Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu 0227 giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45)

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Được hình thành năm 1959 với tên gọi là Phòng Công thương nghiệp Ô Chợ Dừa, sau đó được đổi thành Chi điếm Nghiệp vụ ngân hàng Nhà nước khu phố Đống Đa từ ngày 01/7/1988. Hiện nay, chi nhánh là một trong những đơn vị có doanh số hoạt động lớn nhất trong hệ thống NHCT với trụ sở chính tại số 183 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội và mạng lưới 8 phòng giao, 5 quỹ tiết kiệm trải rộng khắp địa bàn quận Đống Đạ

Ke từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh phải đương đầu với nền kinh tế thị trường hết sức sôi động và cạnh tranh với hàng trăm NHTM, tổ chức tín dụng trong nước và chi nhánh Ngân hàng nước ngoàị Chặng đường hơn 25 năm hoạt động và đổi mới, Chi nhánh không ngừng phát trien và tăng trưởng, thu được những kết quả đáng khích lệ trong kinh doanh dịch vụ tiền tệ, khẳng định được thành tích phát trien toàn diện và rộng lớn cả về qui mô hoạt động, mạng lưới, được nhiều bạn hàng đánh giá cao và luôn giữ vững thành tích là đơn vị kinh doanh xuất sắc trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức hiện nay

Nhằm tạo sự chuyên môn hóa sâu giữa các bộ phận, tăng năng suất và hiệu quả lao động, từ tháng 10/2014, NHCT đã chuyển đổi 5 mô hình hoạt động xuyên suốt từ Trụ sở chính đến chi nhánh, gồm: khối Khách hàng doanh nghiệp, khối Khách hàng bán lẻ, phòng Hỗ trợ tín dụng, Trung tâm thanh toán, Trung tâm quản lý tiền mặt và chuyển đổi mô hình giao dịch bán lẻ. Theo mô hình chuyển đổi đó, cơ cấu tổ chức của chi nhánh Đống Đa hiện nay như sau:

Nguồn: Thông tin cơ cấu tổ chức của Vietinbank - Đống Đa

- Ban giám đốc: tổ chức triển khai, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh, trong đó, mảng kinh doanh Bán lẻ do một phó giám đốc phụ trách.

- Phòng khách hàng Doanh nghiệp: Nghiên cứu, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng doanh nghiệp; chủ động tìm kiếm khách hàng mới, tư vấn bán hàng, thiết lập, chăm sóc và duy trì quan hệ thường xuyên với các khách hàng doanh nghiệp; phân tích, thẩm định tín dụng/ chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp; giải quyết các nhu cầu tài trợ thương mại của khách hàng doanh nghiệp; đánh giá và giám sát chất lượng tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh.

- Phòng tài trợ thương mại: Xây dựng chính sách khách hàng cho nghiệp vụ tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế; trực tiếp thực hiện công tác tiếp thị, tìm kiếm, thu hút khách hàng và tư vấn về các sản phẩm tài trợ thương mại; tiếp nhận và xử lý các giao dịch tài trợ thương mại; theo dõi các khoản tài trợ, chiết khấu, các nghĩa vụ tài trợ thương mại khác của khách hàng, theo dõi nguồn tiền đi và về qua các kênh chuyển tiền, tài trợ thương mại và các nguồn thu khác.

- Phòng bán lẻ: Nghiên cứu, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng bán lẻ; tìm hiểu thông tin, nhu cầu của khách hàng nhằm tư vấn và cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ và giải pháp đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng; phối hợp với các công ty con của NHCT để đẩy mạnh bán hàng, bán chéo sản phẩm sản phẩm dịch vụ, bán thêm tất cả các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng bán lẻ như tiền gửi, tiền vay, dịch vụ ngân hàng điện tử, bảo hiểm, sản phẩm phái sinh, đầu tư; phân tích, thẩm định tín dụng/ chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng bán lẻ; giải quyết các nhu cầu tài trợ thương mại của khách hàng bán lẻ; đánh giá và giám sát chất lượng tín dụng của khách hàng bán lẻ tại chi nhánh.

- Phòng kế toán: Bán/ cung ứng các sản phẩm dịch vụ và thực hiện các giao dịch: đóng/ mở tài khoản; gửi/ rút tiền từ tài khoản, thanh toán, chuyển tiền, mua/ bán ngoại tệ, chi trả kiều hối; các giao dịch đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ tự động; các giao dịch liên quan đến thẻ, giữ tài sản; quản lý tài chính chi tiêu nội bộ tại chi nhánh.

- Phòng tiền tệ kho quỹ: Quản lý toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ có giá, hồ sơ tài sản bảo đảm; điều phối tiền mặt giữa hội sở chi nhánh với các phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm, giữa thủ kho với các giao dịch viên đảm bảo sử dụng tiền mặt hợp lý, hiệu quả; điều chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ có giá, hồ sơ tài sản bảo đảm giữa hội sở chi nhánh với các phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm, giữa chi nhánh với NHNN và các chi nhánh NHCT khác.

- Phòng tổng hợp: xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh, tính toán, phân bổ chỉ tiêu kinh doanh cho từng bộ phận nghiệp vụ; tổng hợp báo cáo thống kê, báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động kinh doanh; điều tra, cập nhật và kiểm soát thông tin các sự kiện rủi ro hoạt động phát sinh tại các phòng/ tổ; theo dõi diễn biến và quản lý chất lượng danh mục tín dụng, quản lý chất lượng, phối hợp với các phòng khách hàng, phòng bán lẻ, phòng giao dịch theo dõi, quản lý thu hồi các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro và xử lý các vấn đề phát sinh đối với các khoản nợ có vấn đề.

- Phòng tổ chức hành chính: thực hiện công tác cán bộ (tuyển dụng, điều động, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ); thực hiện công tác văn phòng, hành chính quản trị, văn thư, lưu trữ trong toàn chi nhánh.

2.1.3.1 Hoạt động cấp tín dụng

Như nhiều NHTM Việt Nam khác, tín dụng không chỉ là dịch vụ căn bản, là xương sống trong hoạt động kinh doanh mà còn là nguồn thu nhập chính của chi nhánh. Hơn thế, tín dụng cũng là cơ sở để chi nhánh tiếp tục mở rộng và phát triển các nghiệp vụ kinh doanh khác như huy động vốn, tài trợ thương mại, mua bán ngoại tệ, là tiền đề để chi nhánh phát triển đồng đều và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Có thể nói, nguồn vốn tín dụng của chi nhánh trong các năm qua đã đóng vai trò quan trọng hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế của quận Đống Đa và thành phố Hà Nộị

Về quy mô, chi nhánh là ngân hàng tài trợ vốn cho các dự án lớn được đầu tư bởi các Tập đoàn, Tổng công ty lớn như Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất, ... đồng thời cũng là ngân hàng cung ứng vốn hàng đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay trong thành phố Hà Nội, mà tiêu biểu là các chương trình tín dụng SMEDF, JBIC. Các chương trình này vừa thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vừa tạo ra thêm việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.

Cùng với việc phát triển về quy mô, chi nhánh cũng rất chú trọng việc phát triển cân đối các khoản vay theo các kỳ hạn ngắn, trung dài hạn và loại hình doanh nghiệp. Các hình thức cấp tín dụng cũng liên tục được phát triển với bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay vốn lưu động, cho vay dự án, . đảm bảo đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Với tư duy “bán những gì khách hàng cần' chứ không phải “bán những gì mình có", nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng luôn được phân tích, khai thác để đáp ứng kịp thờị Thêm vào đó, các gói sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở kết hợp sản phẩm tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng được coi là những nhân tố góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm tín dụng của chi nhánh, tăng độ thoả mãn của khách hàng đối với sản phẩm của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư tín dụng của chi nhánh trong thời gian vừa qua cũng có nhiều chuyển dịch theo hướng tích cực, đa dạng hóa cơ cấu khách hàng theo quy mô, ngành nghề.

- Đến 30/06/2015, số dư đầu tư trái phiếu đạt 924 tỷ đồng, giảm 140 tỷ đồng so với đầu năm; Dư nợ cho vay đạt 11.590 tỷ đồng, tăng 2.349 tỷ đồng so với đầu năm, tăng 3.195 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước; đạt 112% kế hoạch quý 2/2015 và bằng 101% kế hoạch năm 2015.

Chỉ tiêu_______ 2013 2014 6/2015 ______1. Nợ nhóm 2_______________________________________ Giá trị________ _____________ 0_ _________ 3,2 ___________ 168,2 Tỷ trọng_______ ___________ 0% 0,04 % __________ 1,45% ______2. Nợ xấu__________________________________________ Giá trị________ __________8,25 ________33,5 _____________36 Tỷ trọng_______ _________0,68% _________0,4 __________0,76%

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của Vietinbank — Đống Đa

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng

■Cá nhân, hộ gia đình

■Tổ chức kinh tế

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2014 của Vietinbank - Đống Đa

- về cơ cấu cho vay: cho vay trung dài hạn 4.234,5 tỷ đồng, tăng 2.457,8 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 36,5%/tổng dư nợ.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Vietinbank — Đống Đa

■Ngắn hạn

■Trung dài hạn

Nguồn: Báo cáo tổng kết, sơ kết hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 của Vietinbank - Đống Đa

- Chất lượng tín dụng:

Song song với đẩy mạnh quy mô, chi nhánh đã chỉ đạo, giám sát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đảm bảo tăng trưởng phải đi đôi với an toàn hiệu quả. Chi nhánh thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng; theo dõi sát các khoản vay để chủ động thu gốc, thu lãi kịp thời; hạn chế tối đa nợ nhóm 2, nợ xấu phát sinh mớị Do đó, chất lượng dư nợ được duy trì lành mạnh, nợ nhóm 2, nợ xấu có giá trị và tỷ trọng thấp (thấp hơn so với mức bình quân của NHCT Việt Nam).

Bảng 2.1: Nợ nhóm 2 và nợ xấu tại Vietinbank — Đống Đa

13.920 1.213 615 214 2014 _______15.553 ________1.064 1 9.24 ________546 _______268 6/ 2015 _______15.761 _________924 11.590 ________372 ________111

Nguồn: Thông tin báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 của Vietinbank - Đống Đa

2.1.3.2 Các hoạt động kinh doanh khác:

- Hoạt động huy động vốn: đến 30/06/2015, nguồn vốn huy động đạt 15.761 tỷ đồng tăng 208 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 97% kế hoạch quý 2/2015 và bằng 87% kế hoạch năm 2015.

- Hoạt động tài trợ thương mại: Chi nhánh vẫn tiếp tục là một trong các đơn vị dẫn đầu của hệ thống NHCT về mua bán ngoại tệ (đạt 574 triệu USD), thu nhập từ hoạt động mua bán ngoại tệ là 2,5 tỷ đồng. Chi nhánh đã bám sát và đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ của các khách hàng lớn, đặc biệt là các khách hàng VIP. Tích cực đẩy mạnh công tác bán chéo sản phẩm, kết hợp sản phẩm ngoại tệ với các sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng khác.

- Hoạt động thanh toán qua ngân hàng: Doanh số thanh toán đạt 82.050 tỷ, trong đó doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 88%, doanh số thanh toán tiền mặt là 9.609 tỷ chiếm 12%. Công tác kế toán đảm bảo hạch toán kịp thời và chính xác, an toàn không để xảy ra sai sót, gây chậm trễ; tạo được niềm tin cho khách hàng, làm tốt công tác thu chi tiền mặt, giữ được định mức tồn quỹ đáp ứng nhu cầu tiền mặt kịp thời cho khách hàng. Chi nhánh đã triển khai mạnh dịch vụ thu chi tiền tận nơi đối với các khách hàng lớn, truyền thống, chú trọng các khách hàng có hệ thống siêu thị thương mại lớn, các bệnh viện, trường đại học như: Công ty Pico, Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện Nội tiết, .. .và nhiều khách hàng cá nhân.

- Công tác phát triển các dịch vụ thẻ và các dịch vụ ngân hàng điện tử: Chi nhánh đã khai thác thế mạnh trong quan hệ với các trường đại học, học viện để phát hành thẻ liên kết có chức năng thu học phí, đồng thời đẩy mạnh bán chéo sản phẩm đối với các công ty giao dịch tiền gửi, tiền vay để phát hành thẻ tập thể và trả lương qua thẻ, qua đó phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử như VBH 2.0 - Dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng doanh nghiệp, IPAY - Dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho cá nhân, SMS Banking, Mobie Banking. 6 tháng đầu năm chi nhánh đã phát hành được 10.517 thẻ ATM; 798 thẻ tín dụng quốc tế và 87 cơ sở chấp nhận thẻ.

2.1.3.3 Kết quả kinh doanh

Trong 6 tháng đầu năm 2015, lợi nhuận của Chi nhánh đã đạt 111,2 tỷ đồng, tăng 12,3 tỷ so với cùng kỳ năm trước; đạt 57% kế hoạch quý 2/2015 và bằng 26% kế hoạch năm 2015.

Bảng số 2.2: Quy mô hoạt động kinh doanh và lợi nhuận

2.2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPTRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

2.2.1 Quy trình thẩm định tín dụng và các văn bản pháp lý có liên quanđến thẩm định tín dụng tại Vietinbank - Đống Đạ đến thẩm định tín dụng tại Vietinbank - Đống Đạ

NHCT là một trong những NHTM lớn và có bề dày lịch sử lâu dài nhất ở Việt Nam. Hệ thống văn bản, quy chế, quy trình của NHCT được tổ chức rất chặt chẽ, khoa học, chi tiết, đảm bảo phù hợp với chính sách, chế độ, quy chế của Nhà nước, NHNN và mục tiêu, chiến lược, chính sách tín dụng của NHCT trong từng thời kỳ. Quy trình cấp tín dụng của NHCT Việt nam cho đến nay đã được thể chế hóa tương đối đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng và cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đã bao gồm khá toàn diện các nội dung cần thiết mà các ngân hàng cần thực hiện trong quá trình phê duyệt tín dụng như: (i) đưa ra các tiêu chí cấp tín dụng về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, lịch sử quan hệ tín dụng, tính khả thi của phương án, dự án vay rõ ràng; (ii) xây dựng quy trình đánh giá chính thức và phê duyệt (chủ yếu theo phân cấp thẩm quyền tín dụng) cụ thể.

Trên cơ sở khung chính sách của NHCT, quy trình thẩm định tín dụng, phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Đống Đa được thực hiện với các quy định sau đây:

- Quy định cấp và quản lý giới hạn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ban hành theo quyết định số 699/2013/QĐ-HĐQT- NHCT35 ngày 02/7/2013 và văn bản sửa đổi bổ sung số 1699/2013/QĐ-HĐQT- NHCT35 ngày 02/8/2013.

- Quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ban hành theo quyết định số 222/2013/QĐ-HĐQT- NHCT35 ngày 26/02/2010, văn bản sửa đổi bổ sung lần 01 số 1655/2011/QĐ- HĐQT-NHCT35 ngày 10/11/2011 và văn bản sửa đổi bổ sung lần 02 số 1333/2011/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 12/12/2011.

- Quy trình cấp giới hạn tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1496/2013/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 30 tháng 12 năm 2013 của

Một phần của tài liệu 0227 giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w