Tiếp tục triển khai các chương trình gắn kết tín dụng ngân hàng với chính sách kinh tế, chuyển dịch với tín dụng theo hướng tập trung vốn cho các chương trình, chính sách tín dụng của Chính phủ.
Cơ cấu tín dụng cải thiện theo hướng giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Tập trung thị trường bán lẻ và chuyển từ phát triển NHANH (lượng) sang phát triển BỀN VỮNG (chất):
- Định hướng cho vay ngắn hạn:
+ Tập trung vào đối tượng khách hàng đại chúng, gia tăng nguồn vốn huy động từ dân cư và đẩy mạnh cho vay phân tán; cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân viên với lãi suất chuyên nghiệp. Chuyên biệt cho vay tiêu dùng, nhỏ lẻ thông qua bộ phận chuyên trách; kiểm soát cho vay trung dài hạn, ưu tiên các món vay gắn liền với tăng trưởng dịch vụ.
+ Đối với khách hàng doanh nghiêp: Đẩy mạnh tín dụng doanh nghiệp, tiếp tục tăng trưởng tín dụng trên cơ sở an toàn, bền vững nhằm tạo nguồn thu nhập cốt lõi ổn định, ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh, phân tán, trong các lĩnh vực, ngành nghề ít rủi ro; khách hàng sử dụng tối thiểu 3 sản phẩm/dịch vụ tại ngân hàng mà trong đó tỷ lệ đóng góp thu nhập từ tiền gửi lãi suất thấp và dịch vụ chiếm 30% mà khách hàng mang lại cho ngân hàng.
- Định hướng cho vay trung, dài hạn:
+ Đối với khách hàng cá nhân: không thực hiện liên kết cho vay các bất động sản của dự án (ngoại trừ liên kết với những dự án do Sacombank tài trợ)
với hệ khách hàng huyện hữu đã sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, có nhu cầu đầu tu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh (đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển). Trường hợp phát sinh khách hàng mới, tiềm năng thì chi nhánh được chủ động xem xét với mức vay tối đa 10 tỷ đồng.
- Quan tâm đến chất lượng tín dụng, tăng cường quản lý rủi ro.
- Tập trung phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo sự cạnh tranh bền vững.
- Phấn đấu duy tri hiệu quả hoạt động luôn tiến bộ hơn so với Ngành; đa dạng hóa nguồn thu nhập, tập trung phát triển thu nhập dịch vụ bền vững, giảm dần sự phụ thuộc vào thu nhập tín dụng. Sacombank Đống Đa đặt ra mục tiêu đến năm 2020, doanh thu từ sản phẩm dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng 25%/tổng thu toàn ngành.
- Tiếp tục thực hiện dự án: Hiện đại hoá quy trình cấp tín dụng (LOS) theo tiến độ; Hoàn thành phát triển dự án và bắt đầu giai đoạn kiểm thử phần mềm (UAT).
- Kiểm soát tốt nợ quá hạn và tích cực xử lý nợ xấu. Tăng cường phòng chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính.
- Tích cực tái cơ cấu danh mục tài sản, nâng cao năng lực quản lý rủi ro và kiểm soát chất lượng tín dụng; cải thiện vốn tự có và các tỷ lệ an toàn trong giới hạn quy định của NHNN.
- Chú trọng phát triển nhân sự, văn hóa doanh nghiệp lấy khách hàng làm
trọng tâm, mỗi cán bộ nhân viên đều mang tinh thần phục vụ khách hàng không chỉ là khách hàng bên ngoài mà còn hướng đến khách hàng nội bộ, với phương châm khách hàng là trọng tâm, nhân sự là nòng cốt , đơn vị đẩy mạnh các giải pháp trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng. Đầu tư cho
71
nền tảng công nghệ hiện đại, với chi phí hàng trăm tỷ đồng nhằm xây dựng hệ thống quản lý quan hệ khách hàng, từ tiếp thị, chăm sóc, đua ra sản phẩm mới đến tạo sự trải nghiệm khác biệt.
- Chú trọng đào tạo, bồi duỡng nhân lực trong lĩnh vực thảm định, quản trị rủi ro tín dụng... nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn hàng đầu của thị truờng.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNGCỦA SACOMBANKĐỐNG ĐA