Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và quản lý các khoản cho

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh đống đa,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 92)

chi nhánh chưa được thực hiện một cách thường xuyên và triệt để, nhiều khi mang tính chiếu lệ hình thức. Tuy nhiên, Quản lý tín dụng bao gồm kiểm tra sau cho vay là công tác quan trọng trong quy trình cho vay. Công tác này gồm quản lý, kiểm soát khoản vay; xử lý những phát sinh và thu hồi nợ. Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn của đơn vị. Cán bộ tín dụng cần phải theo dõi tiến độ thực hiện của phương án vay vốn, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán (khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành) để đảm bảo khách hàng có thể thực hiện được lịch trả nợ. Đánh giá lại dự án vay vốn trong thực tế, so sánh, xem xét sự khác biệt giữa dự án và thực tế ở các chỉ tiêu như quy mô, doanh thu, lợi nhuận, hiệu suất sử dụng tài sản , sức cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó tìm hiểu xu hướng phát triển để có những nhận định đúng về dự án về khoản vay về những rủi ro tiềm ẩn, đặt cơ sở để xử lý các phát sinh nếu có sau này. Đánh giá lại tài sản đảm bảo về giá trị và tình trạng, xem xét giá trị đó có còn đáp ứng được các tỷ lệ yêu cầu so với giá trị khoản vay hay không. Chi nhánh luôn cần có sự điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay cho tương ứng với tài sản đảm bảo, hoặc yêu cầu doanh nghiệp phải bổ xung tài sản đảm bảo.

Nhằm hạn chế việc doanh nghiệp vay vốn sử dụng vốn sai mục đích, nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay các biến động về tài sản đảm bảo của khách hàng, Sacombanh Đống Đa cần:

- Ngân hàng cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp định kỳ hoặc đột xuất để nắm rõ tình hình của doanh nghiệp, phát hiện những sai sót, rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, cảnh báo sớm rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

- Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro nhu khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi truờng kinh doanh, tình hình thị truờng ảnh huởng xấu đến phuơng án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật ..., dựa trên hệ thống các tín hiệu cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng (điều này đang đuợc Ngân hàng VIB thực hiện trong ban hành các văn bản về từng loại hình cho vay trong thời gian gần đây) để nắm bắt khả năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.

- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ

chế tra soát đối với từng loại vay (các khoản vay để xuất khẩu thì kiểm tra ngày

xuất hàng, các yêu cầu đòi tiền, bộ chứng từ hàng xuất và thời gian thanh toán; các

khoản vay xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ công trình, xác nhận của chủ đầu

tu về công nợ và cam kết chuyển toàn bộ nguồn tiền thanh toán về tài khoản của

khách hàng mở tại chi nhánh; các khoản vay thuơng mại cần kiểm tra tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, quy

định nguồn tiền hàng từ phuơng án vay phải trả nợ ngay sau khi thu đuợc tiền, cho

dù khoản vay chua đến hạn.). Kiểm tra chặt chẽ nguồn tiền từ phuơng án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng kịp thời thu nợ đúng hạn.

- Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và co cấu các chi phí trong

nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ

chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những truờng hợp đặc

thù do hoạt động kinh doanh của khách hàng nhu cho vay thu mua nông, lâm thủy

sản của các hộ dân, trả luơng công nhân, chỉ áp dụng phuơng thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh đống đa,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w