MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 122)

7. Ket cấu của luận văn

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan

Thông tin tin cậy về các doanh nghiệp và tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là điều kiện quan trọng nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Vì vậy, Chính phủ cần tính đến việc chỉ đạo các Bộ, Ngành liên quan nghiên cứu thành lập các tổ chức, các công ty chuyên thu thập, phân tích, tư vấn, đánh giá, mua bán các thông tin về doanh nghiệp, xếp hạng doanh nghiệp.. .dưới sự kiểm soát của Chính phủ hoặc có đủ điều kiện pháp lý để thành lập và chịu trách nhiệm với những nguồn thông tin này. Bên cạnh đó, các Bộ, Ngành khác nhau cũng nên có một kênh trung tâm thông tin để cập nhật tình hình các công ty hoạt động trong ngành cũng như xem xét đến phương án thu thập, xử lý và chuẩn hóa các thông tin

trong ngành. Neu làm được điều này sẽ tạo ra một kênh thông tin chính thống hỗ trợ rất nhiều cho các Ngân hàng trong quá trình thu thập dữ liệu về doanh nghiệp, cũng như có thể dễ dàng so sánh, đối chiếu tiềm năng của doanh nghiệp so với các đơn vị khác trong ngành.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Hiện nay các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng và hoạt động của doanh nghiệp được sửa đổi, cải tiến khá nhiều song thường mang tính chắp vá, thiếu sự đồng bộ. Vì vậy, Chính phủ cần xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán và lâu dài đảm bảo môi trường pháp lý lành mạnh và ổn định cho các doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các Ngân hàng để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm.

Hoàn thiện hệ thống kế toán thống nhất và đồng bộ, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc: Bộ tài chính cần quy định một hệ thống chuẩn mực kế toán thống nhất, đồng bộ và phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của các doanh nghiệp. Việc kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, những báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần được kiểm toán trước, trong và sau quá trình thẩm định của ngân hàng. Trong thời gian tới, khi thẩm định cho vay, các ngân hàng tiến tới sẽ yêu cầu khách hàng phải kiểm toán. Cơ quan kiểm toán sẽ là người kiểm soát đầu tiên về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của mình.

Nhà nước cũng cần tăng cường kiểm soát nền kinh tế, tạo môi trường kinh tế ổn định vì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bao giờ cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường kinh tế vĩ mô. Một môi trường không ổn định về mặt kinh tế có thể làm cho doanh nghiệp không kịp thích nghi dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm sút, gây thiệt hại về tài chính và ảnh hưởng kết quả kinh doanh. Mặt khác điều này có thể gây ra sai lệch trong dự báo của cán bộ tín dụng về tình hình tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, từ đó việc trả nợ ngân hàng đối với doanh nghiệp cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tổng cục thuế cần công khai thông báo rộng rãi số liệu về thuế mà các doanh nghiệp phải nộp, đã nộp trên các trang web của mình. Đồng thời, các cơ quan Thuế cần đẩy mạnh công tác cập nhật các doanh nghiệp mới thành lập, linh hoạt hỗ trợ cho ngân hàng trong việc cung cấp thông tin để hai bên cùng đạt đuợc lợi ích.

3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nuớc cần tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật đã ban hành, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng nói chung cũng nhu quy trình thẩm định nói riêng, để tránh sự chồng chéo, trái nguợc nhau.

Ngân hàng Nhà nuớc cũng cần tăng cuờng hoạt động hỗ trợ các Ngân hàng thuơng mại về mặt thông tin thông qua việc cải tiến, nâng cao hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng CIC, nhằm cung cấp các thông tin chính xác, nhanh chóng, phục vụ hiệu quả cho việc thẩm định tín dụng doanh nghiệp. Cụ thể: Ngân hàng Nhà nuớc cần phối hợp các cơ quan chức năng trong việc nâng cấp, quản lý trang thông tin tín dụng ngày một lớn mạnh, có sự liên hệ thông tin giữa trung tâm và các hiệp hội Doanh nghiệp, hiệp hội Ngân hàng, hiệp hội Kiểm toán, kế toán, Tổng cục thống kê, Ủy ban chứng khoán Nhà nuớc.. .để trang thông tin theo kịp diễn biến của thị truờng. Việc nâng cấp thông tin phải đuợc đảm bảo theo nguyên tắc: đầy đủ - chính xác - cập nhật và nhanh chóng.

Ngân hàng Nhà nuớc nên tổ chức những buổi hội thảo liên ngành và học hỏi các kinh nghiệm quản lý tín dụng từ các nuớc trên thế giới, từ đó đua ra những cảnh báo, định huớng chung cho các Ngân hàng tham khảo. Đặc biệt, nên có chế độ cử các cán bộ cấp cao của các Ngân hàng đi đào tạo với những chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới của IMF, WB.. .Qua đó, các Ngân hàng có thể kịp thời học hỏi và bắt kịp xu huớng quản lý tín dụng của các nuớc tiên tiến, có thêm nhiều bài học thực tế và áp dụng phù hợp đối với thị truờng Việt Nam.

3.4.3 Đối với Ngân hàng BIDV

Những kết quả đạt đuợc trong công tác thực hiện quy trình tín dụng cũng nhu hoạt động thẩm định tín dụng tại BIDV là không thể phủ nhận. Có thể khẳng định, ngân hàng đang ngày càng tự hoàn thiện về dịch vụ tín dụng cũng nhu chất luợng

tín dụng. Để thực hiện được những mục tiêu tín dụng của Ngân hàng trong thời gian tới, BIDV cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ các chi nhánh cũng như cán bộ tín dụng trong các vấn đề sau:

Ngân hàng cần ngày một hoàn thiện các chương trình hoạt động đối với công tác thẩm định doanh nghiệp. Chương trình này sẽ liên tục cập nhật những kết quả đạt được, những thiếu sót và hạn chế cần khắc phục và rút ra được những bài học thông qua kinh nghiệm từ những năm trước. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng luôn phải cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô, mục tiêu phát triển mà Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đề ra để kịp thời có những chỉ thị và bước đi đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn.

Công tác thanh tra, kiểm tra cũng cần được coi trọng, không những chỉ trong nội bộ chi nhánh mà còn trên toàn hệ thống ngân hàng. Việc không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng, cơ sở vật chất, hỗ trợ phương tiện cho cán bộ nhân viên và phát triển nguồn thông tin tín dụng cũng là mục tiêu mà ngân hàng phải đặt lên hàng đầu để sẵn sàng cho mục tiêu cạnh tranh trong khối cũng như vẫn đảm bảo tăng trưởng tín dụng bền vững.

3.4.4 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp

3.4.4.1 Nâng cao năng lực tài chính

Mặc dù hiện tại nền kinh tế đã có dấu hiệu khởi sắc cũng như Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều động tác khuyến khích các NHTM trong công tác tăng dư nợ tín dụng, tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp qua thời kỳ khó khăn do tình trạng thắt chặt tín dụng trước đây nhưng bài học nợ xấu vẫn gây e ngại cho các ngân hàng. Để khắc phục điều này, các doanh nghiệp nên cố gắng nâng cao hiệu quả kinh doanh, linh hoạt hơn nữa để tạo được niềm tin đối với các Ngân hàng, cũng là một bước quan trọng giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình vay vốn.

3.4.4.2 Nâng cao khả năng xây dựng phương án sản xuất kinh doanh

Việc nâng cao khả năng xây dựng phương án kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thuyết phục vay vốn của ngân hàng, nhờ vào đó mọi thủ tục thẩm định kiểm tra cũng sẽ gọn nhẹ, nhanh chóng hơn, tiết kiệm được thời gian cho hai bên. Một khi các doanh nghiệp đã chủ động được về thời gian tham gia dự án và được trợ giúp nguồn vốn từ phía ngân hàng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm bắt được

cơ hội tạo ra lợi nhuận và phát triển các kế hoạch kinh doanh của mình cũng như trả nợ được cho ngân hàng.

3.4.4.3 Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán, minh bạch các báo cáo tài chính

Doanh nghiệp cần nghiêm túc chấp hành và nâng cao hiểu biết về chế độ tài chính, sổ sách kế toán đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán chung. Các thông tin cung cấp cho ngân hàng cần phải xác thực, các BCTC cung cấp cho ngân hàng nên được thực hiện kiểm toán độc lập bởi một cơ quan kiểm toán có uy tín.

3.4.4.4 Nâng cao hiểu biết về các hoạt động, dịch vụ cung cấp của ngân hàng

Các doanh nghiệp cần nâng cao hiểu biết của mình về quy trình nghiệp vụ và các bước tiến hành cho vay của ngân hàng để từ đó có những bước chuẩn bị cần thiết giúp cho công tác thẩm định của các cán bộ tín dụng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.

KẾT LUẬN

Trước tình hình kinh tế thế giới đang có dấu hiệu hồi phục và ngành ngân hàng cũng đã có nhiều tín hiệu tốt lên, dự báo trong thời gian tới sẽ là giai đoạn phát triển trở lại của các doanh nghiệp trong nước sau một thời gian dài hạn chế sản xuất kinh doanh vì khó khăn trong việc tiếp cận vốn. BIDV nói chung và BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 nói riêng đều có những bước đi phù hợp với giai đoạn này. Bên cạnh việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng tại phân khúc khách hàng chủ chốt là khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng vẫn đi đôi với công tác củng cố hệ thống quản lý và phát triển bền vững hoạt động tín dụng. Nhờ đó, chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo đồng thời nhu cầu sử dụng vốn để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất của các thành phần kinh tế vẫn được tạo điều kiện diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

Đến thời điểm hiện tại, BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 đã đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động kinh doanh khi là một trong sáu chi nhánh xuất sắc và đứng đầu hệ thống năm 2017. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng, BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 đã có sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian qua và có thành công nhất định trong việc kiểm soát nợ xấu, bảo đảm chất lượng đối với việc cấp tín dụng cho khách hàng khi tỷ lệ nợ xấu đạt được trong năm 2017 là 0,54% (thấp hơn so với trung bình tỷ lệ nợ xấu năm 2017 của BIDV là 1,61%). Tuy nhiên, trong công tác xét duyệt cấp tín dụng của Ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế và khó khăn cần khắc phục, vì vậy luận văn đã mạnh dạn chỉ ra các yếu điểm trên, đồng thời nêu ra những giải pháp tích cực dành cho BIDV nói chung và BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 nói riêng để hoàn thiện và tối đa hóa hiệu quả thẩm định tín dụng của mình.

Để giải quyết một cách hoàn chỉnh các vấn đề có liên quan đến chất lượng công tác xét duyệt tín dụng đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực không chỉ riêng BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 mà rất cần có sự giúp đỡ từ nhiều Bộ, Ngành, cơ quan đặc biệt là Ngân hàng Nhà Nước trong việc ban hành và thống nhất các nguồn luật, quy định điều chỉnh nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số

kiến nghị đối với cơ quan chức năng và các doanh nghiệp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1nói riêng và BIDV nói chung.

Nhận thức được vai trò của mình, xu hướng phát triển trong tương lai của BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 là tiếp tục giữ vững và phát huy nền tảng vững chắc từ cơ sở vật chất, kiểm soát tốt hơn chất lượng công tác cấp tín dụng; triển khai các dịch vụ, sản phẩm tiên tiến đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với đà tăng trưởng hiện tại, BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 nói riêng và ngân hàng BIDV nói chung hoàn toàn có thể thực hiện tham vọng bứt phá trở thành một trong những Ngân hàng hàng đầu Việt Nam đúng như mục tiêu mà ngân hàng đặt ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,

NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Nguyễn Minh Kiều (2007), Phân tích tài chính và quyết định đầu tư vốn,

Chuơng trình giảng dạy kinh tế Fullbright.

3. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2001), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 1627/2001/QĐ-NHNN.

4. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về việc Quy định về phân loại phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam (2016), Quyết định số 3296/QĐ-BIDV về Ban hành chính sách cấp tín dụng và các Phụ lục, Văn bản sửa đổi bổ sung.

6. Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam (2015), Quy định số 4633/BIDV-QLTD về Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức và các Phụ lục, Văn bản sửa đổi bổ sung.

7. Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam (2013), Quyết định số 379/QĐ-QLTD về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp và các Phụ lục, Văn bản sửa đổi bổ sung.

8. Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam (2014), Quy định số 8955/QĐ-QLTD về giao dịch bảo đảm và các Phụ lục, Văn bản sửa đổi bổ sung.

9. Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam (2014), Quy định số 8956/QĐ-QLTD về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện giao dịch bảo đảm và các Phụ lục, Văn bản sửa đổi bổ sung.

10. Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam (2016), Quyết định số 3297/QĐ-HĐQT về việc Ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới đối với

khách hàng là tổ chức kinh tế và cá nhân.

11. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2016), Công văn số 10546/BIDV- QLTD về việc Hướng dẫn triển khai Hệ thốngXHTDNB mới đối với Khách hàng TCKT và khách hàng cá nhân và các Phụ lục, Văn bản sửa đổi bổ sung.

12. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2016), Quy định 10544/QyĐ-BIDV về việc Hướng dẫn thực hiện chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức và các Phụ lục, Văn bản sửa đổi bổ sung.

13. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 (2018), Báo cáo số 111/ BIDV.SGD1-QLRR2 Mục tiêu chất lượng kinh doanh năm 2018.

14. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015.

15. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

16. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia (2017), Báo cáo tình hình kinh tế tài chính năm 2017 và triển vọng năm 2018.

STT Tên hồ sơ Hình thức văn bản Mức độ cần thiết Ghi chú I HỒ SƠ PHÁP LÝ

I.1 Khách hàng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

1 Quyết định thành lập doanhnghiệp

Bản chính/văn bản chứng .1 * thực Bắt

buộc Đối với công ty TNHH 1thành viên.

2 Điều lệ doanh nghiệp

Bản chính/văn bản chứng .1 * thực Bắt buộc

3 Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp

Bản chính/văn bản chứng .1 * thực Bắt buộc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cung cấp mã số doanh nghiệp. Mã số này là mã số đăng ký kinh doanh và

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(174 trang)
w