THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Một phần của tài liệu 0347 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhò và vừa tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30)

1.2.1. Khái niệm

Thẩm định tín dụng là quá trình tổ chức thu thập và xử lý thông tin thông qua việc sử dụng kỹ thuật để phân tích, đánh giá DNNVV một cách đầy đủ và tuân thủ quy định pháp luật nhằm làm cơ sở đua ra quyết định cấp tín dụng.

Thẩm định tín dụng là khâu không thể thiếu trong quy trình cấp tín dụng của NHTM, giúp NHTM đánh giá đuợc mức độ tin cậy, phân tích và đánh giá đuợc mức độ rủi ro của phuơng án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tu của DNNVV; giúp ngân hàng đua ra quyết định chính xác, hạn chế sai lầm và rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng.

Mục đích của thẩm định tín dụng DNNVV:

V Đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay.

S Đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư mà DNNVV lập và đề xuất cho NHTM.

S Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cấp tín dụng cho DNNVV, dự trù những khả năng có thể dẫn đến rủi ro DNNVV không trả được nợ.

S Xác định số tiền, thời hạn cấp tín dụng, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý và điều kiện cụ thể cho từng loại sản phẩm vay một cách phù hợp.

S Giúp cho hoạt động cấp tín dụng chính xác, tránh xảy ra hai loại sai lầm là cho vay một dự án tồi hoặc từ chối cho vay một dự án tốt.

1.2.2. Các nội dung cơ bản của thẩm định tín dụng doanh nghiệp nhỏ vàvừa vừa

V Thẩm định tư cách pháp lý

Là việc thu thập, phân tích những thông tin liên quan đến điều kiện pháp lý của DNNVV để làm cơ sở ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Khách hàng DNNVV là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Các tài liệu thẩm định tư cách pháp lý của DNNVV thường bao gồm: Giấy phép thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế; Giấy chứng nhận đăng ký mẫu giao dịch; Giấy phép hoạt động; Văn bản xác định người đại diện theo pháp luật; Các tài liệu khác như văn bản của chủ sở hữu về việc đồng ý cho DNNVV vay vốn, cầm cố, thế chấp tài sản tại ngân hàng...

Các nội dung thẩm định pháp lý thường bao gồm:

• Tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý

• Thẩm định tư cách pháp nhân (làm rõ các nội dung: Tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở giao dịch; Quyết định thành lập, chứng nhận đăng ký kinh doanh; Ngành nghề kinh doanh; Người đại diện theo pháp luật; Vốn điều lệ; Thông tin về cơ quan quản lý, công ty mẹ...)

• Thẩm định người đại diện theo pháp luật

• Thẩm định thời gian hoạt động của doanh nghiệp

• Ngành nghề kinh doanh

V Thẩm định mục đích vay vốn: thẩm mục đích vay vốn của khách hàng

có hợp pháp hay không, hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn của khách hàng cần đúng và đầy đủ theo yêu cầu của ngân hàng.

V Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư: nhằm đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh/kế hoạch kinh doanh hay không, phương thức thực hiện như thế nào, hiệu quả ra sao. Khách hàng có trả được nợ hay không, có nguồn trả nợ thực tế hay không phụ thuộc vào việc có thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh hay không. Do đó thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng là việc hết sức quan trọng đối với công tác cho vay của Ngân hàng.

V Thẩm định năng lực tài chính của DNNVV: xem xét khả năng thực tế

của doanh nghiệp về tiềm lực tài chính, trên cơ sở đó đánh giá được khả năng của khách hàng về nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn chiếm dụng và vốn vay, hàng hoá tồn kho, cơ cấu tài sản lưu động và cố định đến thời điểm hiện tại là phân tích định lượng, từ đó có kết luận về thực trạng khách hàng có khả năng hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng hay không.

V Thẩm định bảo đảm khoản vay: Bảo đảm khoản vay là việc TCTD áp

dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bảo đảm tiền vay có thể thực hiện bằng nhiều cách: bảo đảm bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài

sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba... Nói chung bất kỳ tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra dòng tiền đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng hiệu quả thẩm định tín dụngkhách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngân hàng và DNNVV là hai chủ thể trong nền kinh tế và có quan hệ mật thiết với sự phát triển của nền kinh tế. Ngân hàng có quan hệ rất rộng với nền kinh tế. Do đó, để đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng chúng ta phải hiểu những nhân tố tác động đến nó. Những nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng bao gồm nhân tố chủ quan và những nhân tố khách quan. Các nhân tố này được chia thành các nhóm:

1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan

Chính sách tín dụng

Ngân hàng nếu xây dựng được một thủ tục cho vay hợp lý và khoa học, đảm bảo: cắt giảm được các thủ tục rườm rà, không cần thiết; cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đầy đủ các loại hồ sơ cần thiết; luôn tạo cho khách hàng sự thuận tiện, thoải mái.. .Ngân hàng xác định đúng mức cho vay tối đa đối với từng khoản vay, từng ngành kinh tế. Đồng thời, xác định rõ thời điểm trả nợ vay đối với từng đối tượng khách hàng vay vốn cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, phù hợp với nguồn thu của khách hàng sẽ tạo tiền đề tốt cho thẩm định tín dụng.

Trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ

Yếu tố con người là yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đến chất lượng công tác thẩm định. Trong tất cả các bước của quy trình cho vay và thẩm định tín dụng đều liên quan đến cán bộ thẩm định. Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phân tích, thẩm định dự án,

thẩm định khách hàng, đảm bảo đánh giá chính xác, đầy đủ tính khả thi và hiệu quả của phuơng án, dự án vay vốn. Ngoài nghiệp vụ chuyên môn, cán bộ tín dụng cần nắm vững kiến thức về các lĩnh vực, các ngành nghề khác để phục vụ tốt hơn cho công tác thẩm định truớc khi quyết định cho vay. Một yếu tố quan trọng nữa đó chính là tu cách đạo đức của cán bộ tín dụng, điều này sẽ ảnh huởng trực tiếp đến việc đánh giá khách quan các khoản vay. Vì vậy trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp phải đuợc Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Nếu đội ngũ cán bộ làm sai quy trình, thẩm định qua loa, không chính xác hoặc vi pham lợi ích nghề nghiệp...sẽ dẫn đến các quyết định sa i lầm gây tổn thất cho Ngân hàng, đặc biệt đối với các dự án đầu tu lớn.

Chính vì tầm quan trọng của nguồn nhân lực mà ngày nay các Ngân hàng không ngừng bồi duỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ cùng với chế độ đãi ngộ thích đáng

❖ Cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng

Trong công tác thẩm định tín dụng, thông tin về khách hàng là yếu tố đóng vai trò quyết định cung cấp cho ngân hàng quyết định đầu tu hay không. Tuy nhiên thông tin thuờng bất đối xứng. Do vậy ngân hàng phải tổ chức luu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học, các mô hình đánh giá, phân tích tín dụng, khai thác cơ sở dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý ra quyết định cho vay và đầu tu của ngân hàng.

Sản phẩm tín dụng

Các sản phẩm tín dụng đa dạng sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, ngân hàng lên kế hoạch thuờng xuyên đánh giá cả tiến các sản phẩm hiện có, không ngừng nghiên cứu, so sánh, phân tích các sản phẩm tín dụng

của các ngân hàng cạnh tranh trên thị trường để tiếp tục đưa ra các sản phẩm mới, nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đối với các sản phẩm cho vay DNNVV ngắn hạn, cần linh hoạt, hồ sơ thủ tục nhanh chóng, đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng. Đối với các sản phẩm cho vay trung dài hạn, cần đảm bảo đánh giá chính xác dự án đầu tư, lường trước được các rủi ro tiềm ẩn để lên kế hoạch dự phòng rủi ro.

Nhân tố từ phía khách hàng

Bất kỳ doanh nghiệp nào xin vay vốn cũng phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của ngân hàng. Đó là dự án xin vay vốn, các báo cáo tài chình và những tài liệu cần thiết khác, nguồn thông tin này rất quan trọng nhưng khó xác định được độ tin cậy của nó bởi các doanh nghiệp muốn được vay vốn bao giờ cũng đưa ra những mặt tốt của dự án và thường mang tính chủ quan một chiều, tâm lý chung là không muốn tiết lộ tình hình tài chính thực tế của đơn vị mình. Trong trường hợp này cán bộ tín dụng thường phải xử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp và căn cứ vào quan hệ làm ăn lâu dài, mức độ tín nhiệm để đánh giá chất lượng thông tin.

1.2.3.2. Các nhân tố khách quan

Môi trường bên ngoài

Các nhân tố khách quan từ môi trường bên ngoài như môi trường kinh tế xã hội (môi trường tự nhiên/kinh tế/chính trị, xã hội), môi trường pháp lý...

Môi trường tự nhiên: Nói chung môi trường tự nhiên không tác động trực tiếp tới hoạt động thẩm định tín dụng của ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mà hoạt động phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp. Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới khả

năng trả nợ cho ngân hàng.

Môi trường kinh tế: Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường này. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo. Đặc biệt, trong điều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế. Những tác động do môi trường kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối với ngân hàng hoặc tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng ngân hàng.

Môi trường chính trị, xã hội: Sự ổn định của môi trường chính trị, xã hội là một căn cứ quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tư. Nếu môi trường này ổn định các nhà đầu tư sẽ yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tư, do đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng trung và dài hạn tăng lên. Ngược lại nếu môi trường bất ổn, họ sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất kinh doanh để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro khi đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng sẽ giảm.

Môi trường pháp lý không đầy đủ và đồng bộ sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo ngân hàng. Môi trường pháp lý không chặt chẽ và thiếu sự ổn định cũng khiến các nhà đầu tư trung thực e ngại, không dám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Do đó, hạn chế nhu cầu về vốn tín dụng ngân hàng.

1.2.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng hiệu quả thẩm định tín dụng kháchhàng doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.4.1. về phía khách hàng

❖ Các tiêu chí định tính đó là:

thuật để thực hiện được (Tính khả thi của dự án).

- Vốn vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, đảm bảo đủ khả năng trả ngân hàng nợ gốc và lãi, trang trải chi phí khác và để lại cho doanh nghiệp một khoản thu nhập.

❖ Các tiêu chí định lượng đó là:

- Thời gian thi công, thực hiện dự án đảm bảo đúng tiến độ. - Chi phí không vượt quá mức chi phí cho phép.

- Doanh thu không thấp hơn mức doanh thu dự kiến.

- Lợi nhuận phải đạt hoặc vượt quá mức lợi nhuận đã định trong dự án.

1.2.4.1. về phía ngân hàng

Các tiêu chí định tính:

- Cho vay phải tuân thủ ba nguyên tắc: vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản đảm bảo nợ vay, phải hoàn trả vốn, lãi đúng thời hạn và theo cam kết tại hợp đồng tín dụng đã ký.

- Cho vay phải tuân thủ các điều kiện như lập hồ sơ cho vay, có phương án sản xuất kinh doanh, có báo cáo tài chính, sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, có tài sản thế chấp hợp pháp... kèm theo đó là việc kiểm tra trước, trong và sau khi vay.

Các chỉ tiêu định lượng:

- Thời gian thẩm định: Công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp là cả một quá trình. Nếu thời gian thẩm định là quá ngắn thì không đánh giá được hết tình hình thực tế của khách hàng nhưng nếu thời gian thẩm định là quá dài, chưa hẳn cán bộ thẩm định làm việc tỉ mỉ, cẩn thận mà rất có thể họ đã làm lỡ mất một cơ hội tài trợ tốt, cơ hội giúp Ngân hàng có thêm nguồn thu, thêm khách hàng.Chính vì vậy mà công tác thẩm định tín dụng phải diển ra theo qui trình, tuần tự đảm bảo về mặt thời gian đảm bảo mục tiêu tài trợ của Ngân hàng và đảm bảo kế hoạch hoạt động của khách hàng so với dự kiến

- Chi phí thẩm định: Chi phí cho công tác thẩm định bao gồm chi phí đi lại của cán bộ tín dụng, công tác phí.. .Thẩm định tín dụng đạt chất lượng khi thời gian thẩm định ngắn, chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu thẩm định

- Kết quả thẩm định tình hình tài chính của khách hàng: Các kết quả thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp giúp cán bộ thẩm định đưa ra được kết luận đúng đắn về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của PASXKD, DADT ; khả năng trả nợ, nguồn trả nợ và thời gian trả nợ của khách hàng từ đó giúp Ngân hàng đưa ra các quyết định tài trợ chính xác, hợp lý. Khi tiến hành thẩm định tình hình tài chính khách hàng, cần chú ý tới các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng là:

■Chỉ tiêu nợ quá hạn: là chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng một khoản cho vay:

Nợ quá hạn của tín dụng

Chỉ tiêu nợ quá hạn = ____________’_____________ Tổng dư nợ tín dụng

Đến kỳ hạn trả nợ và lãi tiền vay, nếu bên đi vay không đủ tiền để trả và

Một phần của tài liệu 0347 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhò và vừa tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w