Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cơ cấu lại nợ

Một phần của tài liệu 0395 giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn trung yên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85 - 88)

động của tất cả các nền kinh tế, các công ty trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, ảnh hưởng này thể hiện qua nhu cầu tiêu dùng giảm sút, tốc độ phát triển kinh tế giảm, lạm phát cao, thị trường tiền tệ và thị trường vốn có những diễn biến không thuận lợi...

Do đó, trong giai đoạn hiện nay hơn ai hết các NHTM nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên cần có những biện pháp chia sẻ khó khăn cho khách hàng, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn, khôi phục lại sản xuất kinh doanh bởi xét về lâu dài, khách hàng chính là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Việc tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục hoạt động và kinh doanh có hiệu quả chính là tạo cơ hội hỗ trợ cho việc phát triển của ngân hàng trong tương lai.

Hơn nữa, vừa qua một tín hiệu phát ra từ NHNN "khuyến khích" các ngân hàng thương mại chủ động xem xét cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp và đưa ra những phương án “giải cứu” giúp doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ của các ngân hàng được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của các yếu tố kinh tế trong nước và quốc tế làm cho sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, ứ đọng tồn kho hàng hóa.

Qua việc khảo sát tình hình tín dụng tại Chi nhánh có thể thấy đa số khách hàng có quan hệ tín dụng ngân hàng tốt, tuy nhiên do một số yếu tố khách quan từ môi trường kinh tế vĩ mô mang lại, hơn nữa trong thời kỳ tăng trưởng nóng như vừa qua thì chính việc dễ dàng trong việc thẩm định dự án, cho vay... cơ cấu vốn của các doanh nghiệp chưa hợp lý, hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay, cộng với lãi xuất cho vay, chi phí ngân hàng quá cao, nhiều

khi lợi nhuận thu được không bù đắp được chi phí vốn dẫn đến không đủ khả trả nợ, do đó biện pháp này rất có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay và tương đối phù hợp với tình hình thực tế tại chi nhánh.

Để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ thông qua biện pháp cơ cấu lại nợ, Chi nhánh cần làm một số việc sau:

1. Rà soát lại toàn bộ hồ sơ tín dụng của các khoản nợ xấu tại chi nhánh

2. Thu thập thông tin khách hàng: Tình hình tài chính của khách hàng, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh, những khó khăn hiện tại của khách hàng.để từ đó có những biện pháp cơ cấu lại nợ phù hợp với khách hàng.

3. Chủ động trong việc tiếp cận với khách hàng gặp khó khăn, tìm cách hỗ trợ, cơ cấu lại các khoản nợ của khách hàng, qua đó giúp khách hàng trong việc

đối đầu và vượt qua những khó khăn ngắn hạn, khắc phục một cách hiệu quả nhờ đó tối đa hóa khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Nếu cần thiết Chi nhánh

cử một cán bộ xuống làm việc tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giám sát nguồn thu,

dòng tiền ra vào của khách hàng, khi khách hàng có nguồn thu thì đôn đốc khách

hàng trả nợ theo cam kết và lương của cán bộ này do khách hàng chịu. Các khoản nợ được cơ cấu lại ít nhất phải đảm bảo 2 điều kiện sau:

1. Là những khoản nợ của khách hàng có đường hướng sản xuất, kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn tạm thời, có khả năng khắc phục được những khó khăn thì ngân hàng mới cơ cấu lại nợ.

2. Việc cơ cấu lại nợ phải đi liền với việc doanh nghiệp phải thực hiện tái cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh của mình để có thể tăng khả năng

khả năng trả được một phần nợ, thì Chi nhánh cần xem xét để có thể giảm, miễn một phần nợ lãi vay.

Một phần của tài liệu 0395 giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn trung yên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w