có và các chỉ tiêu tài chính
Hiện nay, các phương pháp, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp là thông tin được phổ biến rộng rãi và mọi cán bộ phân tích đều dễ dàng tiếp cận thông qua các khóa học, qua internet hoặc các tài liệu tham khảo từ rất nhiều tác giả. Tại các NHTM nói chung và Vietinbank - Đống đa nói riêng, quy trình hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp được xây dựng rất rõ ràng, chi tiết và việc thực hiện được kiểm soát qua nhiều cấp. Tuy nhiên, trong thẩm định tín dụng, chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp vẫn là vấn đề trăn trở của các nhà quản lý. Trong thực tế, khi một khoản tín dụng, một khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ hoặc khi nợ nhóm 2, nợ xấu của NHTM có nguy cơ tăng, người quản lý sẽ đặt ngay câu hỏi rằng, điểm gì, chỉ tiêu nào trong phân tích tài chính đã bị bỏ qua khi thực hiện thẩm định. Do vậy, để chất lượng phân tích tài chính được nâng cao, bên cạnh việc cung cấp các hướng dẫn cụ thể và công cụ hỗ trợ, cần phải trang bị và bổ sung cho cán bộ kỹ năng thực hiện một cách thành thục. Để thực hiện vấn đề này, cần xây dựng được quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp với các hướng dẫn rõ ràng, chi tiết các bước thực hiện; nội dung yêu cầu và phương pháp thực hiện ở từng bước. Một số kỹ thuật trong phân tích tài chính doanh nghiệp cần được áp dụng là:
3.2.4.1 Đánh giá sự phù hợp và khớp đúng của báo cáo tài chính
Cán bộ phân tích có thể thực hiện kiểm tra BCTC nhanh và chính xác theo các bước sau:
- Kiểm tra số dư của tất cả các tài khoản trên bảng CĐKT phát sinh xem đã đúng bản chất của kế toán chưạ
- Kiểm tra sự khớp đúng từng biểu và giữa các biểu trong BCTC, hoặc giữa các BCTC niên độ khác nhau như: trên biểu báo cáo kết quả HĐKD, lợi nhuận sau thuế phải bằng lợi nhuận trước thuế trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại; trên bảng CĐKT và trên thuyết minh BCTC, số liệu trên cột số đầu năm và số cuối năm của các chỉ tiêu phải bằng nhau; trên bảng CĐKT, số liệu cột đầu năm của các chỉ tiêu năm nay bằng số liệu trên cột số cuối năm của năm trước liền kề, ...
- Kiểm tra sự khớp đúng giữa số liệu trên bảng cân đối phát sinh với các báo cáo chi tiết như: số dư tài khoản 131, 331 với số công nợ phải thu của khách hàng
và công nợ phải trả cho nhà cung cấp; số dư tài khoản tài khoản 156 với bảng chi tiết nhập xuất tồn; số dư tài khoản 133, 511 trên bảng cân đối phát sinh với tờ khai thuế GTGT hàng tháng hoặc hàng quý, ....
3.2.4.2 Nâng cao chất lượng phân tích các khoản mục tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp
Để đánh giá tất cả các khoản mục tài sản, nguồn vốn cần rất nhiều thời gian, công sức nhưng kết quả đem lại sẽ không đạt kỳ vọng do có những khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ nên biến động của nó không gây ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Do vậy cần xem xét, lựa chọn những khoản mục có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của DN (nguyên tắc trọng yếu) để đánh giá, bất cứ sự nghi ngờ nào đều cần được kiểm tra lại (nguyên tắc thận trọng). Thông thường, cần tập trung phân tích, đánh giá các khoản mục sau:
K Đánh giá khoản phải thu
Mục đích: Phát hiện khoản phải thu hạch toán không đúng tính chất dài hạn/ngắn hạn, những khoản phải thu khó đòi, các khoản chi phí không rõ nguồn đang hạch toán vào phải thu từ đó tìm ra những khoản doanh nghiệp trích lập thừa để giấu lãi hoặc trích lập thiếu để giấu lỗ.
Phương pháp thực hiện:
Xem xét các khoản nợ phải thu lớn kết hợp với điều tra thực tế (nếu cần), đối chiếu với biên bản kiểm kê cuối năm để xác định: thời hạn thu theo hợp đồng, tính chất dài hạn/ngắn hạn của các khoản phải thu, hoặc đối chiếu với biên bản xác nhận công nợ để xác định các khoản phải thu hạch toán khống.
Xem chi tiết TK 131 - phải thu khách hàng, TK 136 - phải thu nội bộ, so sánh giữa hai niên độ báo cáo, những khoản số dư không thay đổi hoặc ít thay đổi trong kỳ (không phát sinh tăng, giảm hoặc phát sinh giảm rất ít) có thể là khoản nợ khó đòị Cần kiểm tra hợp đồng, biên bản đối chiếu công nợ, báo cáo tuổi nợ các khoản phải thu đến thời điểm gần nhất
Xem chi tiết TK 138 - phải thu khác, các khoản mục sau cần được coi là tài sản kém chất lượng:
- Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý;
đơn vị) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn, ... đã được xử lý, bắt bồi thường;
- Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB, chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải thu hồị
- Ngoài ra, các khoản chi lương tăng năng suất lao động, TSCĐ chưa có nguồn, các chi phí khác, ... có thể được doanh nghiệp hạch toán sai vào TK 138 vì nếu hạch toán vào giá thành thì kết quả hoạt động kinh doanh bị lỗ.
Đánh giá số đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi: Dựa vào những đánh giá trên, so sánh với bảng kê chi tiết các khoản dự phòng phải thu khó đòi, phát hiện những khoản phải thu chưa được trích lập, tính số phải trích lập theo quy định hiện hành. Căn cứ xác định nợ phải thu khó đòi theo Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài Chính:
- Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách hàng nợ mất khả năng thanh toán (khách hàng đó lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết...)
Mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài Chính:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán: trích 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm; 50% nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm; 70% nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm; 100% nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đó lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án, ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
Mục đích: Phát hiện hàng tồn kho ứ đọng, chậm luân chuyển kém mất phẩm chất, giá gốc cao hơn giá có thể bán; so sánh số đã trích dự phòng với số phải trích theo quy định hiện hành.
Phương pháp thực hiện: Xem chi tiết TK 152 - nguyên vật liệu, TK 153 - công cụ, dụng cụ, TK 154 - chi phí SXKD dở dang, TK 155, TK156 - hàng hóa, biên bản kiểm kê, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn của nguyên vật liệu/thành phẩm trong kỳ để phát hiện:
- Các khoản mục có giá trị lớn; không phát sinh tăng, giảm trong kỳ hoặc tăng/giảm không đáng kể trong kỳ. Các khoản mục có biến động lớn, đột xuất trong năm: tìm nguyên nhân của sự biến động này (phục vụ kế hoạch tăng quy mô/ khó khăn trong tiêu thụ/gom hàng chờ tăng giá/do yếu tố mùa vụ trong hoạt động kinh doanh,...).
- Riêng đối với doanh nghiệp xây lắp: Kiểm tra báo cáo tổng hợp chi phí, doanh thu, lỗ lãi theo từng công trình, nhằm phát hiện những công trrình đã hoàn thành nhưng: không được nghiệm thu, quyết toán; đã được nghiệm thu quyết toán nhưng vẫn tồn tại số dư trên TK 154, thể hiện công trình không đạt chất lượng hoặc chi phí vượt quá dự toán/ không hợp lý nên không được nghiệm thu thanh toán.
Tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định, so với số doanh nghiệp đã trích lập trên bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn khọ Mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/09 của Bộ Tài chính: Mức dự phòng = Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho x (Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho). Trong đó: Giá gốc hàng tồn kho gồm: chi phí mua, chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).
^ Đánh giá đầu tư tài chính
Mục đích: Phát hiện các khoản có giá trị thị trường giảm so với giá trị sổ sách; so sánh số đã trích lập dự phòng với số phải trích theo quy định.
Phương pháp thực hiện: Xem xét chi tiết TK 121 - chứng khoán kinh doanh, tập trung vào các mã chứng khoán có giá trị lớn; nghiên cứu sổ chi tiết theo dõi chứng khoán đầu tư kinh doanh mà doanh nghiệp đang nắm giữ; bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư để đánh giá những khoản đầu tư vượt quá thời hạn quy định, tìm nguyên nhân chưa thu hồi (giảm giá trên thị trường chứng khoán mà nếu bán ra doanh nghiệp bị lỗ).
Đánh giá khả năng thua lỗ, tính số phải trích lập thực tế: căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm lập BCTC, so sánh với số liệu đã trích lập trên bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư với điều kiện được trích lập dự phòng theo quy định hiện hành.
Quy định hiện hành về trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính là Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính, mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập BCTC x (Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán - Giá chứng khoán thực tế trên thị trường)
J Đánh giá tài sản cố định
Mục đích: Đánh giá giá trị còn lại hợp lý của các tài sản cố định.
Phương pháp thực hiện: xem xét chi tiết TK 221 - tài sản cố định hữu hình, biên bản kiểm kê tài sản, sổ theo dõi tài sản cố định để xác định giá trị còn lại của các tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng, lạc hậu, chờ thanh lý.
Kiểm tra tính nhất quán trong việc sử dụng các phương pháp tính khấu haọ Kiểm tra xác suất việc trích khấu hao của một số tài sản cố định có giá trị lớn qua 3 năm liên tiếp, đánh giá chính sách khấu hao của doanh nghiệp có đầy đủ và đúng thời gian quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành hay không? Phát hiện các trường hợp doanh nghiệp không quyết toán nguyên giá tài sản cố định để trích khấu hao, hoặc thời gian trích khấu hao dài hơn tuổi thọ của tài sản cố định, hoặc trích thấp hơn mức hao mòn thực tế ...
^ Đánh giá tài sản khác
Yêu cầu: Phát hiện và loại bỏ những khoản hạch toán không đúng tính chất hoặc đúng tính chất nhưng phân bổ không đúng quy định; xác định giá trị tài sản thiếu chờ xử lý của doanh nghiệp; xác định số thuế giá trị gia tăng được hoàn lại hợp lý tại cuối kỳ báo cáọ
Phương pháp thực hiện: Xem chi tiết TK 141 - tạm ứng: đánh giá những khoản tạm ứng quá hạn không thanh toán, so sánh với thời hạn hoàn tạm ứng trong giấy đề nghị tạm ứng đối với khoản tạm ứng có giá trị caọ Xem chi tiết TK 142 - chi phí trả trước: So sánh với những khoản mục được hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành để phát hiện và loại bỏ những khoản hạch toán không đúng tính chất; chi phí trích thêm trong kỳ vào TK 142 mà không phân bổ hoặc phân bổ rất ít vào
chi phí sản xuất kinh doanh, đối chiếu chi phí đã trích các kỳ trước để xác định doanh nghiệp hạch toán không đủ chi phí
S Phân tích cơ cấu và biến động tài sản — nguồn vốn và tình hình công nợ
Xem xét tính hợp lý của cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, dựa trên:
- Ngành nghề kinh doanh: doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề khác nhau thì có cơ cấu tài sản hợp lý khác nhau (tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác nhau giữa doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp vận chuyển quốc tế; tỷ trọng tài sản cố định và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh thương mạị..).
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: cùng trong một ngành, doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh khác nhau sẽ có cơ cấu tài sản hợp lý khác nhau (đơn vị xây lắp là nhà thầu chính thì tỷ trọng tài sản cố định/ tổng tài sản thấp hơn đơn vị xây lắp là nhà thầu phụ chuyên thi công...).
- Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu cao và có xu hướng tăng cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp cao, mức độ phụ thuộc về tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lạị Tuy nhiên khi xem xét cần quan tâm đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được, những thuận lợi và khó khăn mà trong tương lai doanh nghiệp có thể phải đương đầụ
Khi cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp có sự thay đổi qua các năm, cần:
- Phân tích nguyên nhân của sự thay đổi đó: tỷ trọng các khoản phải thu của một đơn vị xây lắp tăng đột biết có thể là do thay đổi chiến lược kinh doanh từ nhà thầu chính sang thầu phụ cho các dự án lớn.
- Đánh giá tính hợp lý của sự thay đổi trong cơ cấu tài sản với năng lực của doanh nghiệp, quyết định đầu tư thêm tài sản cố định, tỷ trọng tài sản dài hạn/ tổng tài sản sẽ tăng lên, phản ánh mức độ ổn định sản xuất kinh doanh lâu dàị Tuy nhiên nếu tăng lớn so với quy mô hiện tại (thông qua vay vốn) sẽ tạo gánh nặng tài chính, đồng thời là nguyên nhân làm giảm khả năng thanh toán và vốn luân chuyển.
Xem xét tác động của sự thay đổi cơ cấu tài sản đến quá trình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, cụ thể:
+ Sự biến động của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn.
+ Sự biến động của hàng tồn kho ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu dự trữ, khâu sản xuất đến khâu bán hàng.
+ Sự biến động của các khoản phải thu, khả năng thanh toán của đối tác, chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp đối với khách hàng và vị thế của khách hàng trong quan hệ thương mại ảnh hưởng lớn đến việc quản lý và sử dụng vốn, vòng quay vốn.
+ Sự biến động của tài sản cố định cho thấy phần nào sự tăng trưởng hay suy giảm quy mô của doanh nghiệp.
- Xem xét biến động trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp đang tài trợ cho các hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay, vốn chủ sở