Đống Đa
Nâng cao chất lượng tín dụng ngày càng trở nên cần thiết đối với các NHTM trong quá trình hội nhập với thế giới và phát triển bền vững. Từ kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của ba chi nhánh ngân hàng đang họạt động trên cùng địa bàn: Quận Đống Đa, Hà Nội, bài học kinh nghiệm rút ra cho Sacombank Đống Đa là:
- Thứ nhất, thực hiện đổi mới dần đi đến cải tổ toàn diện các yếu tố như hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro. Việc chuyển đổi mô hình tín dụng này phải theo từng giai đoạn và có lộ trình cụ thể, phù hợp với tình hình hoạt động và đặc thù từng Ngân hàng. Chẳng hạn như cần phải có một bộ phận thẩm định tập trung hoàn toàn tách biệt với
các chi nhánh để đưa ra các quyết định khách quan cũng như kiểm soát được rủi ro trong quá trình xử lí hồ sơ. Để thực hiện được điều này còn tuỳ thuộc vào năng lực, trình độ và chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin... của từng Ngân hàng.
- Thứ hai, xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của Ngân hàng. Thị trường mục tiêu được xây dựng trên cơ sở phân tích các bước sau: (1) nhận dạng thị trường tiềm năng (phân theo vùng, ngành, sản phẩm...) dựa vào tổng quan của các thành viên tham gia thị trường; (2) liệt kê được các cơ hội trong thị trường đó; (3) theo dõi được môi trường kinh doanh, đánh giá được vị trí của Ngân hàng trên mỗi thị trường và theo đó điều chỉnh được thị trường mục tiêu; (4) miêu tả được các yếu tố chất và lượng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị trường.
- Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng, trong đó cần phải tách bạch giữa cho vay và xử lý các khoản cho vay hay nói cách khác đó là sự tách bạch giữa cán bộ khách hàng và cán bộ quản lý nợ. Tùy theo quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro tín dụng chuyên trách.
- Thứ tư, thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.
- Thứ năm, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ nhằm nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm
26
định, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tại Chương 1, trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của NHTM thì mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng hàng đầu cho mỗi Ngân hàng, nó vừa là yếu tố không những đảm bảo cho Ngân hàng duy trì hoạt động mà còn giúp NHTM phát triển. Nếu NHTM cho vay được nhiều song chất lượng tín dụng không đảm bảo thì có thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của Ngân hàng, dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán. Để đánh giá chất lượng tín dụng, Luận văn đề cập một số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phản ảnh chất lượng tín dụng. Theo đó các chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất bao gồm: Nợ quá hạn, nợ xấu, hiệu suất sử dụng vốn, chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng. Mặc dù có rất nhiều nhân tố chính tác động đến chất lượng tín dụng của các NHTM song các nhân tố quan trọng nhất vẫn là những nhân tố chủ quan thuộc về bản thân các NHTM như quan điểm hay khẩu vị rủi ro, chính sách tín dụng, năng lực và đạo đức của nguồn nhân lực.... Bên cạnh đó, từ kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của ba chi nhánh ngân hàng đang họạt động trên cùng địa bàn, Luận văn đã rút ra bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng cho Sacombank Đống Đa.
Những lý luận được đề cập trong Chương 1 đủ nội hàm khoa học hình thành khung lý thuyết định hướng cho quá trình phân tích thực trạng chất lượng tín dụng trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank Đống Đa.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA SACOMBANK
ĐỐNG ĐA
2.1. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦASACOMBANKĐỐNG ĐA