Đa dạng hóa đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh đống đa,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 94)

Nhu đã phân tích ở trên, chi nhánh tăng truởng tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

81

và khách hàng cá nhân là các hộ kinh doanh nhỏ và các ngành tập trung ở các ngành sản xuất và gia công, chế biến; bán buôn và bán lẻ. Chi nhánh đã tập trung tích cực vào phân khúc khách hàng vừa và nhỏ, tuy nhiên tốc độ tăng truởng của phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ chua tuơng xứng với tiềm năng.

Có một số cơ chế, chính sách, sáng kiến nhằm hỗ trợ DNNVV trong việc tiếp cận vốn nhu tổ chức chuơng trình kết nối Ngân hàng-doanh nghiệp; Gói cho

vay hỗ trợ nhà ở (30.000 tỷ đồng); Cho vay cánh đồng lớn, DN ứng dụng công nghệ cao; Các NHTM tung ra nhiều gói tín dụng đa dạng hỗ trợ DNNVV...

Các giải pháp tăng truởng khách hàng bao gồm: Sửa đổi cơ chế tín dụng phù hợp, ban hành cơ chế động lực khen thuởng cho cán bộ kinh doanh tại chi nhánh trong việc phát triển khách hàng, xây dựng quy trình phối hợp thúc đẩy tăng truởng giữa các phòng ban chuyên môn trụ sở chính và chi nhánh.. .Để Thực hiện có hiệu quả việc tăng truởng phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đòi hỏi chi nhánh Hà Nội cần gia tăng quy mô khách hàng từ chính “nguồn” của địa phuơng, các khách hàng vệ tinh là đơn vị đầu ra đầu vào của khách hàng doanh nghiệp lớn.

Bên cạnh đó, cần phải đa dạng hóa đối tuợng khách hàng: Trong việc mở rộng đối tuợng khách hàng, chắc chắn sẽ có các khách hàng chuyển quan hệ tín dụng từ các NHTM khác sang quan hệ tín dụng với ngân hàng, vì vậy, Sacombank Đống Đa cần tuân thủ đúng các quy định tín dụng hiện hành của NHNN. Không vì đặt mục tiêu cạnh tranh khách hàng mà có thể bất chấp hoặc xem nhẹ quy định mang tính nguyên tắc của quy trình tín dụng, nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng, đảm bảo mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả. Đối với khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tu nuớc ngoài là đối tuợng khách hàng mang tính chính sách của chi nhánh. Khách hàng này có lợi thế về trình độ quản lý hiện đại, công nghệ tiên tiến, tình hình tài chính và thông tin về

hoạt động sản xuất kinh doanh minh bạch hóa, do đó vấn đề kiểm soát rủi ro tín dụng được đảm bảo. Vì vậy, để mở rộng đối tượng khách hàng này, chi nhánh cần đẩy mạnh hoạt động góp vốn cho vay đồng tài trợ cùng với các NHTM liên doanh, NHNNg.

Ngoài ra, chi nhánh cần thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, để lắng nghe ý kiến đóng góp của doanh nghiệp về sản phẩm tín dụng và nhu cầu phát sinh. Qua đó, giúp Sacombank Đống Đa hoàn thiện quy trình cung ứng sản phẩm tín dụng và chính sách chăm sóc khách hàng nhằm hướng đến sự thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Trước đây, người ta chỉ quan tâm đến việc quảng bá sao cho rộng rãi, nhưng ngày nay, chi nhánh cần chú trọng nhiều hơn khi tương tác với khách hàng. Cần có chính sách hỗ trợ sau cho vay đối với khách hàng như tổ chức Hội nghị khách hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp với ngân hàng để tìm hiểu những khó khăn từ phía doanh nghiệp khi tiếp cận vốn và các sản phẩm tín dụng tại chi nhánh; từ đó, doanh nghiệp có thể tháo gỡ kịp thời những trở ngại về vốn, tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, rút ngắn thời gian giao dịch thủ công thông qua công nghệ ngân hàng. Hoặc có chính sách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng cần thiết như sự giúp đỡ về công nghệ, tư vấn tài chính, tư vấn kỹ năng quản lý tài chính.qua đó để tìm hiểu khách hàng, vừa đôn đốc sử dụng vốn hiệu quả vừa tăng cường khả năng thu nợ... từ đó kiểm soát tốt chất lượng tín dụng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh đống đa,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w