Tăng trưởng doanh số cho vay một cách hợp lý

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh đống đa,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 85)

- Kết quả phân tích ở chuơng 2 cho thấy hoạt động tín dụng của Sacombank Đống Đa vẫn là phần thu nhập chủ yếu, doanh số cho vay có tốc độ tăng truởng ngày càng giảm, không ổn định. Do đó, trong thời gian tới Sacombank Đống Đa cần phải tăng truởng doanh số cho vay, cụ thể:

+ Tăng truởng doanh số cho vay vừa thực hiện mục tiêu đề ra của Sacombank, vừa thực hiện chính sách tín dụng uu tiên cho vay sản xuất kinh doanh, phân tán, trong các lĩnh vực, ngành nghề ít rủi ro; Chuyên biệt cho vay tiêu dùng, nhỏ lẻ thông qua bộ phận chuyên trách; kiểm soát cho vay trung dài hạn, uu tiên các món vay gắn liền với tăng truởng dịch vụ.

+ Tăng truởng tín dụng một cách hợp lý gắn với an toàn vốn; chủ động tiếp

cận, chọn lọc khách hàng có năng lực tài chính tốt, phuơng án khả thi, hiệu quả,

các dự án, mô hình đầu tu mới để thẩm định và quyết định cho vay nhằm vừa tăng truởng tín dụng vừa đảm bảo an toàn vốn. Sacombank Đống Đa cần tranh thủ lợi thế sẵn có của từng chi nhánh ở địa phuơng, thông qua các mối quan hệ khác nhau kết hợp với lợi thế của hệ thống Sacombank trong chính sách tín dụng

- Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sacombank Đống Đa tập trung tăng truởng tín dụng doanh nghiệp mà chủ yếu là trung dài hạn và không tập trung nhiều vào cho vay ngắn hạn trong khi đó bản chất của các khoản nợ ngắn hạn là những khoản có rủi ro thấp. Do đó, trong thời gian tới cần chú trọng đến phát triển tín dụng bán lẻ:

+ Đồng hành cùng với những DNNVV có chính sách hoạt động hiệu quả và minh bạch thông tin trong báo cáo tài chính trên địa bàn. Rà soát, đẩy mạnh cho vay các gói tín dụng đã thiết kế; Đẩy nhanh tái cơ cấu và xử lý nợ xấu; giảm thiểu chi phí, thủ tục hành chính (qua đó, có thể tăng khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV); Phối hợp các cơ sở bán lẻ, hiệp hội, quỹ bảo lãnh...nhằm giảm thiểu chồng chéo trong thẩm định, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng; Tăng cuờng ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu khách hàng DNNVV, hỗ trợ đào tạo, nâng cao kiến thức của DNNVV về tài chính-tín dụng.

+ Phát triển các sản phẩm phù hợp với DNNVV: thủ tục, hồ sơ, lãi suất, tài sản bảo đảm.; Phát triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vay thu mua, sản xuất đến khâu chế biến và xuất khẩu cho các nhóm DNNVV có liên kết với nhau theo cùng một chuỗi.

+ Tăng cuờng cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro tín dụng, để đem lại nguồn thu nhập cao cho chi nhánh; theo đó, tập trung vào các dự án đầu tu mới hoặc dự án nâng cấp, mở rộng sản xuất kinh doanh nhu: cho vay đầu tu dự án, cho vay hợp vốn, cho vay vốn kinh doanh dành cho doanh nghiệp vĩ mô, cho vay chuyên biệt, cho vay mua nhà, xe ô tô. Chủ động tìm kiếm các dự án mới, các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần nguồn vốn trung, dài hạn bằng cách thuờng xuyên liên hệ với các cơ quan Nhà nuớc có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tu hoặc cấp các thủ tục trong triển khai dự án; trong truờng hợp cần thiết phải giúp các doanh nghiệp thực hiện

73

các thủ tục trong quá trình đầu tu.

- Ngân hàng gặp khó khăn trong thực hiện linh hoạt lãi suất tín dụng hay nói cách khác ngân hàng khó giảm lãi suất cho vay. Do đó, việc huy động đuợc luợng tiền gửi không kỳ hạn lớn không chỉ giúp ngân hàng nâng biên lợi nhuận, mà còn là một trong những yếu tố để ngân hàng linh hoạt giảm lãi suất cho vay, khẳng định chất luợng tín dụng, uy tín hệ thống thanh toán của mình. Hơn nữa, quá trình thực hiện mục tiêu của chi nhánh tại mục 3.1: chuyển đổi danh mục cho vay từ các khoản vay trung và dài hạn sang ngắn hạn sẽ gây áp lực làm giảm biên thu nhập lãi thuần, nhung điều này đã đuợc giải quyết hiệu quả bằng cách giảm chi phí huy động vốn. Vì vậy, thúc đẩy tăng truởng số du tiền gửi không kỳ hạn của cả khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế trong tổng huy động là một cách để ngân hàng huy động những nguồn vốn có chi phí thấp bằng các giải pháp nhu: có chính sách tăng cuờng huy động nguồn vốn giá rẻ, tiền gửi VND không kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ; chú trọng khai thác nguồn vốn bán buôn (giá trị lớn, chi phí huy động vốn thấp); bằng việc miễn phí dịch vụ sẽ đã tăng đuợc luợng khách mới dồi dào do tạo ra cơ sở để đẩy mạnh các hình thức bán chéo sản phẩm, dịch vụ, tận dụng đuợc luợng tiền lớn chu chuyển trong hệ thống duới dạng tiền gửi không kỳ hạn.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh đống đa,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w