Để nâng cao hiệu quả hoạt động thu hồi nợ xấu, đi đôi với việc xử lý dứt điểm nợ xấu, Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên cần có biện pháp tích cực, phù
hợp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa nợ xấu mới có thể sẽ phát sinh. Đây là giải pháp thường xuyên, đặt ra ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động kinh doanh.
Thứ nhất, nâng cao chất lượng thẩm định: Công tác thẩm định dự án còn có nhiều bất cập, cán bộ thẩm định ở chi nhánh chưa đánh giá hết được khả năng tài chính của người vay, khả năng thực hiện, quản lý dự án của khách hàng, khả năng tiêu thụ sản phẩm,....Có rất nhiều bài học đắt giá đã xảy ra khi thẩm định xét duyệt dự án:
Nhiều dự án vay 100% vốn đầu tư, chủ đầu tư không có vốn tự có tham gia vào dự án dẫn đến chi phí lãi vay cao, cộng với việc không đánh giá đúng khả năng tiêu thụ của dự án nên khi gặp sự cạnh tranh của các sản phẩm khác
thì gần như dự án không thể tiếp tục hoạt động được, càng sản xuất càng lỗ do giá thành sản phẩm cao, khả năng tiêu thụ kém, hàng tồn kho lớn. Những dự án này ngân hàng là người phải gánh chịu hoàn toàn rủi ro vì nếu có phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ thì cũng mất nhiều thời gian và cũng có thể chỉ thu được một phần rất nhỏ.
Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án thì cần phải thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án.
Trong quá trình thẩm định dự án cán bộ thẩm định cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Thẩm định tài chính giúp cho ngân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư.
Để đánh giá tính hiệu quả của dự án, trong quá trình thẩm định cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể sảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhậy của dự án.
Chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên cần thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực thẩm định tín dụng trong đó đề cập các chuẩn mực về rủi ro có thể chấp nhận được trong hoạt động tín dụng. Chuẩn mực thẩm định tín dụng phải cung cấp thông tin, phân tích và danh mục rủi ro của các sản phẩm, xác định các khách hàng mục tiêu và ngành kinh tế cần quan tâm.
Thứ hai là, thực hiện đúng quy trình tín dụng: Giải pháp này được coi là thường trực trong hoạt động tín dụng, không thể coi nhẹ hay vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ khách hàng mà bỏ qua một khâu nào. Cán bộ tín dụng phải thực hiện đủ việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
Thứ ba là, tăng cường kiểm tra tín dụng [14]. Công tác kiểm tra tín dụng đóng vai trò rất lớn trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, do đó chi nhánh cần phải tăng cường hơn nữa các
công tác kiểm tra tín dụng:
- Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo thường xuyên, kiểm tra định kỳ (30. 60 hay 90 ngày) và kiểm tra đột xuất đối với những khoản vay lớn đồng thời tiến hành kiểm tra bất thường đối với các khoản vay nhỏ. - Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách
chi tiết trên các phương diện sau: Xem xét tình hình tài chính của khách hàng
để đánh giá lại nhu cầu tín dụng và mục đích sử dụng vốn của khách hàng; kế
hoạch trả nợ; chất lượng và điều kiện của tài sản đảm bảo...
- Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản tín dụng của ngân hàng.
Để đảm bảo hiệu quả công tác kiểm tra tín dụng cần đạt những điều kiện sau:
- Cán bộ tín dụng phải có trình độ và đạo đức nghề nghiệp.
- Ban lãnh đạo phải nhận thức được vai trò của công tác kiểm tra tín dụng. - Thu thập đầy đủ thông tin và xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh
phục vụ cho công tác dự báo và phòng chống rủi ro.
Thứ tư là, hoàn thiện hệ thống thông tin. Thông tin có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng, mức độ làm chủ thông tin đóng vai trò quyết định đến sự thành công cũng như công tác phòng ngừa, ngăn chặn nợ xấu phát sinh.
Để hệ thống thông tin phục vụ tốt cho hoạt công tác tín dụng nhằm tránh rủi ro, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, chi nhánh cần phải xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin quan trọng giữa các bộ phận chức năng. Do vậy, những thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cần phải được cập nhật thường
Hiện nay, việc cập nhật thông tin và khai thác thông tin, đặc biệt là các thông tin về khách hàng của chi nhánh còn nhiều hạn chế, để hoàn thiện hệ thống thông tin, chi nhánh cần làm một số công việc sau:
- Thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung, đảm bảo có sẵn thông tin cho cấp có thẩm quyền khi ra quyết định cho vay.
- Lập một bộ phận chuyên nghiên cứu và xử lý thông tin: Phân loại, sắp xếp thông tin một cách khoa học và có chất lượng đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, kịp thời khi có nhu cầu khai thác thông tin.
- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng theo hướng cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra chi nhánh cần tăng cường hợp tác, liên kết chia sẻ thông tin với các chi nhánh khác trong hệ thống, các ngân hàng ngoài hệ thống và các cơ quan chuyên trách khác để hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất.