Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 62)

7. Ket cấu của luận văn

2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh

2.2.2.1 Tình hình huy động vốn

Bảng 2.1: Quy mô nguồn vốn huy động từ năm 2015 - 2017

hút nguồn vốn, vì vậy, việc duy trì và tăng trưởng nguồn vốn là một khó khăn, thách thức lớn cho hệ thống Ngân hàng nói chung và Chi nhánh Sở giao dịch 1 - BIDV

Năm 2015 2016 2017 2016 - 2015 2017 - 2016 Giá trị % Giá trị % Dư nợ bán lẻ 1.632, 9 955 1.052 -677,9 -41,5 97 10,16 Dư nợ bán buôn 14.696 17.927 19.146 3.230,9 21,98 1.219 6,80 Tổng dư nợ tín dụng 16.329 18.882 20.198 2.553 15,63 1.316 6,97

nói riêng. Tuy nhiên, quán triệt chỉ đạo của BIDV về công tác huy động vốn, Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã nỗ lực hoàn thành tốt kế hoạch huy động vốn đuợc Hội sở chính giao, nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn huy động của BIDV (chiếm trên 6%).

Đặc biệt trong năm 2016, quy mô nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng truởng tới 10,37% tuơng ứng với 2.979 (tỷ đồng). Sang năm 2017, quy mô nguồn vốn huy động tiếp tục tăng lên và đạt mức 32.474 (tỷ đồng) vào thời điểm 31/12/2017. Nguyên nhân của xu huớng trên sẽ đuợc làm rõ thông qua việc phân tích cơ cấu huy động vốn từ các thành phần kinh tế sau đây:

Đơn vị: % Năm 2016 Năm 2017 Từ cá thê Từ tỏ chức kinh tè ■ Từ cá thẻ Từ tỏ chức kinh tè

Từ định chê tài chinh Từ định chè tài chinh

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế

Nguồn: BIDV-CN Sở giao dịch 1, Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2017

Ta có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh trong những năm qua phần lớn đến từ bộ phận khách doanh nghiệp và định chế tài chính (xấp xỉ từ 70% - 80%) trong đó tập trung vào một số khách hàng lớn, truyền thống nhu Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Tập đoàn Viettel... do đó số du huy động vốn cuối kỳ phụ thuộc nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị này. Trong giai đoạn 2015-2017, khi nền kinh tế có nhiều khởi sắc thì hoạt động của nhóm khách hàng này cũng gặt hái đuợc nhiều thành công dẫn tới quy mô nguồn vốn huy động trong năm này tăng truởng nhiều qua các năm.

Cũng với đó, tỷ trọng huy động vốn từ dân cu chỉ đạt từ 20%-30%, thấp hơn nhiều so với các chi nhánh khác trên địa bàn và so với mức trung bình 56% trong cả hệ thống BIDV. Hơn nữa, mặc dù tỷ trọng huy động vốn đối với khách hàng tổ chức khá lớn nhưng chưa tập trung chú trọng khai thác tối đa nguồn vốn của nhóm khách hàng SME (tỷ trọng huy động vốn của nhóm khách hàng này chỉ chiếm 4% tổng nguồn huy động vốn của Chi nhánh, chỉ bằng khoảng 1/2 so sánh với số liệu của Chi nhánh khác trên địa bàn Hà Nội (8% tổng nguồn huy động) và Chi nhánh Hà Thành (10% tổng nguồn huy động).

2.2.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng

Bảng 2.2: Dư nợ cấp tín dụng từ năm 2015-2017

hệ thống BIDV (trung bình trong ba năm từ năm 2015-2017 chiếm xấp xỉ 3% tổng dư nợ tín dụng toàn bộ hệ thống BIDV), quy mô dư nợ có xu hướng gia tăng qua các năm, đặc biệt trong năm 2017, khi nền kinh tế có những dấu hiệu khởi sắc, đáng chú ý nhất là tín hiệu tích cực từ tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 là GDP ước tính đạt 6,7%, (cao hơn khoảng 0,5 điểm % so với năm 2016 nhờ sự cải thiện mạnh về tổng cung của nền kinh tế) thì hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng đạt được mức tăng trưởng cao gần 16% so với năm 2015 trước khi trở lại với mức tăng 7% trong năm 2016.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kì hạn

Nguồn: BIDV-CN Sở giao dịch 1, Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2017

Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy chi nhánh đã duy trì được cơ cấu dư nợ tín dụng ở một mức khá cân bằng về kì hạn. Tỷ trọng của dư nợ tín dụng trung và dài hạn tuy có xu hướng thấp hơn tỷ trọng của dư nợ tín dụng ngắn hạn nhưng thấp hơn không nhiều; cụ thể, năm 2015 chênh lệch 8% nhưng tới năm 2016 và 2017 đã tiến tới gần cân bằng khi mức chênh lệch giữa hai loại kì hạn chỉ còn là 2%. Điều này giúp chi nhánh duy trì được một quy mô tín dụng ổn định và bền vững khi có sự đan xen hợp lý giữa ngắn hạn với trung và dài hạn.

Đơn vị: %

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng

1 dịch 1 %

Theo đối tượng khách hàng, BIDV-Chi nhánh Sở giao dịch 1 hiện nay đang có hai bộ phận khách hàng:

- Một là: Bộ phận khách hàng bán lẻ: Là các khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

- Hai là: Bộ phận khách hàng bán buôn: Là các doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính

Theo biểu đồ trên, ta có thể thấy: Dư nợ tín dụng của Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 hiện nay tập trung chủ yếu ở nhóm đối tượng khách hàng bán buôn là các Doanh nghiệp lớn và tổ chức (chiếm trên 90% quy mô dư nợ tín dụng), dư nợ bán lẻ theo số liệu đến cuối năm 2016 chỉ đạt 955 tỷ đồng và thời điểm 31/12/2017 đã đạt 1.052 tỷ đồng (chiếm 5% tổng dư nợ của Chi nhánh). Nguyên nhân của việc phần lớn dư nợ tín dụng tập trung vào nhóm khách hàng bán buôn xuất phát từ đặc điểm hoạt động của chi nhánh từ lâu đã duy trì được mối quan hệ với một nhóm các khách hàng truyền thống là các công ty, tổng công ty lớn của Nhà nước hoặc do Nhà nước nắm đa số cổ phần như: Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama, Tổng công ty dệt may Việt nam, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel... Nhóm các khách hàng truyền thống này giúp chi nhánh có được một quy mô dư nợ tương đối lớn và ổn định qua các năm vừa qua (Chi nhánh Sở giao dịch 1 là Chi nhánh có dư nợ lớn nhất trong hệ thống BIDV, dư nợ gấp 2,16 lần dư nợ của Chi nhánh Hà Nội và 1,32 lần dư nợ của Chi nhánh Hà Thành). Tuy nhiên, trong tương lai, cùng với định hướng phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV, chi nhánh cũng cần từng bước thay đổi cơ cấu dư nợ, tập trung phát triển mạng lưới khách hàng cá nhân, doanh nghiệp SME, FDI để gia tăng quy mô dư nợ, tăng thu nhập và giảm phụ thuộc vào một bộ phận khách hàng.

Trong thời gian qua, thực trạng cấp tín dụng của BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 đã có sự cải thiện đáng kể, điều này được thể hiện qua tỷ lệ dư nợ xấu trong giai đoạn 2015-2017.

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu từ tại một số Chi nhánh của BIDV năm 2015 - 2017

%

4 BIDV - Chi nhánh ThanhXuân 0,58% 0,49% 0,51%

5 BIDV %1,68 1,99% 1,61%

Tỷ lệ nợ xấu năm 2017 sử dụng số liệu

của Báo cáo tài chính quý hợp nhất

ɪ Tổng tài sản 32.216 33.725 32.47 1.509 4,68 -1.251 -3,71 2 LNTT 779, 7 798 818 18,3 2,34 20 2,51 Thu dịch vụ ______ròng______ 137 139 142 2 1,46 3 2,11

Thu kinh doanh ngoại tệ và phái ______sinh______ 24,8 26 28,4 1,2 4,84 2,4 8,45 Thu nhập ròng từ hoạt động ______bán lẻ_____ 132 137,8 140 5,8 4,39 2,2 1,57 Thu nhập ròng từ hoạt động cho vay doanh _____nghiệp_____ 450, 2 470,61 473,7 20,41 4,53 3,09 0,65 Thu nhập ròng từ hoạt động thẻ 13,4 19,1 15,2 5,7 42,54 -3,9 -25,66 Thu nợ ngoại ______bảng______ 22,3 5,49 18,7 16,81- -75,38 13,21 70,64

3 quân huy độngThu nhập bình

______vốn______1,67% 1,86% 1,93 % %0,19 11,38 0,07% 3,63 4 Thu nhập bình quân tín dụng 1,54% 1,71% 1,85 % %0,17 11,04 0,14% 7,57

Nguồn: Tự tông hợp từ các Báo cáo tông kêt hoạt động các chi nhánh của BIDVnăm 2015-2017

Năm 2017, BIDV có những biện pháp tích cực nhằm cải thiện chất lượng tín dụng và kiểm soát nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống thấp nhất trong giai đoạn 2015- 2017. Trong đó, BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 đã có đóng góp không nhỏ trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống BIDV khi cũng đã giảm tỷ lệ nợ xấu trong năm 2017 xuống còn 0,03% so với năm 2016, đạt 0,54%. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2015-2017 của BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 vẫn cao hơn so với một số chi nhánh khác như Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh Thanh Xuân,... tuy nhiên vẫn ở mức thấp hơn so với trung bình toàn hệ thống. Điều này thể hiện trong thời gian qua, BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 đã không ngừng nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng bằng các biện pháp cải thiện trong việc phân tích, đánh giá các nhân tố quan trọng trước khi đưa ra quyết định cấp tín dụng. Việc tỷ lệ nợ xấu giảm xuống trong năm 2017 chính là từ việc Chi nhánh đã tích cực trong việc thu hồi nợ xấu cùng với việc các quyết định cấp tín dụng đã được cải thiện trong việc bám sát

nhu cầu khách hàng và giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.

2.2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4: Quy mô tổng tài sản và LNTT từ năm 2015 - 2017

mức tăng 1.509 (tỷ đồng). Sang năm 2017, tổng tài sản giảm 3,71% xuất phát từ nguyên nhân khách quan là do ảnh huởng từ cuối năm 2016 Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 đuợc chọn làm chi nhánh đầu mối trong việc thành lập Chi nhánh mới của BIDV (thành lập Chi nhánh Thanh Trì vào tháng 7/2016), do đó phải chia sẻ tài sản, nguồn vốn, du nợ cùng các chỉ tiêu hoạt động cho Chi nhánh mới. Mặc dù việc chia

tách chi nhánh làm giảm tổng tài sản tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận truớc thuế, của Chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn duy trì tuơng đối tăng truởng ổn định khoảng trên 2% và đạt hiệu quả cao trong hệ thống.

2.3 QUY TRÌNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCPĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 62)