Thứ nhất là, thúc đẩy hơn nữa hoạt động Công ty mua bán nợ của các ngân hàng thương mại và nhanh chóng xây dựng đề án thành lập Công ty mua bán nợ quốc gia (VAMC) trình thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập và sớm đưa vào hoạt động.
Thứ hai là, tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động các NHTM. Theo quy định hiện hành, thẩm quyền của thanh tra ngân hàng Nhà nước chỉ có chức năng quản lý Nhà nước. Do đó, việc giám sát còn mang nặng tính hành chính, nghiêng về xử lý các sai phạm và khắc phục hậu quả mà thiếu những khuyến nghị cần thiết và kịp thời đối với từng tổ chức tín dụng. Vì vậy, cần hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương đến cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở đó tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng để có thể phát hiện kịp thời những sai sót, các xu hướng phát triển lệch lạc, ... để chỉ đạo phòng ngừa và chỉnh sửa, khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn đến nguy cơ rủi ro trong hoạt động không chỉ một ngân hàng mà cả toàn hệ thống.
Thứ ba là, Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao và hoàn thiện hơn nữa vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin, loại bớt rào cản tiếp cận thông tin của các ngân hàng thương mại. CIC là đầu mối cung cấp thông tin tín dụng rất quan trọng cho NHTM trong việc đánh giá rủi ro khách hàng. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy nguồn thông tin mà CIC cung cấp chỉ mang tính thống kê, hoàn toàn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về thông tin cập nhật và thông tin cảnh báo. Hiện tại, các ngân
hàng chưa khai thác được nhiều nguồn thông tin về các doanh nghiệp. Do đó, trong thời gian tới CIC cần phối hợp nhiều hơn với cơ quan chức năng như: thuế, thống kê, bộ thương mại... để cung cấp cho các NHTM các thông tin mới nhất về tình hình phát triển ngành cũng như tình hình hoạt động các doanh nghiệp trong ngành. Ngoài ra, CIC cần phải thường xuyên cảnh báo những khách hàng có vấn đề để các NHTM được biết.
Nâng cao chất lượng thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu cập nhật thông tin của các NHTM. Hiện tại, các ngân hàng chưa khai thác được nhiều nguồn thông tin về các doanh nghiệp. Trung tâm thông tin tín dụng cần phải thường xuyên cảnh báo những khách hàng có vấn đề để các ngân hàng thương mại được biết. Đồng thời cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các ngân hàng nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. NHNN cần có những quy định bắt buộc NHTM cung cấp đầy đủ các thông tin và số hiệu của khách hàng vay vốn tại ngân hàng mình để trung tâp có thể kịp thời cung cấp những thông tin cảnh báo rủi ro cho NHTM.
- Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để thực hiện phân loại nợ theo điều 7-QĐ493 là yêu cầu khách quan nhằm hướng đến thông tin tổ chức tín dụng Việt Nam tuân theo các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế việc ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM vẫn còn nhiều khó khăn. Việt Nam chưa có một hệ thống chỉ tiêu hoàn chỉnh và thống nhất phục vụ cho việc đánh giá đúng các chỉ tiêu định tính về khách hàng. Do đó, việc NHNN cần phải có một văn bản, hoặc thay thế, hoặc bổ sung cho QĐ493 là cần thiết.
Thứ tư là, đề ra cơ chế tín dụng hợp lý. Ngân hàng nhà nước (NHNN) cần sửa đổi, bổ sung cơ chế, thể lệ cụ thể rõ ràng để tạo lập một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động tín dụng. Hiện nay các quy chế, thể lệ của NHNN
còn tỏ ra quá chung chung mang tính chỉ đạo định hướng nhiều hơn là mang tính pháp lý. Đây là những cơ sở trong một văn bản pháp lý khung về tín dụng cho các NHTM thi hành.
Thứ năm: Giãn thời gian áp dụng thông tư 02/2013/TT-NHNN: Việc ban hành thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro có hiệu lực thi hành 01/06/2013 để thay thế quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Thông tư 02 có một số thay đổi quan trọng với các qui định sát với chuẩn mực quốc tế Basel 2 như phạm vi tài sản có phải phân loại, định giá tài sản bảo đảm, sử dụng thông tin tín dụng, tiêu chuẩn phân loại nợ, phản ánh đầy đủ hơn chất lượng tài sản của TCTD và đồng thời theo quy định của Thông tư 02/2013/TT-NHNN thì Quyết định 780/QĐ-NHNN sẽ hết hiệu lực thi hành.
Hiện nay, nếu áp dụng ngay thông tư này, tỷ lệ nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại (NHTM) có thể tăng từ 3-4% hiện nay lên 10-20%, thậm chí cao hơn. Khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều hơn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng, điều kiện cho vay chặt chẽ hơn, ảnh hưởng đến khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế, các doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận vốn hơn.
Do đó, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các TCTD cũng đang phải đối mặt với các vấn đề về nợ xấu, tín dụng tăng thấp, việc thành lập công ty mua bán nợ vẫn còn vướng mắc, để tạo điều kiện cho các TCCD cũng như các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, NHNN cần xem xét để điều chỉnh thời gian áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN đến năm 2014.