Kinh nghiệm của Ngânhàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 0347 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhò và vừa tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)

Việt Nam (VietcomBank)

Các DNNVV là lực lượng chiếm tỷ lệ rất lớn trong nền kinh tế và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. DNNVV luôn được xem là đối tượng tiềm năng của các ngân hàng thương mại. Cố gắng đi tìm vị thế riêng, các ngân hàng ngày càng tạo nhiều thuận lợi cho DNNVV như đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đồng thời có nhiều chương trình hỗ trợ mới nhằm nâng cao năng lực cho các DNNVV như các chương trình đào tạo quản trị doanh nghiệp, các chương trình hội thảo về phương pháp phân tích dự án đầu tư, hay tư vấn về phương thức thanh toán, về bảo hiểm và thuế.

Trong năm 2016, VietcomBank còn được Tạp chí The Asian Banker trao tặng 3 giải "Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam", "Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam" và "Ngân hàng cung cấp sản

phẩm thẻ tín dụng tốt nhất Việt Nam". Tạp chí Nikkei bình chọn VietcomBank vào danh sách 300 công ty năng động nhất châu Á... VietcomBank là ngân hàng duy nhất lọt vào top 10 doanh nghiệp bền vững 2016 trong lĩnh vực dịch vụ.

Với các sản phẩm về cho vay ngắn hạn, tài trợ vốn lưu động, tài trợ dự án VietcomBank cấp giá trị cho vay tối đa lên đến 85% giá trị tài sản thế chấp bằng bất động sản, 70% giá trị tài sản đảm bảo khi thế chấp bằng động sản. Đặc biệt, VietcomBank là một trong những ngân hàng có quy trình xử lý nhanh chóng, phối hợp tối đa các thủ tục xét duyệt, thẩm định, giải ngân.. .nhằm giảm thời gian giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp. Không những thủ tục xử lý hồ sơ nhanh chóng, VietcomBank còn là một trong những ngân hàng am hiểu về các ngành nghề, tập quán kinh doanh, khó khăn và nhu cầu của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực nhằm tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp các quy định liên quan. Hơn nữa, ngân hàng còn có cơ chế xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp để có những chính sách ưu đãi về lãi suất và đồng thời luôn đánh giá, theo dõi tín nhiệm định kỳ.

Từ các bài học kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước và đã thành công trong phân khúc tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, LienVietPostBank có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho mình về các sản phẩm cung cấp cho khách hàng, quy trình thực hiện, cơ chế quản lý kiểm soát. đối với tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, hoạt động tín dụng ngân hàng không ngừng phát triển và hoàn thiện, có tác động quyết định đến sự phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất góp phần quan trọng trọng việc phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Với quy mô nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa VN hiện chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. DNNVV đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo.. .Với tiềm năng như vậy, hoạt động tín dụng DNNVV không ngừng phát triển, đi kèm theo đó là yêu cầu về thẩm định tín dụng DNNVV một cách an toàn, hiệu quả.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG

KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) có trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội. LienVietPostBank tự hào là ngân hàng TMCP có mạng lưới lớn nhất Việt Nam, với hệ thống gồm hơn 130 Chi nhánh và Phòng Giao dịch khắp 63 tỉnh thành, hơn 1.000 Phòng Giao dịch Bưu điện và quyền khai thác trên 10.000 điểm giao dịch thông qua các bưu cục và điểm văn hóa xã có mặt tại những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần đáng kể trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới mọi người dân Việt Nam.

Là một trong ngân hàng được thành lập vào năm 2008, tính đến thời điểm hiện tại LienVietPostBank đã cho thấy tốc độc tăng trưởng nhanh chóng và vững chắc của mình với, vốn điều lệ của Ngân hàng là 7.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 130.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng hơn 78.000 tỷ đồng, huy động vốn đạt hơn 180.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.500 tỷ đồng. Song song với việc phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh doanh, LienVietPostBank đã và đang gây dựng được danh tiếng như Ngân hàng đứng số một về Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp (CSR), theo đuổi giá trị phát triển bền vững và cam kết gắn các hoạt động xã hội trực tiếp, các hoạt động tài trợ, các phong trào từ thiện, đặc biệt quan tâm đến việc phát triển giáo dục.

2.1.2. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHTW ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng trung ương Việt Nam.

Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt, Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng trung ương Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.

Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6460 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là một trong các Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.

Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính - Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited...

Là một ngân hàng non trẻ, sau chưa đến 10 năm hoạt động, LienVietPostBank đã nâng vốn điều lệ lên 7.000 tỷ đồng, phát triển mạng lưới gồm hơn 130 Chi nhánh/Phòng giao dịch cùng với hơn 1.000 phòng giao dịch

bưu điện trải dài khắp các địa phương, đội ngũ cán bộ nhân viên lên đến 5.150 CBNV.

LienVietPostBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, LienVietPostBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017, nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường.

Sự tăng trưởng vượt bậc của LienVietPostBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối.

Bên cạnh đó, theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của LienVietPostBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của LienVietPostBank với tốc độ nhanh chóng.

Để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, LienVietPostBank đã tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại LienVietPostBank. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh

doanh của Ngân hàng. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, LienVietPostBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch.

Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của LienVietPostBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín như: Giải thưởng Ứng dụng Ngân hàng Di động Tốt nhất Việt Nam 2016 (Best Mobile Banking App Vietnam), giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam, Ngân hàng Tiết kiệm tốt nhất Việt Nam (Best Savings Bank Vietnam), Ngân hàng Trách nhiệm xã hội tốt nhất Việt Nam (Best CSR Vietnam Bank)...

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt

ĐAI HÔI ĐỒNG CÔ ĐÔNG > BAN KIẺM SOÁT

HÔI ĐỒNG QUẢN TRI

Ủy ban Chiến lược và Kinh doanh

. I

Ủy ban Nhân sự, Công nghệ, Quản lý chi phí

r I ,

Ủy ban Tín dụng

và Đối ngoại QLRR và Phòng chống rửa tiềnỦy ban ALCO, Pháp chế,

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, quyết định quy mô phạm vi hoạt động; khả năng thanh toán, chi trả và là tiền đề để các NHTM cạnh tranh và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác hiệu quả. Các hình thức huy động vốn của LienVietPostBank rất đa dạng, linh hoạt nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu gửi tiền của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Nguồn vốn huy động của LienVietPostBank luôn ổn định và có mức tăng truởng cao qua các năm hoạt động đảm b ảo đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank. Hoạt động huy động vốn của LienVietPostBank bao gồm:

V Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, dân cu;

V Phát hành các kỳ phiếu, trái phiếu duới tên LienVietPostBank và các giấy tờ có giá khác;

V Vay vốn của các tổ chức tín dụng trên các loại thị truờng.

Bên cạnh các sản phẩm huy động truyền thống, LienVietPostBank không ngừng gia tăng tiện ích sản phẩm hiện tại và phát triển các sản phẩm mới. Nguồn vốn đuợc LienVietPostBank huy động từ các tổ chức kinh tế thông qua mạng luới bán hàng quản lý và hỗ trợ theo trục dọc từ các khối Khách hàng doanh nghiệp tại hội sở xuống chi nhánh. Nguồn vốn từ dân cu luôn đuợc tập trung và đóng vai trò quyết định trong việc ổn định nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên LienVietPostBank

Năm 2014:

- Năm 2014 tổng huy động vốn thị trường 1 của LienVietPostBank là 77.820 tỷ đồng, tăng 40% so với năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 16% của toàn ngành Ngân hàng. Trong đó, huy động từ tiền gửi tiết kiệm từ dân cư (đặc biệt từ hệ thống Phòng giao dịch bưu điện) và tổ chức kinh

tế tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu huy động.

- Với chính sách thu hút nguồn vốn giá rẻ và ổn định từ các Tập đoàn, Tổng công ty lớn thông qua các dịch vụ thu, chi hộ, đặc biệt tiết kiệm huy động

dân cư thông qua hệ thống tiết kiệm bưu điện là nền tảng cơ sở để nguồn vốn LienVietPostBank duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững.

Năm 2015

- Năm2015, tổng huy động vốn thị trường 1 của LienVietPostBank (bao gồm tiền gửi của khách hàng và giấy tờ có giá) đạt trên 77 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2014. Mặc dù tốc độ tăng trưởng huy động vốn 2015 thấp hơn nhiều 2014 nhưng theo đúng định hướng của Ngân hàng trong việc điều chỉnh cơ cấu sử dụng nguồn theo hướng thu hẹp khoảng cách chênh lệch huy động và cho vay nhằm đảm bảo chính sách điều hành vốn an toàn hiệu quả.

TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2016-2015 (%) 2015-2014 (%)

1 Theo đối tượng huy động 112.108 100 80.265 100 86.009 100 39,67 -6,68

Từ dân cư, TCKT 110.985 99 77.629 97 77.820 90 42,97 -0,25

- Cơ cấu nguồn vốn huy động 2015 điều chỉnh theo huớng tăng tỷ trọng huy động từ các khách hàng bán lẻ trong tổng nguồn vốn (từ chiếm tỷ trọng 35% năm 2014 lên 43% năm 2015). Trong đó, huy động từ dân cu thông qua hệ thống tiết kiệm buu điện tiếp tục tăng ở mức ổn định, là nền tảng cơ sở để nguồn vốn thị truờng 1 của LienVietPostBank luôn duy trì tốc độ tăng truởng hiệu quả và bền vững.

Năm 2016:

- Tổng huy động vốn của LienVietPostBank đạt trên 110 nghìn tỷ đồng, thể

hiện tốc độ tăng truởng vuợt trội so với năm 2015. Đạt đuợc điều này là do LienVietPostBank đã không ngừng mở rộng mạng luới Tiết kiệm buu điện, tăng

quy mô triển khai.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động thị truờng 1 gần nhu chiếm tuyệt đối trong tỷ trọng nguồn huy động, thể hiện sự tăng truởng không ngừng và hiệu quả cao

của nguồn vốn huy động từ dân cu và các tổ chức kinh tế.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của LienVietPostBank (2014 - 2016)

Bằng VND 109.854 98 74.025 92 76.890 89 48,40 -373

Bằng ngoại tệ 2.254 2 6.239 8 9.118 11 -63,88 -31,57

3 Theo kỳ hạn 112.108 100 80.265 100 86.009 100 39,67 -6,68

Không kỳ hạn 77.028 69 55.870 70 56.890 66 37,87 -179

Có kỳ hạn 35.080 31 24.395 30 29.119 34 43,80 -16,22

Theo thời gian 112.108 100 80.265 100 86.009 100 39,67 -6,68

Ngan hạn 94.526 84 70.152 87 74.015 86 34,74 -5,22

T

Giá trị +/- Giá trị +/- Giá trị 2016/2015

Trong tổng vốn huy động của LienVietPostBank, nguồn vốn huy động từ dân cu và tổ chức kinh tế luôn chiếm chủ yếu trên 90% cơ cấu nguồn huy động, đặc biệt là qua các năm 2015, 2016 tỷ trọng này tăng vuợt trội so với 2014 là do Lien VietPostBank mở rộng mạng luới huy động tiết kiệm buu điện phủ khắp 63 tỉnh thành trên cả nuớc, đem lại nguồn vốn huy động lớn với giá rẻ và duy trì ổn định.

Trong tổng vốn huy động, cơ cấu huy động VND chiếm đa số, đặc biệt trong 2016 tỷ trọng huy động vốn bằng VND tăng đột biến do các quy định liên quan của NHTW về siết chặt lãi suất huy động USD, trần lãi suất USD về 0%. Với việc trần lãi suất huy động USD giảm về 0% kể từ cuối năm 2015, một bộ phận khách hàng đã chuyển tiền gửi từ USD sang VND. Tổng tiền gửi USD của toàn hệ thống ngân hàng giảm mạnh, không chỉ riêng LienVietPostBank.

Đối với những khách hàng vẫn lựa chọn nắm giữ USD thì có xu huớng chuyển luợng tiền gửi ngoại tệ sang những ngân hàng lớn có uy tín và thuơng hiệu, vì trong bối cảnh không còn tiền lãi thì khách hàng sẽ chọn những ngân hàng ít rủi ro nhất, và đó là lý do luợng tiền gửi USD tại những ngân hàng nhu VietinBank hay VietcomBank vẫn duy trì mức tăng truởng, hai ngân hàng này cũng có luợng khách hàng xuất khẩu cao nên luợng tiền gửi ngoại tệ cuối năm thuờng rất lớn. Đây cũng là một trong những khó khăn khi huy động của những ngân hàng TMCP non trẻ nhu LienVietPostBank.

2.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn

Một phần của tài liệu 0347 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhò và vừa tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w