Tăng cường các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu 0395 giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn trung yên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 89 - 91)

Trước hết, phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản nợ xấu. Tiến hành bổ sung các tài liệu có liên quan nhằm hoàn chỉnh kịp thời đối với những bộ hồ sơ còn chưa đầy đủ, thiếu tính hợp lệ, hợp pháp để tạo điều kiện tốt cho việc xử lý nợ vay cũng như tài sản đảm bảo nợ vay. Vấn đề phức tạp nhất trong công tác xử lý tài sản đảm bảo là xử lý tài

sản là nhà, đất vì đã có nhiều thay đổi trong các quy định về cấp giấy tờ sở hữu, quyền sử dụng... ngân hàng cần có biện pháp bổ sung khi khách hàng đã xin đổi, cấp lại giấy tờ theo quy định mới để làm cơ sở cho việc xử lý, tránh xảy ra việc khách hàng lợi dụng để lừa đảo ngân hàng.

Tổ chức đánh giá lại hiện trạng, giá trị thực còn của các tài sản đảm bảo và tiến hành phân loại các tài sản đó, từ đó để đề ra biện pháp xử lý thích hợp.

Xác định, đánh giá tài sản đảm bảo cho từng khoản nợ xấu trên 3 phương diện: tính sở hữu, tính pháp lý và khả năng phát mại/chuyển nhượng trên thị trường để lựa chọn hình thức xử lý phù hợp:

+ Đối với các tài sản dễ phát mại hoặc chuyển nhượng trên thị trường và có đủ điều kiện về mặt pháp lý: đề nghị khách hàng chủ động thực hiện phát mại, chuyển nhượng tài sản; hoặc ngân hàng phối hợp với khách hàng để thực hiện phát mại, chuyển nhượng trong thời gian sớm nhất để thu hồi nợ. Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản là loại tài sản có đăng ký quyền sở hữu và chịu sự điều chỉnh của nhiều luật do đó muốn phát mại được thì phải được sự đồng ý của chủ sở hữu, đôi khi một số khách hàng không thực sự muốn bán ngôi nhà nơi gia đình đang sinh sống hoặc đó là trụ sở của công ty họ điều đó có thể đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó cần phải có biện pháp mềm dẻo để thuyết phục các khách hàng đồng ý phát mại tài sản. Song song với việc thuyết phục bằng cách truyền thống, tùy theo từng đối tượng khách hàng Chi nhánh có thể kết hợp với chính sách giảm nợ để khuyến khích khách hàng.

+ Đối với các tài sản đảm bảo có giấy tờ hợp pháp, có khả năng phát mại, chuyển nhượng nhưng tính luân chuyển thấp, Chi nhánh cần phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện thanh lý tài sản theo các quy định hiện hành nhằm thu hồi nợ vay thông qua các hình thức: Tự bán trên thị trường thông qua việc công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại

chúng; Bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá...

Trong trường hợp khách hàng không chịu hợp tác trong việc phát mại, chuyển nhượng tài sản, Chi nhánh cần có thái độ kiên quyết trong việc khởi kiện ra tòa án.

Một phần của tài liệu 0395 giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn trung yên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w