Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh đống đa,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 96)

Từng thành viên trong Ban giám đốc được giao phụ trách các chi nhánh, các phần hành công việc chủ động cùng chi nhánh xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đồng thời chủ động ứng phó với những thay đổi từ cơ chế chính sách để đề ra các biện pháp, giải pháp hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh.

83

Tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, quy định của Sacombank trong quản trị, điều hành để phù hợp với thực tiễn hoạt động của chi nhánh.

Trước hết để có thể nâng cao chất lượng tín dụng, Sacombank Đống Đa cần coi trọng hơn nữa công tác tuyển dụng, nâng cao chất lượng đầu vào, áp dụng chính sách tuyển dụng công khai tuyển dụng từ trong các trường học để chọn được cán bộ tín dụng có phẩm chất đạo đức tốt có trình độ chuyên môn cao, sức khoẻ và nhiệt tình làm việc.

Trong nền kinh tế thị trường luôn biến động, hàng ngày có một lượng lớn thông tin mà cán bộ tín dụng phải xử lý trên tất cả các lĩnh vực khác nhau, thêm vào đó trong quá trình công tác nhiều kiến thức bị mai một. Việc đào tạo cán bộ cần có một chương trình và kế hoạch chi tiết đối với từng nhân viên nhằm đảm bảo phát huy tối đa khả năng đóng góp của cán bộ tín dụng , ngoài ra phải có sự phối hợp chặt chẽ và chia sẻ trách nhiệm giữa các tổ chức, các cấp lãnh đạo, các đơn vị thành viên. Ngày nay xu hướng hội nhập đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có những kiến thức hiểu biết về kinh tế quốc tế, bởi vậy việc đào tạo không chỉ thực hiện trong nước mà nên có sự giao lưu, tranh thủ sự hợp tác với các tổ chức nước ngoàii đưa cán bộ chủ chốt ra nước ngoài nhằm học tập những kiến thức mới, đóng góp có hiệu qủa đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Về tư cách đạo đức, việc thẩm định dự án và ra quyết định cho vay đều chứa đựng những nhận định mang tính chủ quan của cán bộ tín dụng. Bởi vậy chi nhánh cần có chính sách lương bổng, thưởng phạt hợp lý, thoả mãn nhu cầu vật chất chính đáng của nhân viên, chú trọng nhân tài đãi ngộ chất xám để khuyến khích những nhân viên có năng lực tâm huyết với chi nhánh.

Cần có dự án khảo sát sự hài lòng và gắn kết nhân viên trên cơ sở các yếu tố:

việc/cuộc sống, cán bộ quản lý trực tiếp, quản lý hiệu quả công việc nhằm cải thiện các yếu tố để tăng cuờng sự gắn bó của nhân viên với chi nhánh.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh đống đa,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w