1.2. THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng hiệu quả thẩm định tín dụng khách hàng
khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngân hàng và DNNVV là hai chủ thể trong nền kinh tế và có quan hệ mật thiết với sự phát triển của nền kinh tế. Ngân hàng có quan hệ rất rộng với nền kinh tế. Do đó, để đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng chúng ta phải hiểu những nhân tố tác động đến nó. Những nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng bao gồm nhân tố chủ quan và những nhân tố khách quan. Các nhân tố này được chia thành các nhóm:
1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan
❖ Chính sách tín dụng
Ngân hàng nếu xây dựng được một thủ tục cho vay hợp lý và khoa học, đảm bảo: cắt giảm được các thủ tục rườm rà, không cần thiết; cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đầy đủ các loại hồ sơ cần thiết; luôn tạo cho khách hàng sự thuận tiện, thoải mái.. .Ngân hàng xác định đúng mức cho vay tối đa đối với từng khoản vay, từng ngành kinh tế. Đồng thời, xác định rõ thời điểm trả nợ vay đối với từng đối tượng khách hàng vay vốn cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, phù hợp với nguồn thu của khách hàng sẽ tạo tiền đề tốt cho thẩm định tín dụng.
❖ Trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ
Yếu tố con người là yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đến chất lượng công tác thẩm định. Trong tất cả các bước của quy trình cho vay và thẩm định tín dụng đều liên quan đến cán bộ thẩm định. Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phân tích, thẩm định dự án,
thẩm định khách hàng, đảm bảo đánh giá chính xác, đầy đủ tính khả thi và hiệu quả của phuơng án, dự án vay vốn. Ngoài nghiệp vụ chuyên môn, cán bộ tín dụng cần nắm vững kiến thức về các lĩnh vực, các ngành nghề khác để phục vụ tốt hơn cho công tác thẩm định truớc khi quyết định cho vay. Một yếu tố quan trọng nữa đó chính là tu cách đạo đức của cán bộ tín dụng, điều này sẽ ảnh huởng trực tiếp đến việc đánh giá khách quan các khoản vay. Vì vậy trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp phải đuợc Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Nếu đội ngũ cán bộ làm sai quy trình, thẩm định qua loa, không chính xác hoặc vi pham lợi ích nghề nghiệp...sẽ dẫn đến các quyết định sa i lầm gây tổn thất cho Ngân hàng, đặc biệt đối với các dự án đầu tu lớn.
Chính vì tầm quan trọng của nguồn nhân lực mà ngày nay các Ngân hàng không ngừng bồi duỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ cùng với chế độ đãi ngộ thích đáng
❖ Cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng
Trong công tác thẩm định tín dụng, thông tin về khách hàng là yếu tố đóng vai trò quyết định cung cấp cho ngân hàng quyết định đầu tu hay không. Tuy nhiên thông tin thuờng bất đối xứng. Do vậy ngân hàng phải tổ chức luu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học, các mô hình đánh giá, phân tích tín dụng, khai thác cơ sở dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý ra quyết định cho vay và đầu tu của ngân hàng.
❖ Sản phẩm tín dụng
Các sản phẩm tín dụng đa dạng sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, ngân hàng lên kế hoạch thuờng xuyên đánh giá cả tiến các sản phẩm hiện có, không ngừng nghiên cứu, so sánh, phân tích các sản phẩm tín dụng
của các ngân hàng cạnh tranh trên thị trường để tiếp tục đưa ra các sản phẩm mới, nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đối với các sản phẩm cho vay DNNVV ngắn hạn, cần linh hoạt, hồ sơ thủ tục nhanh chóng, đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng. Đối với các sản phẩm cho vay trung dài hạn, cần đảm bảo đánh giá chính xác dự án đầu tư, lường trước được các rủi ro tiềm ẩn để lên kế hoạch dự phòng rủi ro.
❖ Nhân tố từ phía khách hàng
Bất kỳ doanh nghiệp nào xin vay vốn cũng phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của ngân hàng. Đó là dự án xin vay vốn, các báo cáo tài chình và những tài liệu cần thiết khác, nguồn thông tin này rất quan trọng nhưng khó xác định được độ tin cậy của nó bởi các doanh nghiệp muốn được vay vốn bao giờ cũng đưa ra những mặt tốt của dự án và thường mang tính chủ quan một chiều, tâm lý chung là không muốn tiết lộ tình hình tài chính thực tế của đơn vị mình. Trong trường hợp này cán bộ tín dụng thường phải xử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp và căn cứ vào quan hệ làm ăn lâu dài, mức độ tín nhiệm để đánh giá chất lượng thông tin.
1.2.3.2. Các nhân tố khách quan
❖ Môi trường bên ngoài
Các nhân tố khách quan từ môi trường bên ngoài như môi trường kinh tế xã hội (môi trường tự nhiên/kinh tế/chính trị, xã hội), môi trường pháp lý...
Môi trường tự nhiên: Nói chung môi trường tự nhiên không tác động trực tiếp tới hoạt động thẩm định tín dụng của ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mà hoạt động phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp. Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới khả
năng trả nợ cho ngân hàng.
Môi trường kinh tế: Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường này. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo. Đặc biệt, trong điều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế. Những tác động do môi trường kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối với ngân hàng hoặc tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng ngân hàng.
Môi trường chính trị, xã hội: Sự ổn định của môi trường chính trị, xã hội là một căn cứ quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tư. Nếu môi trường này ổn định các nhà đầu tư sẽ yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tư, do đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng trung và dài hạn tăng lên. Ngược lại nếu môi trường bất ổn, họ sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất kinh doanh để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro khi đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng sẽ giảm.
Môi trường pháp lý không đầy đủ và đồng bộ sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo ngân hàng. Môi trường pháp lý không chặt chẽ và thiếu sự ổn định cũng khiến các nhà đầu tư trung thực e ngại, không dám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Do đó, hạn chế nhu cầu về vốn tín dụng ngân hàng.