Các nội dung cơ bản của thẩm định tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 0347 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhò và vừa tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 33)

1.2. THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.2.2. Các nội dung cơ bản của thẩm định tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

vừa

V Thẩm định tư cách pháp lý

Là việc thu thập, phân tích những thông tin liên quan đến điều kiện pháp lý của DNNVV để làm cơ sở ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Khách hàng DNNVV là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Các tài liệu thẩm định tư cách pháp lý của DNNVV thường bao gồm: Giấy phép thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế; Giấy chứng nhận đăng ký mẫu giao dịch; Giấy phép hoạt động; Văn bản xác định người đại diện theo pháp luật; Các tài liệu khác như văn bản của chủ sở hữu về việc đồng ý cho DNNVV vay vốn, cầm cố, thế chấp tài sản tại ngân hàng...

Các nội dung thẩm định pháp lý thường bao gồm:

• Tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý

• Thẩm định tư cách pháp nhân (làm rõ các nội dung: Tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở giao dịch; Quyết định thành lập, chứng nhận đăng ký kinh doanh; Ngành nghề kinh doanh; Người đại diện theo pháp luật; Vốn điều lệ; Thông tin về cơ quan quản lý, công ty mẹ...)

• Thẩm định người đại diện theo pháp luật

• Thẩm định thời gian hoạt động của doanh nghiệp

• Ngành nghề kinh doanh

V Thẩm định mục đích vay vốn: thẩm mục đích vay vốn của khách hàng

có hợp pháp hay không, hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn của khách hàng cần đúng và đầy đủ theo yêu cầu của ngân hàng.

V Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư: nhằm đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh/kế hoạch kinh doanh hay không, phương thức thực hiện như thế nào, hiệu quả ra sao. Khách hàng có trả được nợ hay không, có nguồn trả nợ thực tế hay không phụ thuộc vào việc có thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh hay không. Do đó thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng là việc hết sức quan trọng đối với công tác cho vay của Ngân hàng.

V Thẩm định năng lực tài chính của DNNVV: xem xét khả năng thực tế

của doanh nghiệp về tiềm lực tài chính, trên cơ sở đó đánh giá được khả năng của khách hàng về nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn chiếm dụng và vốn vay, hàng hoá tồn kho, cơ cấu tài sản lưu động và cố định đến thời điểm hiện tại là phân tích định lượng, từ đó có kết luận về thực trạng khách hàng có khả năng hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng hay không.

V Thẩm định bảo đảm khoản vay: Bảo đảm khoản vay là việc TCTD áp

dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bảo đảm tiền vay có thể thực hiện bằng nhiều cách: bảo đảm bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài

sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba... Nói chung bất kỳ tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra dòng tiền đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu 0347 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhò và vừa tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w