Các chỉ tiêu phi tài chính

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh đống đa,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 57)

• Vị thế của ngân hàng trên thị trường:

Với vị thế là chi nhánh của một trong những NHTMCP đầu tiên được thành

lập tại TP.HCM, có quy mô vốn điều lệ lớn nhất trong khối các NHTPCP, đứng

thứ 5 trong hệ thống ngân hàng cả nước, thị phần huy động vốn đứng đầu và là một trong những NHTM có thị phần cho vay lớn nhất nước.

Sự đa dạng hoá sản phẩm tín dụng:

Sacombank nói chung và Sacombank Đống Đa nói riêng đa dạng hóa các hình thức tín dụng như:

Cho vay từng lần: Sản phẩm tín dụng của Sacombank đối với khách hàng doanh nghiệp/ hợp tác xã cần vốn cho chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm bù đắp thiếu hụt tài chính.

43

Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh: Cho doanh

nghiệp có

nhu cầu vay vốn phục vụ chi phí đầu tư tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà

xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực hiện dự án.

Cho vay các dự án theo chỉ định Chính phủ: Thông qua sản phẩm '' Cho vay các dự án theo chỉ định Chính phủ '' , Sacombank hỗ trợ chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh thuộc các dự án bằng nguồn vốn chỉ định của chính phủ cho quý khách hàng doanh nghiệp doanh nghiệp có nhu cầu, đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của dự án.

Cho vay ưu đãi xuất khẩu: hỗ trợ chi phí để thu mua, sản xuất, chế biến hàng

xuất khẩu thông qua sản phẩm tín dụng '' cho vay ưu đãi xuất khẩu' ' đối với khách

hàng doanh nghiệp có tín nhiệm, có hợp đồng xuất khẩu, có nguồn thu ngoại tệ,

thanh toán qua Sacombank và có hợp đồng kỳ hạn bán ngoại tệ cho Sacombank.

Cấp hạn mức tín dụng dự phòng: hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp chi phí dự án sản xuất kinh doanh có khả năng tăng so với dự kiến ban đầu.

Cho vay hạn mức tín dụng: cung cấp sản phẩm '' Cho vay hạn mức tín

dụng' '

cho khách hàng doanh nghiệp/ hợp tác xã cần vay vốn để sản xuất, kinh doanh.

Cho vay hợp vốn: Doanh nghiệp/ hợp tác xã có nhu cầu sử dụng vốn vay cho chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư.

Cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài: hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp chi phí phục vụ tiểu dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc dự án chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài.

Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản: doanh nghiệp/ hợp tác xã được sử dụng vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn.

Cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu: Đối tượng vay để mua cổ phiếu phát hành lần đầu thời gian cho vay: không quá 5 năm.

Cho vay dự án cơ sở hạ tầng: hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp chi phí để thực hiện các dự án hoặc phương án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nhìn chung, Sacombank Đống Đa có các hình thức cho vay đa dạng và hấp

dẫn thì sẽ làm cho số lượng khách hàng tăng lên và khi đó thu nhập từ lãi cũng tăng lên. Hơn nữa, hình thức tín dụng phong phú cũng là điều kiện để ngân hàng

sử dụng vốn linh hoạt, an toàn và hiệu quả hơn. Công tác phát triển sản phẩm dịch

vụ ngân hàng và hoạt động quảng cáo, tiếp thị tuy có phát triển nhưng chưa đạt

yêu cầu, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Sacombank Đống Đa.

Chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng:

Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ cán bộ, để đảm bảo chất lượng tín dụng được nâng cao. Cùng với sự phát triển của ngân hàng, Sacombank Đống Đa đã xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để lĩnh hội và ứng dụng khoa học tiên tiến.

- Công tác đào tạo cán bộ trong các năm gần đây của Sacombank Đống Đa được chú trọng ngay từ khâu tuyển dụng, xác định tiêu chuẩn người lao động đối với từng vị trí chức danh, mạnh dạn xây dựng phương án tuyển dụng lao động đào tạo theo hình thức chuyên sâu nghề nghiệp... thường xuyên cử cán bộ tham gia những chương trình đào tạo: Quản trị ngân hàng hiện đại; Kỹ năng quản lý và lãnh đạo; Quản trị rủi ro; Quản trị nguồn nhân lực; nghiệp vụ: Thanh toán quốc tế cơ bản, chuyên sâu; Kinh doanh ngoại hối; Phân tích tài chính doanh nghiệp và thẩm định dự án đầu tư; Nghiệp vụ Ngân hàng cơ bản; Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế nâng cao; Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán trưởng; Kiểm tra kiểm soát nội bộ; Văn thư lưu trữ; Tiếng Anh, Pháp luật trong hoạt động ngân hàng, Marketing; Kỹ năng phát triển quan hệ khách hàng, tiếp thị và bán sản phẩm ngân hàng; Kỹ năng chăm sóc khách hàng, Luật đấu thầu cơ bản, nâng cao... Tuy nhiên, các hoạt động này chưa được gắn kết với nhau thành một chuỗi các hoạt động có kế hoạch nhằm đào tạo và phát triển một cá nhân theo một lộ trình cụ thể. Các loại hình đào tạo chưa được gắn kết trong một kế hoạch tổng thể và có sự đánh giá, tác động lẫn nhau nhằm hỗ trợ cho

45

cán bộ trong quá trình phát triển nghề nghiệp. Chưa có cơ chế, chính sách đãi ngộ cụ thể dành riêng cho việc thu hút, lưu giữ nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc và gắn bó lâu dài với Sacombank Đống Đa.

- Cải tiến quy trình, nâng cao năng suất lao động: Sacombank Đống Đa đã nghiên cứu triển khai Đề án nâng cao năng suất lao động, tinh gọn quy trình nghiệp vụ, rà soát chất lượng và nhu cầu nhân sự tại từng đơn vị mạng lưới nhằm cơ cấu lại nhân sự phù hợp. Đồng thời, cũng đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi vượt trội đối với cán bộ quản lý cốt lõi, nhân tài, cán bộ đạt thành tích cao nhiều năm. Tuy nhiên, hệ thống công cụ và chỉ tiêu đánh giá cán bộ hiện đã khá đa dạng, tuy nhiên chưa xây dựng được quy định đánh giá cán bộ toàn diện, do vậy các phương thức đánh giá chưa được liên kết và áp dụng chặt chẽ, kết quả đánh giá chưa được lưu trữ, quản lý một cách hệ thống, khoa học; cách đánh giá vẫn mang tính chủ quan, cảm tính.

- Trong triển khai thực hiện xử lý nợ xấu, từng chi nhánh loại III, Hội sở Sacombank Đống Đa đều phân công riêng 01 thành viên trong Ban Giám Đốc, 01 Lãnh đạo phòng Kế hoạch kinh doanh trực tiếp phụ trách công tác này. Xây dựng phương án, kế hoạch chi tiết, đầy đủ từng doanh nghiệp,; gắn trách nhiệm và quyền lợi với kết quả thu hồi các khoản nợ xấu cho công nhân viên của ngân hàng. Các kế hoạch thu hồi nợ xấu đều được Ban lãnh đạo ngân hàng chỉ đạo, xem xét, yêu cầu phản biện trước khi thực hiện.

Năng lực quản trị điều hành của ngân hàng:

Nhận thức được khó khăn và thách thức trong giai đoạn hiện nay, khi hoạt động của ngân hàng chịu sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, trần lãi suất huy động và cho vay được áp theo quy định, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cạnh tranh gay gắt, ban lãnh đạo ngân hàng đã xác định phương châm hoạt động đúng đắn, đề cao sự an toàn hiệu quả, không chạy theo dư nợ, doanh số cho vay. Sacombank Đống Đa tập trung rà soát các

quy trình nghiệp vụ cho vay, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Công tác thẩm định được quan tâm một cách sát sao, công tác kiểm tra giám sát một cách thường xuyên, nâng cao năng lực, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định.

Quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng:

Sacombank Đống Đa đã kịp thời xây dựng các quy trình tín dụng trong đó có quy định quy trình tín dụng theo Quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng của Sacombank Việt Nam theo đúng quy định tại Thông tư số 39/2016/TT- NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Theo đó, chi nhánh đề cao việc kiểm soát chặt ngay từ khâu thẩm định tín dụng, hạn chế cấp tín dụng cho các dự án tác động xấu đến môi trường - xã hội góp phần hạn chế những rủi ro về mặt môi trường - xã hội. Đồng thời cũng có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp hướng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh sạch và an toàn hơn.

Công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với :

Tín dụng được xem là nghiệp vụ chủ lực tạo nguồn thu chính cho Ngân hàng

trong giai đoạn tái cấu trúc. Do vậy, nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng ổn định,

bền vững theo đúng định hướng và nâng cao chất lượng tín dụng, Sacombank Đống Đa đã tăng cường công tác quản lý và triển khai những giải pháp/ cơ chế để

kiểm soát và phát triển hoạt động tín dụng tại từng địa phương/khu vực, cụ thể:

- Tổ chức rà soát, kiểm tra tính tuân thủ đối với tất cả hồ sơ tín dụng phát sinh tại chi nhánh, kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh những thiếu sót nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao tính an toàn trong công tác cho vay. Song song với công tác kiểm tra trên bề mặt hồ sơ, Sacombank Đống Đa cũng đã tăng cường và thường xuyên kiểm tra thực địa đối với khách hàng vay vốn.

- Cơ chế tín dụng được sửa đổi, cải tiến theo hướng linh động, thông thoáng hơn, gia tăng tính tự chủ, độc lập cho cán bộ thẩm định (về mức tự

Tỷ lệ cấp tín dụng/Tổng 2014 2015 2016 2017 2018

47

định giá tài sản đảm bảo, thời hạn và định mức cấp tín dụng, tỷ lệ cấp tín dụng/tổng tài sản đảm bảo...). Tuy nhiên, vẫn đảm bảo an toàn hoạt động.

- Thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa và xây dựng các văn bản, đáp ứng kịp thời, thống nhất và thông suốt nhu cầu hoạt động cấp tín dụng trên toàn hệ thống; Thành lập Phòng định giá, thực hiện tái thẩm định tập trung giá trị tài sản đảm bảo, nhằm rút ngắn thời gian và chuyên sâu hơn trong công tác thẩm định, phòng ngừa rủi ro.

Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank Đống Đa được đẩy mạnh và triển khai đồng bộ trên chi nhánh và có những chuyển biến rõ rệt. Phát huy hiệu quả mô hình 3 vòng kiểm soát, đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng định hướng, an toàn và tuân thủ quy định Pháp luật. Nâng cao và phổ biến văn hóa quản trị rủi ro, ý thức tuân thủ trên toàn hệ thống. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện

để đảm bảo lộ trình triển khai Basel II phù hợp với yêu cầu của NHNN và của Sacombank. Chủ động nhận diện sớm các dấu hiệu rủi ro để cảnh báo sớm, phòng ngừa và có kế hoạch xử lý kịp thời. Tăng cường giám sát giao dịch, giám

sát chi nhánh trên cơ sở rủi ro, phát hiện sớm rủi ro. Triển khai định giá cho vay

trên cơ sở rủi ro, áp dụng lãi suất cho vay phù hợp với mức độ rủi ro của khách

hàng. Chủ động rà soát chặt chẽ toàn bộ hệ thống quy trình, quy định, chính sách

nội bộ, không để kẽ hở có thể bị lợi dụng. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.

Bố trí cán bộ có năng lực chuyên môn sâu phục vụ cho công tác kiểm tra; thành lập các tổ để kiểm tra các mặt hoạt động. Đổi mới và nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát theo chiều sâu và phân tích cảnh báo những rủi ro có thể xảy đối với từng món vay, từng khách hàng.

Nhìn chung, Sacombank nói chung và Sacombank Đống Đa nói riêng có chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người

48

gửi tiền, của ngân hàng và người vay tiền; Quy trình tín dụng khoa học, hợp lý, bảo đảm thực hiện các khoản vay có chất lượng; xây dựng tuyến phòng thủ 3 lớp phòng thủ theo Basel II đã góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh đống đa,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w