Nội dung quy trình tín dụng doanh nghiệp tại BIDV

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 68)

7. Ket cấu của luận văn

2.3.3 Nội dung quy trình tín dụng doanh nghiệp tại BIDV

Bước 1: Tiếp thị khách hàng, đề xuất tín dụng

a. Tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ:

• Tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của BIDV từ khách hàng;

• Hướng dẫn khách hàng cung cấp và lập Hồ sơ tín dụng theo quy định BIDV (lập Phiếu tiếp nhận hồ sơ khi nhận hồ sơ tín dụng từ khách hàng).

b. Phân tích, thẩm định tín dụng, lập Báo cáo đề xuất tín dụng:

• Khảo sát thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, thu thập các thông tin liên quan để phục vụ cho mục đích phân tích, thẩm định tín dụng;

• Căn cứ hồ sơ khách hàng cung cấp và các thông tin thu thập được trong quá trình thẩm định khách hàng, lập Báo cáo đề xuất tín dụng;

• Trình cấp thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng. Trường hợp khoản tín dụng vượt thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh, trình Phó giám đốc Quản lý khách hàng xem xét, có ý kiến trước khi trình Giám đốc

Chi nhánh phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng. c. Phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng:

• Cấp thẩm quyền xem xét hồ sơ và Báo cáo đề xuất tín dụng của Bộ phận Quản lý khách hàng, thực hiện phê duyệt trên Báo cáo đề xuất tín dụng;

• Neu cấp thẩm quyền phê duyệt đồng ý đề xuất tín dụng, Bộ phận Quản lý khách hàng thực hiện:

- Chuyển hồ sơ tín dụng sang Bộ phận Quản lý rủi ro hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng;

- Truờng hợp khoản tín dụng vuợt thẩm quyền cấp tín dụng của Chi nhánh, trình Giám đốc Chi nhánh ký công văn đề xuất tín dụng, gửi hồ sơ tín dụng về Trụ sở chính (Ban Quản lý rủi ro tín dụng). Hồ sơ tín dụng gửi Trụ sở chính theo quy định của BIDV.

• Nếu cấp thẩm quyền phê duyệt không đồng ý đề xuất tín dụng, Bộ phận Quản lý khách hàng thông báo từ chối cấp tín dụng với khách hàng.

Bước 2: Thẩm định rủi ro:

a. Tiếp nhận hồ sơ, lập Báo cáo thẩm định rủi ro:

• Tiếp nhận hồ sơ đề xuất tín dụng từ bộ phận Quản lý khách hàng/Chi nhánh (trong hợp vuợt thẩm quyền của Chi nhánh)/Đơn vị đề xuất khác (nếu có quy định);

• Căn cứ hồ sơ tín dụng, thu thập thêm thông tin (nếu cần), yêu cầu đơn vị đề xuất tín dụng bổ sung hồ sơ (nếu cần), thực hiện đánh giá, thẩm định rủi ro và lập Báo cáo thẩm định rủi ro;

• Trình cấp thẩm quyền phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng.

b. Phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro:

• Cấp thẩm quyền phê duyệt rủi ro xem xét hồ sơ tín dụng và Báo cáo thẩm định rủi ro, phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro;

• Sau khi cấp thẩm quyền phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro, Bộ phận Quản lý rủi ro trình cấp thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng;

định rủi ro đã được phê duyệt và toàn bộ hồ sơ tín dụng. Riêng hồ sơ trình Hội đồng quản trị/Ủy ban Quản lý rủi ro /Hội đồng tín dụng Trung ương/Hội đồng tín dụng cơ sở bao gồm:

- Báo cáo đề xuất tín dụng đã được phê duyệt đồng ý/Công văn đề xuất tín dụng của Chi nhánh;

- Báo cáo thẩm định rủi ro đã được phê duyệt đồng ý;

- Các hồ sơ tài liệu khác có liên quan (theo yêu cầu của cấp phê duyệt cấp tín dụng).

Bước 3: Quyết định cấp tín dụng

a. Trường hợp cấp tín dụng không qua Bộ phận Quản lý rủi ro:

Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng xem xét hồ sơ, thực hiện phê duyệt cấp tín dụng trên Báo cáo đề xuất cấp tín dụng (phê duyệt trên Báo cáo đề xuất cấp tín dụng được coi là Quyết định cấp tín dụng).

Neu cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng đồng thời là cấp phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng: Việc phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng đồng thời là phê duyệt cấp tín dụng và được coi là Quyết định cấp tín dụng.

b. Trường hợp cấp tín dụng phải qua Bộ phận Quản lý rủi ro:

Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng xem xét hồ sơ, Báo cáo đề xuất cấp tín dụng, Báo cáo thẩm định rủi ro, thực hiện phê duyệt cấp tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro.

Nếu cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng đồng thời là cấp phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro: Việc phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro đồng thời là phê duyệt cấp tín dụng.

Hội đồng Quản trị/Ủy ban Quản lý rủi ro /Hội đồng tín dụng Trung ương/Hội đồng tín dụng cơ sở: Ra biên bản, nghị quyết/quyết định cấp tín dụng theo quy chế hoạt động của Hội đồng/Ủy ban.

c. Đối với khoản tín dụng đã được thông qua chủ trương cấp tín dụng nhưng khi xem xét hồ sơ chính thức theo quy định này nếu cấp có thẩm quyền không đồng ý cấp tín dụng thì cấp đó báo cáo cấp đã thông qua chủ trương cấp tín dụng (trừ

trường hợp cấp phê duyệt tín dụng là cấp đã phê duyệt chủ trương hoặc cấp cao hơn).

d. Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt

• Soạn thảo văn bản phê duyệt tín dụng;

• Đàm phán, thông báo cấp tín dụng với khách hàng;

• Soạn thảo Hợp đồng;

• Ký kết Hợp đồng;

• Hoàn thiện các điều kiện cấp tín dụng trước khi giải ngân/phát hành bảo lãnh;

• Lưu hồ sơ, nhập thông tin vào Hệ thống.

Bước 4: Giải ngân

• Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân, lập Đề xuất giải ngân;

• Trình duyệt giải ngân;

• Phê duyệt giải ngân;

• Thực hiện giải ngân;

• Lưu trữ hồ sơ giải ngân. Bước 5: Quản lý, giám sát

Có trách nhiệm quản lý, theo dõi, giám sát khoản cấp tín dụng cho đến khi thanh lý hợp đồng/tất toán khoản tín dụng theo quy định:

• Kiểm tra, rà soát sau:

- Căn cứ kiểm tra: Hồ sơ tín dụng, sổ sách chứng từ kế toán của khách hàng, kiểm tra thực địa;

- Nội dung kiểm tra, rà soát sau, thời gian tiến hành kiểm tra thực hiện theo Quy định của BIDV;

- Kết thúc mỗi lần kiểm tra, Cán bộ Quản lý khách hàng phải lập Biên bản kiểm tra;

- Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích/khách hàng không thực hiện đúng cam kết/dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng không hiệu quả như dự tính, biến động bất lợi về tài sản bảo đảm..., Cán bộ Quản lý khách hàng lập Báo cáo kiểm tra và báo cáo lãnh đạo Chi nhánh (đối với khách hàng tại Chi nhánh);

- Bản chính Biên bản kiểm tra, Báo cáo kiểm tra được chuyển cho Bộ phận Quản trị tín dụng để lưu hồ sơ tín dụng theo quy định.

• Thường xuyên liên lạc, nắm bắt các vấn đề sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng;

• Lập bảng theo dõi nợ vay, theo dõi tiến độ thực hiện dự án đối với cho vay đầu tư dự án để theo dõi, giám sát chặt chẽ tình trạng khoản tín dụng;

• Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, phân loại nợ theo quy định của BIDV;

• Thực hiện kiểm tra, đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cấp tín dụng của BIDV;

• Rà soát, đối chiếu thông tin khoản tín dụng trên chương trình hệ thống với hồ sơ thực tế, yêu cầu Bộ phận Quản trị tín dụng chỉnh sửa theo hồ sơ nếu có sai sót. Định kỳ 06 tháng/lần, phối hợp Bộ phận Quản lý rủi ro thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản bảo lãnh đã phát hành với thông tin khoản bảo lãnh trên hệ thống và Sổ văn thư lấy số bảo lãnh tại Bộ phận Văn thư.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng

a) Khi khách hàng đã trả hết nợ gốc, lãi, phí, Bộ phận Quản lý khách hàng phối hợp với Bộ phận Quản trị tín dụng, Giao dịch khách hàng thực hiện:

• Đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ gốc, lãi, phí... để tất toán hồ sơ tín dụng;

• Giải chấp các hợp đồng bảo đảm;

• Thanh lý các Hợp đồng (nếu có).

b) Bộ phận Quản trị tín dụng chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ tín dụng đã tất toán theo quy định.

2.3.4Đánh giá về quy trình tín dụng doanh nghiệp tại BIDV — Chi nhánh Sở Giao dịch 1

Nhìn chung, Quy trình tín dụng doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 tuân thủ đúng trình tự các bước trong quy trình cấp tín dụng chung của BIDV. Với quy trình cấp tín dụng như trên, cán bộ tín dụng của BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 đã thực hiện đầy đủ các bước để nắm bắt nhu cầu, tiếp nhận, khai thác thông tin từ khách hàng, qua đó đưa ra phân tính, đánh giá và nhận định về tình

hình của doanh nghiệp. Từ đó, Cán bộ tín dụng báo cáo lãnh đạo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tuân thủ đúng quy định của BIDV và pháp luật.

Để tăng tính chính xác khi đua ra quyết định cấp tín dụng đối với doanh nghiệp, ngoài việc thực hiện các buớc trong quy trình đúng theo trình tự, cán bộ tín dụng cần phải tập trung thu thập thông tin và đánh giá các nhân tố quan trọng để làm cơ sở để đua ra quyết định cấp tín dụng của BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 đối với khách hàng doanh nghiệp. Các nhân tố này đều tuân thủ theo quy tắc chung đã đề cập ở trên, để tránh trùng lặp, nguời viết sẽ đi sâu vào việc BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 vận dụng các nhân tố trên để đua ra quyết định cấp tín dụng cuối cùng.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 68)