Nam
Để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại các NHTM, thực hiện được mục tiêu chung của NHNN đặt ra là đưa tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các NHTM Việt Nam đến năm 2015 về dưới mức 3% thì ngoài việc kiểm soát sự gia tăng của nợ xấu còn học hỏi những kinh nghiệm trong xử lý, thu hồi nợ xấu của các nước trên thế giới để áp dụng đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
Thứ nhất, thành lập mới và đẩy mạnh hoạt động của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) tại các ngân hàng có nợ xấu cao để xử lý và thu hồi các khoản nợ tồn đọng trong chính hệ thống ngân hàng đó.
Công ty này được lập ra với số vốn ban đầu do ngân hàng cấp tùy theo quy mô của nợ xấu. Trách nhiệm của các công ty này là quản lý để thu hồi các khoản nợ xấu của ngân hàng chuyển giao và chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là thu hồi các khoản nợ xấu một cách tối đa. Thông qua chuyển nợ thành cổ phần giúp cho các doanh nghiệp thay vì phải trả lãi các khoản nợ ngân hàng đã chuyển sang trả cổ tức cho cổ đông giảm gánh nặng về tài chính cho khách hàng. Thực hiện thanh lý, phá sản đối với các doanh nghiệp có những khoản nợ lớn và không có khả năng thanh toán. Đây là giải pháp vừa nhằm giúp cho các ngân hàng cải thiện tình hình tài chính có điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh vừa giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh để có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Thứ hai, thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (VAMC) để mua nợ xấu từ các NHTM. Đây sẽ là một doanh nghiệp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước và hoạt dộng theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận và chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của NHNN.
dưới các hình thức như cấp tín dụng, mua bán trái phiếu doanh nghiệp, công cụ nợ và cả ủy thác cho bên thứ ba. Các khoản nợ xấu được tập trung xử lý là nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai. Khi thu hồi được nợ xấu thì các ngân hàng phải trích lại một khoản cho VAMC để bù đắp các chi phí trong quá trình thu hồi nợ.
Thông qua việc bán nợ cho VAMC các NHTM sẽ nhanh chóng giảm được tỷ lệ nợ xấu, ngân hàng sẽ có điều kiện để tăng trưởng tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ ba, xây dựng lại hệ thống phân loại nợ phù hợp hơn với tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế và với tình hình thực tiễn tại Việt Nam hiện nay qua đó đánh giá được đúng sức khỏe của hệ thống ngân hàng từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 •
Trong chương 1 luận văn đã xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu về hiệu quả thu hồi nợ xấu ở các NHTM. Luận văn đã nghiên cứu khái niệm và các dấu hiệu, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu và những vấn đề liên quan. Luận văn xác định hiệu quả thu hồi nợ xấu thông qua các chỉ tiêu và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng. Bài học xử lý và thu hồi nợ xấu của Thái Lan và Trung Quốc rất cần thiết được nghiên cứu và rút ra bài học cho hệ thống NHTM Việt Nam đang xử lý vấn đề này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THU HỒI NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRUNG YÊN
2.1KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG YÊN
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Trung Yên
Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên được thành lập từ năm 2000, là Chi nhánh cấp 2 (trực thuộc Sở giao dịch NHNo&PTNT I sau là Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long).
Theo quyết định số 1377/QĐ-HĐQT ngày 24/12/2007, Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên được nâng cấp lên chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.
Hiện nay trụ sở chính của chi nhánh đặt tại Tòa nhà 17T4, Đường Hoàng Đạo Thúy, Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội. Đây là một trong những khu đô thị mới và lớn nhất trên địa bàn Hà Nôi, tập trung nhiều các doanh nghiệp nhà nước, các công ty nước ngoài. Đại bộ phân dân cư trong khu đô thị có trình độ dân trí và thu nhập tương đối cao, phong cách sống hiện đại. Do đó, có rất nhiều cơ hội tiềm năng cho việc phát triển các dịch vụ mới đặc biệt là các dịch vụ về tài chính, ngân hàng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn, Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên đã và đang triển khai thực hiện tất cả các sản phẩm dịch vụ tiện ích của Ngân hàng hiện đại như:
các thành phần kinh tế đều được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện đồng tài trợ bằng VNĐ, USD các dự án, chương trình kinh tế lớn với tư cách là ngân hàng đầu mối hoặc ngân hàng thành viên với các
thủ tục thuận lợi nhất, hoàn thành nhanh nhất .
- Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thoả thuận với các loại hình cho vay đa dạng : ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VNĐ và các ngoại tệ
mạnh. Cho
vay cá nhân, hộ gia đình có bảo đảm bằng tài sản, cho vay tiêu dùng... - Phát hành thẻ tín dụng nội địa, chi trả lương qua tài khoản phát hành
thẻ...
- Bảo lãnh ngân hàng: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm ...
- Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, chuyển tiền bằng hệ thống SWIFT với các ngân hàng lớn trên thế giới bảo đảm nhanh chóng, an
toàn, chi phí thấp .
- Chuyển tiền nhanh chóng trong và ngoài nước với dịch vụ chuyển tiền nhanh Weston Union, chuyển tiền du học sinh, kiều hối .
- Mua bán trao ngay và có kỳ hạn các loại ngoại tệ. - Dịch vụ rút tiền tự động 24∕24(ATM).
- Thực hiện các dịch vụ khác về tài chính, ngân hàng
Đến nay, qua 05 năm hoạt động Chi nhánh đã không ngừng mở rộng và phát triển, tổng số cán bộ công nhân viên của Chi nhánh hiện nay là 142 người, với 4 phòng giao dịch, Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên đã ngày càng lớn mạnh từng bước khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên địa
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trung Yên
Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên là Chi nhánh cấp I loại 1, là thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam. Đến 31/12/2012 Chi nhánh có mô hình tổ chức thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Mô tổ chức Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên
Các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của NHNN và của NHNo&PTNT Việt Nam. Việc phân định chức năng nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban và sự mở rộng mạng lưới Phòng giao
S T T
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I Phân theo loại tiền 2,300.7 100% 1,928.
8 100% 2,626.5 100% ɪ Bằng VNĐ 2,010. 4 87 % 1,811.2 94% 2,157. 3 82% ɪ Bằng ngoại tệ quy đổi 290. 3 13 % 117. 6 6% 469. 2 18%
II Phân theo thời gian 2,300.7 100% 1,928. 8 100% 2,626.5 100% ɪ TG không kỳ hạn 677. 2 29 % 629. 5 33% 1,007. 4 38% ɪ Ngăn hạn 1,298. 7 56 % 1,077. 2 56% 1,067. 4 41% “3 “ Trung và dài hạn 324. 8 14 % 222. 1 12% 551. 7 21% III
Quy mô vốn theo thành phần kinh tế
2,300.7 100% 1,928. 8
100% 2,626.5 100%
ɪ Tiên gửi dân cư 412.
9 18 % 593. 6 31% 729. 2 28%
dịch đã góp phần rất lớn vào sự thành công của Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên trong thời gian qua.
2.1.3 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh Ngân
hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Trung Yên
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Mặc dù hoạt động trên địa bàn có số lượng lớn ngân hàng thương mại và có sự cạnh tranh gay gắt cả về lãi suất tiền gửi cũng như công nghệ ngân hàng hiện đại nhưng với quyết tâm và nỗ lực phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn, Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên ngoài việc cộng tác, duy trì mối quan hệ sẵn có để thu hút nguồn tiền của các doanh nghiệp Nhà nước, Chi nhánh còn tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn từ các DNNVV, các tổ chức kinh tế khác, từ nguồn tiền tiền gửi của dân cư và đây đã trở thành nguồn huy động vốn chủ yếu của Chi nhánh trong thời gian qua. Nguồn vốn huy động biến đổi qua các năm, nhưng nhìn chung công tác tạo lập vốn của Chi nhánh đã có những thành công đáng kể thông qua mạng lưới huy động vốn từ 04 Phòng
Biểu đồ 2.1. Kết quả huy động vốn từ năm 2010-2012
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 - 2012
Tính đến 31/12/2012 tổng nguồn vốn huy động được đạt 2,626 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là 36.1% %, tăng 697.7 tỷ đồng so với năm 2011, vượt 14.2% kế hoạch năm 2011 (kế hoạch: 2,300 tỷ đồng). Qua biểu đồ ta thấy năm 2011 là năm có kết quả huy động vốn thấp nhất trong ba năm, chỉ đạt
1,928.8 tỷ đồng.
* Cơ cấu huy động vốn
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động
Qua bảng số liệu ta thấy, trong cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh thì nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ là chủ yếu, luôn chiếm khoảng trên 82%
tổng nguồn vốn huy động, huy động vốn bằng ngoại tệ có tăng lên tương đối trong năm 2012, từ 13% năm 2010, 6% năm 2011 tăng lên 18% năm 2012.
* Cơ cấu vốn theo kỳ hạn:
Ta thấy cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh tương đối ổn định, nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên luôn chiếm khoảng hơn 60% tổng vốn huy động, trong đó, vốn ngắn hạn chiếm 56% năm 2010, 2011 và năm 2012 có giảm 15% so với năm 2011 tuy nhiên nguồn vốn trung và dài hạn năm 2012 lại tăng 9%. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng liên tục tăng 29% năm 2012, 33% năm 2011 và 38% năm 2012.
* Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế
Trong cơ cấu vốn huy động của chi nhánh là nguồn tiền gửi từ khu vực dân cư có xu hướng liên tục tăng cả về tỷ trọng lẫn số lượng: Năm 2010 Chi nhánh đã huy động được 419.2 tỷ đồng, năm 2011 là 593.6 tỷ đồng, năm 2012 là 729.2 tỷ đồng lần lượt chiếm 18%, 31% và 28% năm 2012.
* Đánh giá chung
Thứ nhất, quy mô nguồn vốn có biến động không đều qua các năm phù hợp với những diễn biến của nền kinh tế qua các thời kỳ. Trong năm 2011 với những diễn biến lãi xuất rất phực tạp, khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô sau một thời gian dài tăng trưởng quá nóng, lạm phát bị đẩy lên cao xấp xỉ hai con số, chính sách tiền tệ thắt chặt đã làm cho một số ngân hàng gặp vấn đề về tính thanh khoản. Một số ngân hàng nhỏ chưa được vay trên thị trường liên ngân hàng do đó đã liên tục đẩy lãi suất lên cao vượt quá mức trần lãi suất cho phép, buộc các ngân hàng khác phải chạy đua lãi suất.
Trước tình hình đó, NHNN đa ban hành chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 07/09/2011 chấn chỉnh lại các ngân hàng thực hiện đúng quy định trần lãi suất huy động là 14%, tuy nhiên để đảm bảo tính thanh khoản của mình một số
STT Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Ngân hàng vẫn bí mật vượt trần lãi suất, có ngân hàng thỏa thuận với khách hàng với mức lãi suất tiền gửi lên đến 17-18% thậm chí 20%.
Trong khi đó NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh Trung Yên nói riêng luôn là một trong những đơn vị gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh quy định của NHNN, mức lãi suất tiền gửi tối đa là 14%. Chính vì điều đó mà một số khách hàng đã rút tiền tại chi nhánh để chuyển sang gửi tại các ngân hàng khác, hưởng lãi suất cao hơn, làm cho nguồn vốn huy động của Chi nhánh thấp hơn năm 2010.
Thứ hai, nguồn vốn tăng trưởng mạnh về tiền gửi không kỳ hạn. Với tình hình kinh tế đang biến động hết sức phức tạp trong năm 2012 nhu cầu để chi trả, thanh toán của các doanh nghiệp là rất lớn do đó tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh từ 29% năm 2010 lên 38% năm 2012.
Thứ ba, hoạt động huy động vốn từ dân cư đạt hiệu quả tốt: Nguồn tiền gửi dân cư đã đóng một vai trò quan trọng trong công tác huy động vốn của Ngân hàng, xu hướng tăng liên tục tăng là do: Sau khi thị trường BĐS, TTCK đang bị khủng hoảng, thị trường vàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá vàng năm 2012 vẫn cao hơn từ 3.5-4 triệu đồng/1 lượng, thậm chí có thời điểm cao hơn 5 triệu đồng/1 lượng so với giá vàng thể giới. Do đó gửi tiền vào ngân hàng là kênh đầu tư tương đối an toàn và hợp lý của người dân.
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Huy động vốn là điều kiện cần thiết để tiến hành các hoạt động kinh doanh, còn sử dụng vốn là hoạt động mang lại thu nhập, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của NHTM. Với một ngân hàng thương mại vẫn còn mang tính truyền thống thì hoạt động sử dụng vốn chủ yếu là từ hoạt động cho vay. Hầu hết các khoản thu nhập của Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên là từ lãi tiền vay khoản 90%, ý thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động nên trong thời gian qua Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên đã có nhiều biện pháp
nhằm mở rộng quy mô tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng tiền vay thể hiện qua hiệu quả thu nợ. Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay của Chi nhánh được thể hiện dưới đây:
* về dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay là số tiền mà Ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ. Nó phản ánh quy mô cấp tín dụng của Ngân hàng cho nền kinh
tế. Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ
2 % 4 5 2 Dư nợ bằng ngoại tệ 26. 1 3 % 3ÕT 3% 30TT 2%
II Theo thời hạn cho vay 927. 3 100% 1,130. 5 100% 1,618.6 100% 1 Ngắn hạn 770. 8 83 % 924.7 82% 1,429. 9 88% 2 Trung hạn - dài hạn 156. 5 17 % 205.8 18% 188.7 12%
III Theo thành phầnkinh tế 927.3 100% 1,130.5 100% 1,618.6 100%
1 DNNN 50. 6 5 % 98.0 9% 100.7 6% 2 DNNVV 609. 5 66 % 722.5 64% 1,145. 2 71% 4 Hộ sản xuất, cá nhân 267. 2 29 % 310.0 27% 372.7 23%
IV Theo tài sản đảmbảo 927.3 100% 1,130.5 100% 1,618.6 100%
1 Có TSĐB 878. 6 95 % 1,074. 9 95% 1,537. 5 95% 2 Không có TSĐB 48. 7 5 % 55.6 5% 811 5%
Tổng dư nợ của Chi nhánh tính đến 31/12/2012 đạt 1,618.6 tỷ đồng, tăng
488.1 tỷ đồng (tức 43%) so với năm 2011, đạt 120% kế hoạch năm 2012
(KH:
1.356 tỷ đồng) và tăng 75% so với năm 2010 (tăng 691 tỷ đồng). Trong đó:
- Dư nợ theo loại tiền: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ tín dụng của