ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 109 - 116)

7. Ket cấu của luận văn

2.6 ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

2.6.1 Những kết quả đạt được trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng tại BIDV — Chi nhánh Sở Giao dịch 1

Việc phân tích tín dụng nói chung và phân tích các nhân tố của doanh nghiệp nói riêng trong quy trình tín dụng doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 giữ vai trò then chốt và là khâu quyết định đến khả năng Chi nhánh Sở Giao dịch 1 có đồng ý hay từ chối cấp tín dụng cho DN. Sở dĩ nhu vậy bởi vì thông qua việc đánh giá, phân tích các nhân tố trên, Chi nhánh có thể tìm hiểu về KH để xác định chính xác tình trạng hiện tại cũng nhu tiềm năng trả nợ trong tuơng lai của KH. Trong quá trình này, BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 thay thế những cảm nhận chủ quan về doanh nghiệp bằng những lý lẽ khoa học dựa trên cơ sở nghiên cứu cẩn trọng các mặt mạnh và yếu của doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích tín dụng vừa giúp BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 sàng lọc, loại bỏ những DN xấu, nhiều rủi

ro, đồng thời giúp Chi nhánh có những biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, định giá các khoản tín dụng. Cụ thể hơn, công tác phân tích tín dụng DN giúp BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 biết được DN có đầy đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hay không, có sức mạnh tài chính đến đâu, năng lực kinh doanh và điều kiện kinh doanh như thế nào, phương án xin vay vốn có hiệu quả cao hay không và cuối cùng là các bảo đảm tín dụng của DN có thể là nguồn trả nợ thứ hai chắc chắn cho NH hay không?

Vai trò khác của phân tích các nhân tố của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định cấp tín dụng doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 là nó cho thấy những lợi ích DN và NH có được trong việc thiết lập mối quan hệ tín dụng giữa hai bên. Chủ yếu là những lợi ích về mặt tài chính và uy tín, do đó, nó có thể mang lại nhiều lợi thế trong quá trình phát triển của cả DN lẫn NH. Vì thế, có thể thấy rằng việc đánh giá, phân tích các nhân tố của doanh nghiệp là một khâu chủ chốt để thông qua đó, NH quyết định đồng ý hay từ chối cấp tín dụng cho DN.

Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NH, vì thế để đẩy mạnh hoạt động tín dụng BIDV ngày càng phải xây dựng một quy trình tín dụng chuẩn để đảm bảo đi theo đúng mục tiêu mà NH đã đề ra, đó là: Hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả, kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.

Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, BIDV luôn chú trọng kiểm soát và quản lý chất lượng nợ chặt chẽ, với tiêu chí lấy chất lượng tín dụng quyết định tăng trưởng. BIDV đã liên tục cải tiến hệ thống chấm điểm tiên tiến; xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đồng bộ, áp dụng hệ thống cảnh báo sớm, bộ máy thu hồi nợ bao gồm cả thu hồi sớm và thu hồi muộn ... hướng tới việc triển khai thành công khung quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức an toàn, chiếm 0,94% trên tổng dư nợ vào năm 2017 (và luôn <3% tại mọi thời điểm), hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra.

Việc thẩm định đã được các cán bộ tín dụng thực hiện đúng với quy trình của NH. Với một quy trình cho vay, quy trình thẩm định chi tiết, cụ thể, khoa học và phù hợp với NH. Việc phân chia thành từng khâu cụ thể giúp cho quá trình phân tích trở nên đơn giản, dễ dàng hơn, cán bộ tín dụng sẽ nhận biết được sai sót trong

quá trình phân tích là xuất phát từ khâu nào, từ đó sẽ có những biện pháp để sửa chữa, khắc phục. Mặc dù vậy, vì chua có một chính sách tín dụng và quy trình thẩm định riêng đối với từng đối tuợng KH nói chung cũng nhu đối với từng loại hình DN nói riêng nên chất luợng công tác thẩm định của chi nhánh còn chua cao so với khả năng.

về mặt thời gian thực hiện thẩm định, chi nhánh Sở Giao dịch 1 nói riêng và BIDV nói chung đuợc đánh giá là NH có thế mạnh trong việc đảm bảo đúng tiến độ thẩm định, giúp DN nắm bắt đuợc thời cơ kinh doanh và tạo đuợc lòng tin của DN đối với NH.

Tuy vậy, bên cạnh những thành công đáng ghi nhận trong công tác thẩm định, Chi nhánh còn một vài thiếu sót cần đuợc khắc phục.

2.6.2Hạn chế và nguyên nhân trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng tại BIDV — Chi nhánh Sở Giao dịch 1

Thứ nhất, về nội dung thẩm định còn chua toàn diện, cán bộ tín dụng mới chỉ dừng lại ở thẩm định Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà chua quan tâm đến dòng tiền ra vào của công ty thông qua Báo cáo luu chuyển tiền tệ, chua quan tâm đến thuyết minh BCTC, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Do đó chua thực sự thấy đuợc vòng quay tiền của DN làm giảm độ chính xác của thẩm định. Đây là điều khá phổ biến trong việc thẩm định tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại các ngân hàng. Nhiều ngân hàng thuờng không sử dụng hoặc sử dụng nhung không nhiều các thông tin từ Báo cáo luu chuyển tiền tệ.

Thứ hai, chuẩn mực kế toán chua đảm bảo tính tin cậy và so sánh đuợc của các thông tin, phạm vi các doanh nghiệp bắt buộc kiểm soát còn rất nhỏ làm cho chất luợng thông tin còn thấp. Điều này làm cho NH tốn nhiều thời gian và chi phí để xác minh thông tin, chất luợng thẩm định không cao.

Thứ ba, tại Việt Nam chua có các công ty lớn để đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, chua có các cơ quan đua ra chỉ tiêu số liệu trung bình của các ngành, chua có sự phối hợp giữa các cơ quan liên nhà nuớc với nhau.Vì vậy, chua có đủ thông tin và đảm bảo chất luợng thông tin phục vụ công tác thẩm định của NH

Thứ tư, nguồn thông tin chưa đầy đủ và chất lượng thông tin thấp. Do ngân hàng vừa mới đi sâu vào các doanh nghiệp nên thông tin do ngân hàng lưu trữ về các loại hình doanh nghiệp này còn ít. Bên cạnh đó, thông tin do các doanh nghiệp cung cấp không bắt buộc là phải kiểm toán độc lập nên chất lượng không cao. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải xác minh lại số liệu và phân tích kỹ lưỡng, gây mất nhiều thời gian và chi phí.

Thứ năm, các loại hình doanh nghiệp ngày càng phát triển đa dạng các ngành nghề khác nhau, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải là những người có nhiều kinh nghiệm nắm bắt được đặc thù từng loại hình doanh nghiệp, cũng như có kiến thức sâu sắc về tài chính doanh nghiệp. Vì thế đối với một số cán bộ tín dụng ít tuổi nghề sẽ khó tránh khỏi những sai sót, gây hậu quả về mặt phòng tránh rủi ro và niềm tin của khách hàng đối với NH. Chưa kể đến đứng trước áp lực chỉ tiêu và tăng thị phần của NH mà công tác thẩm định sẽ dễ bị xem nhẹ sau mục tiêu về tăng dự nợ hay tăng tỷ trọng cho vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 của luận văn, tác giả đã tập trung phân tích Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 dựa trên những số liệu tác giả thu thập được về hoạt động cơ bản của BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 và các ví dụ minh họa đã được thực hiện trong thực tế. Với việc sử dụng các nhân tố quan trọng đã được trình bày trong chương 1 của luận văn, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng tại BIDV-Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã được phân tích từ các quy trình, quy định cụ thể của BIDV, từ ví dụ minh họa thực tế và việc đánh giá việc áp dụng.. .Từ đó, làm rõ những kết quả chi nhánh đã đạt được trong hoạt động cũng như những điểm hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã đánh giá vai trò của việc phân tích các nhân tố đó và so sánh việc áp dụng này với các chi nhánh khác trong hệ thống BIDV.

Trong chương III, luận văn mạnh dạn đóng góp một số phương pháp nhằm nâng cao công tác phân tích tín dụng cũng như nêu ra một vài kiến nghị đối với BIDV và các Bộ ngành có liên quan nhằm góp phần tăng hiệu quả công tác tín dụng nói chung và quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp nói riêng.

CHƯƠNG III:

GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1

3.1 TRIỂN VỌNG KINH TẾ NĂM 2018 ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG CÁC DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI

Theo báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia tháng 12/2017 về Tình hình kinh tế - Tài chính năm 2017 và triển vọng năm 2018, Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 được khái quát như sau:

a. Những thuận lợi:

- Kinh tế thế giới năm 2018 được dự báo tăng trưởng cao hơn năm 2017 do khối các nước phát triển duy trì tăng trưởng ổn định, khối các nền kinh tế mới nổi tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao hơn năm 20177. Triển vọng tăng trưởng lạc quan của kinh tế thế giới giúp đầu tư toàn cầu được dự báo tiếp tục phục hồi, tăng cao hơn so với năm 2017. Trong bối cảnh này, với nền tảng vĩ mô tương đối ổn định và những cải thiện mạnh mẽ về cơ chế chính sách liên quan đến cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh sẽ góp phần giúp Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư FDI, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Tăng trưởng thương mại toàn cầu tuy giảm nhẹ so với năm 2017 nhưng vẫn duy trì mức khá (IMF dự báo 4%). Đáng chú ý, nhu cầu nhập khẩu của nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được dự báo tăng đáng kể so với năm 20178. Đây là cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam khu vực này trong bối cảnh hàng hóa vào khối các nước phát triển đang khó khăn hơn do những thay đổi trong chính sách thương mại từ đa phương chuyển sang song phương.

- Ở trong nước, tổng cung của nền kinh tế được dự báo sẽ cải thiện nhờ hưởng lợi từ các chính sách cải thiện bên cung theo tinh thần Nghị quyết 19- 2017/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ. Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2018 của WB, Việt Nam năm 2018 xếp hạng 68/190 nền

kinh tế được đánh giá, tăng 14 bậc so với đánh giá trong năm 2017.

- Khu vực tư nhân được kỳ vọng là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của năm 2018 nhờ số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao trong những năm qua. Năm 2016, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 110,1 nghìn doanh nghiệp, số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới là 8,1 tỷ đồng. Ước năm 2017, số doanh nghiệp thành lập mới đạt 125 nghìn doanh nghiệp, số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới ước đạt 9,6 tỷ đồng.

- Ngành công nghiệp chế biến chế tạo được dự báo tiếp tục có mức tăng trưởng khá nhờ sự mở rộng đầu tư của khu vực doanh nghiệp FDI đạt kỷ lục trong năm 2016 và tiếp tục có diễn biến khả quan trong năm 2017 [16].

- Tăng trưởng kinh tế năm 2018 sẽ dựa vào mức tăng trưởng đều ở cả 3 khu vực. Khu vực công nghiệp và xây dựng sẽ được hưởng lợi từ: (i) các chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ cao từ việc hoàn thiện hệ thống các văn vản quy phạm phát luật về khoa học và công nghệ; (ii) các ngành, các cấp tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong khi đó, tăng trưởng khu vực dịch vụ được dự báo tiếp nối đà tăng trưởng mạnh như trong năm 2016 và 2017 nhờ lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh.

b. Những khó khăn:

- Mặc dù được được dự báo có triển vọng tăng trưởng tươi sáng, kinh tế thế giới năm 2018 vẫn phải đối mặt với những rủi ro do bất ổn địa chính trị. Nếu các điểm nóng của thế giới bùng phát thành xung đột, kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với khủng hoảng nhất định. Bên cạnh đó, thương mại toàn cầu nói chung và xuất khẩu của Việt Nam nói riêng sẽ chịu tác động nhất định bởi sự thay đổi chính sách thương mại từ đa phương sang song phương của Mỹ.

- Trong nước, các vấn đề nội tại của nền kinh tế vẫn là thách thức lớn như trình độ công nghệ thấp, đất đai, tài nguyên đang dần cạn kiệt trong khi năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có chuyển biến nhưng chưa

thực sự đột phá. Ngoài ra, yếu tố động lực tăng trưởng ở cả tổng cung và tổng cầu như khai thác dầu, than, đóng góp của Samsung, kiều hối, FDI, tiêu dùng đều đã được tận dụng và khó có khả năng duy trì được mức tăng cao như trong năm 2017 [16].

Nhờ những tín hiệu tốt trong năm 2017 mà kinh tế Việt Nam năm 2018 được dự báo sẽ tăng trưởng thuận lợi. Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định sẽ góp phần xây dựng thêm niềm tin đối với các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Đồng thời những giải pháp chính sách hỗ trợ kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm lãi suất trong thời gian qua sẽ giúp giảm chi phí sản xuất cũng như chi phí tài chính cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp để có động lực mở rộng sản xuất trong thời gian tới.

3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA BIDV -CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 109 - 116)