hiện quy trình tín dụng “ba tay” trong việc xét duyệt cho vay. Quy trình này đã đạt được rất nhiều hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Theo đó mỗi món vay sẽ được thực hiện thông qua ba bộ phận: bộ phận tín dụng, bộ phận quản trị rủi ro và bộ phận quản lý tín dụng. Ba bộ phận này độc lập với nhau trong các quyết định cho vay. Bộ phận tín dụng là nơi nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Sau khi xem xét và thẩm định sẽ lập báo cáo thẩm định gửi bộ phận quản trị rủi ro. Bộ phận quản trị rủi ro trên cơ sở của bên tín dụng đưa sang kết hợp với các thông tin thu thập được sẽ tiến hành tái thẩm định. Mỗi đề xuất cấp tín dụng cần được phân tích cẩn then bởi nhân viên phân tích tín dụng có năng lực, có chuyên môn phù hợp với quy mô và độ phức tạp của giao dịch. Nếu đồng ý cho vay sẽ chuyển sang bộ phận quản

lý tín dụng để giải ngân và thu nợ.

Hiện tại quy trình tín dụng của ngân hàng nông nghiệp còn một số tồn tại ảnh hưởng đến công tác cho vay và thu nợ. Do vậy, Ngân hàng Nông nghiệp cần thực hiện quy trình tín dụng “ba tay” nhằm bảo đảm lựa chọn được những món vay an toàn và hiệu quả hơn.

* Có chính sách lâu dài về đào tạo nguồn nhân lực

Giải pháp về con người không chỉ là giải pháp của riêng từng Chi nhánh mà còn phải có sự phối hợp của các Chi nhánh. NHNo&PTNT Việt Nam cần quy định những tiêu chuẩn của cán bộ ngân hàng ở các hoạt động nghiệp vụ khác nhau cũng như ở các vị trí cấp bậc khác nhau, đồng thời tổ chức các lớp đào tạo cán bộ chuyên sâu trong từng lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực tín dụng. Các lớp đào tạo này cần được mở thường xuyên, nội dung giảng dạy phải không ngừng được nâng cao để phù hợp với sự phát triển của nghiệp vụ ngân hàng tiến tới những tiêu chuẩn quốc tế. Có thể, NHNo&PTNT Việt Nam nên tổ chức thường xuyên những kỳ thi sát hạch đối với những cán bộ ngân hàng để chọn lọc được những cán bộ có đủ năng lực, đồng thời khuyến khích họ không ngừng tự học hỏi trau dồi kiến thực nghiệp vụ.

* Khai thác triệt để tiện ích của Trung tâm phòng ngừa rủi ro

Trong thời gian qua, hoạt động của Trung tâm phòng ngừa rủi ro đã góp phần tích cực trong các công tác quản lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh. Tuy nhiên số lượng thông tin vẫn còn ít và chưa thật cập nhật. Vì vậy, khai thác hiệu quả hoạt động của Trung tâm phòng ngừa rủi ro giúp cho việc thu thập và truyền tải thông tin được kịp thời, chính xác nhằm nâng cao công tác quản lý nợ. Ngoài ra cần phải tuyển chọn những cán bộ năng động và có trình độ nghiệp vụ cao bổ sung cho lĩnh vực này.

* Về công nghệ thông tin:

công tác tín dụng để hạn chế tối đa giao dịch viên tín dụng hạch toán vào sổ cái (phần việc của bộ phận kế toán).

Hỗ trợ các Chi nhánh khai thác số dư tiền vay bình quân ngày của từng khách hàng để có thể tính toán hiệu quả kinh tế đến từng khách hàng, đưa ra các chính sách cụ thể với các nhóm khách hàng khác nhau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận về nợ xấu và hiệu quả thu hồi nợ xấu chương 1 và việc đánh giá thực trạng hiệu quả công tác thu hồi nợ xấu tại NHNo&PTNT Trung Yên, chương 3 luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại Chi nhánh. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả nợ xấu tại Chi nhánh và các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả hoạt động thu hồi nợ xấu là một trong những vấn đề quan trọng và cần thiết không chỉ của riêng Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên và còn đối với NHNo&PTNT Việt Nam cũng như các NHTM nói chung. Tuy nhiên để làm tốt công tác này đòi hỏi phải nghiên cứu sâu sắc cùng với những giải pháp đồng bộ với sự quyết tâm, nỗ lực từ nhiều phía. Trong phạm vi của bài viết này, em đã nêu ra, phân tích, tập trung nghiên cứu và xem xét được một số vấn đề cơ bản sau:

1. Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về nợ xấu của Ngân hàng thương mại: Khái niệm nợ xấu, phân loại nợ xấu, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, hiệu

quả thu hồi nợ xấu, các nhân tô ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hồi nợ xấu.

2. Vận dụng những lý thuyết về công tác thu hồi nợ xấu tại các NHTM, luận văn đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động thu hồi nợ xấu tại Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên, để tìm ra hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác thu hồi nợ xấu.

3. Từ việc nghiên cứu lý thuyết về nợ xấu, hiệu quả thu hồi nợ xấu và từ thực tiễn tình hình nợ xấu, hiệu quả công tác thu hồi nợ xấu tại tại Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên, luận văn đã đề ra một số giải pháp và đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam hỗ trợ để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu của Chi nhánh.

Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song do hạn chế về mặt kiến thức và năng lực bản thân nên bài viết còn nhiều sai sót, kính mong được sự đóng góp của thấy cô và các bạn.

1. David Cox , Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1997

2. Hồ Diệu, Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001

3. Edward W.Reed & Edward K.Gill, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

thành phố Hồ Chí Minh, 1993.

4. Fredric S.Mishkin, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản

khoa học kỹ thuật, 2001.

5. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2006

6. Dương Hữu Hạnh, Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại trong nền kinh tế

toàn cầu, Nhà xuất bản lao động, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011.

7. Trần Huy Hoàng, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động

xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007.

8. Tô Ngọc Hưng, Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê, Hà Nội, 2009

9. International Accounting Standard 39, Financial Instruments: Recognition and Measurement

10.Nguyễn Minh Kiều, Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,

NXB Thống kê, 2008.

11.Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Lao

động xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011.

12.Nguyễn Thị Mùi, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2008 13.Peter S.Rose, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB tài

chính, Hà Nội, 2004.

14.Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005.

15.Ngân Hàng Nhà nước, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định về

16.Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi,

bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, Hà Nội, năm 2007.

17.Hội đồng Quản trị NHN&PTNT Việt Nam, Quyết định 636/QĐ-HĐQT-

XLRR, Quyết định 469/QĐ-HĐQT-XLRR về phân loại nợ, trích lập dự

phòng

xử lý rủi ro trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, Hà Nội, năm 2007, 2012.

18.Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên năm 2010-2012.

19.Quốc Hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

Một phần của tài liệu 0395 giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn trung yên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w