NGHIỆP TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
Là một trong những chi nhánh có quy mô hoạt động kinh doanh lớn nhất trong hệ thống NHCT, tổng dư nợ cho vay và đầu tư của chi nhánh tại thời điểm tháng 6/2015 đạt 12.514 tỷ đồng, trong đó, dư nợ cho vay là 11.590 tỷ đồng, khách hàng doanh nghiệp chiếm 99,45%. Mặc dù dư nợ tín dụng lớn, số lượng khách hàng, khoản vay nhiều nhưng chất lượng tín dụng của chi nhánh được kiểm soát rất chặt chẽ, tỷ trọng dự nhóm 2 và nợ xấu thấp (2,21%/ tổng dư nợ). Đây cũng là minh chứng cho thấy chi nhánh đã tuân thủ đầy đủ quy chế, quy định hiện hành của NHCT, kiểm soát chặt chẽ tất cả các khâu trong quá trình cấp tín dụng. Kết quả này là sự nỗ lực rất lớn của chi nhánh, trong đó chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp đã đóng góp đáng kể vào kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank - Đống Đạ Thẩm định tín dụng nói chung và phân tích tài chính khách hàng nói riêng tại chi nhánh có những ưu điểm và tồn tại như sau:
2.3.1 Ket quả đạt được.
2.3.1.1 Vietinbank — Đống Đa đã tuân thủ quy trình cấp tín dụng lành mạnh
Quy trình cấp tín dụng của NHTM CP Công thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Đống Đa nói riêng cho đến nay đã được thể chế hóa tương đối đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng và cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đã bao gồm khá toàn diện các nội dung cần thiết mà các ngân hàng cần thực hiện trong quá trình phê duyệt tín dụng như: (i) đặt ra các tiêu chí cấp tín dụng, đặc biệt là các tiêu chí về năng lực tài chính rõ ràng, nhất quán; (ii) xây dựng quy trình thẩm định, quyết định tín dụng đảm bảo tính độc lập; phân cấp thẩm quyền phán quyết cụ thể; (iii) đưa ra các quy định về việc thường xuyên, định kỳ rà soát, đánh giá lại khách hàng để có chính sách, biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp.
Trong thẩm định tín dụng, phân tích tài chính đối với khách hàng doanh nghiệp cũng được xây dựng thành quy trình với các bước thực hiện rất cụ thể, trong từng bước đều xác định rõ yêu cầu và hướng dẫn phương pháp thực hiện một cách rõ ràng, chi tiết.
Để đảm bảo tính lành mạnh, an toàn trong hoạt động tín dụng, chi nhánh đã tuân thủ đầy đủ, chặt chẽ quy định, quy trình của NHCT; bám sát khách hàng để kịp thời nắm bắt các diễn biến về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp quản lý phù hợp. Công tác thu thập BCTC và tiến hành phân tích tình hình tài chính được thực hiện định kỳ 6 tháng, khi nhận được báo cáo tài chính kiểm toán độc lập hoặc khi phát hiện thấy khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ, chi nhánh sẽ tiến hành rà soát và thực hiện lại quy trình phân tích tài chính đồng thời chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo số liệu cập nhật mới nhất.
2.3.1.2 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp được thực hiện độc lập, kiểm soát đa cấp, đảm bảo tính khách quan.
Công tác chấm điểm tín dụng, xếp hạnh khách hàng; thẩm định các chỉ tiêu tài chính để xác định có đủ điều kiện cấp tín dụng không được thực hiện độc lập giữa các bộ phận (quan hệ khách hàng, thẩm định), theo nguyên tắc kiểm soát đa cấp. Trong đó, bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm thu thập, thẩm định sơ bộ các chỉ tiêu tài chính và chấm điểm khách hàng; bộ phận thẩm định chịu trách nhiệm rà soát kết quả phân tích tài chính và chấm điểm khách hàng do bộ phận khách hàng đã thực hiện, sau đó lập báo cáo thẩm định; lãnh đạo phòng kiểm soát kết quả chấm điểm của 2 bộ phận và đề xuất hạng khách hàng; lãnh đạo quyết định tín dụng là người phê duyệt phân tích tài chính và hạng khách hàng.
Trường hợp đề nghị cấp tín dụng của khách hàng vượt mức thẩm quyền phán quyết của chi nhánh, hồ sơ cấp tín dụng phải được hội đồng tín dụng chi nhánh chấp thuận và trình trụ sở chính; các phòng nghiệp vụ trụ sở chính (phòng khách hàng, phòng phê duyệt tín dụng) sẽ tái thẩm định và đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng. Hạng khách hàng, tình hình tài chính khách hàng cũng sẽ được hai phòng nghiệp vụ trụ sở chính tái thẩm định, phân tích, đánh giá. Vì vậy, quá trình phân tích, thẩm định và quyết định tín dụng đảm bảo được nguyên tắc độc lập, chuyên môn hóa, kiểm soát đa cấp để bảo vệ quyền lợi của ngân hàng.
2.3.1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp khá đầy đủ
Theo hướng dẫn của NHCT Việt Nam, Vietinbank - Đống Đa thực hiện điều tra thông tin và lập lại BCTC của khách hàng sau đó mới tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính. Các bước thực hiện như sau:
đã được kiểm toán hoặc đã được quyết toán thuế. Kiểm tra chi tiết các khoản mục trên bảng CĐKT và báo cáo kết quả HĐKD, đánh giá sự tuân thủ chế độ tài chính, kế toán của doanh nghiệp và sự khớp đúng về số liệu của từng bảng biểu và giữa các bảng biểu trong BCTC hoặc giữa các niên độ với nhaụ
- Phân tích các số liệu trên BCTC để bóc tách các khoản mục kém chất lượng, khó thu hồi, các chi phí phải trả chưa được hạch toán đúng và đủ, từ đó xác định được lợi nhuận thực (hoặc lỗ) chưa được thể hiện hết trên BCTC.
- Lập bảng các khoản cần điều chỉnh trên bảng CĐKT và báo cáo kết quả HĐKD, sau đó phân tích các nhóm chỉ tiêu trên cơ sở bảng CĐKT và báo cáo kết quả HĐKD đã được điều chỉnh.
- Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong phân tích là chỉ tiêu cơ bản, trọng yếu, phù hợp với việc đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.
2.3.1.4 Phương pháp phân tích tương đối phù hợp.
Trong thời gian qua, Vietinbank - Đống Đa chủ yếu sử dụng 2 phương pháp phân tích là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số.
Sử dụng phương pháp so sánh, các chỉ tiêu tài chính, các khoản mục trong BCTC qua các năm được so sánh với nhau để chỉ ra diễn biến và xu hướng vận động của tài chính là tích cực hay tiêu cực đối với hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, phương pháp này còn được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu tài chính của khách hàng với các doanh nghiệp khác cùng ngành để từ đó thấy được vị trí của doanh nghiệp trong ngành cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình ngành.
Phương pháp tỷ số được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp để tính tỷ lệ các khoản mục trong bảng CĐKT, trong báo cáo kết quả HĐKD. Phương pháp này cũng rất cần thiết để phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu của doanh nghiệp như chỉ số về khả năng thanh toán, các chỉ số hoạt động, chỉ số về khả năng sinh lời, chỉ số phản ánh khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp. Thông qua phân tích các tỷ số, cán bộ có được cái nhìn tổng quan, chi tiết về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2.3.1.5. Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp ngày càng caọ
Vietinbank - Đống Đa đã tập trung đầu tư nguồn nhân lực, tài chính và công nghệ để đảm bảo cho các cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng có điều kiện
phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp đạt kết quả tốt với những tiêu thức sau:
- Kết quả phân tích báo cáo tài chính về cơ bản bảo đảm tính khách quan, trung thực.
- Hướng dẫn chi tiết cách lấy số liệu để phân tích, đánh giá; hệ thống chỉ tiêu phân tích phù hợp với mục đích sử dụng kết quả phân tích.
- Hỗ trợ công cụ công nghệ thông tin để cán bộ có thể tra cứu thông tin và lập các bảng tính toán số liệu nhanh chóng, chính xác.
- Thời gian phân tích cũng là tiêu thức phản ánh chất lượng của phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng. Cùng kết quả phân tích như nhau nhưng với lượng thời gian khác nhau sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khác nhaụ Thời gian là lực lượng, là sức manh, nhiều khi tạo nên “cơ hội vàng” trong kinh doanh. Vì vậy, xu hướng giảm thời gian phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp để sớm có quyết định cho vay chính xác là xu hướng khách quan, không những vì lợi ích của khách hàng mà còn vì lợi ích của bản thân NHTM trong bối cảnh bùng nổ thông tin, phát triển khoa học công nghệ và cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, Vietinbank - Đống Đa đã đầu tư về nguồn lực con người, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, đào tạo cán bộ chuyên sâu về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; có sự phân công, phối hợp tốt giữa bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận thẩm định để rút ngắn và nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp. Nếu như năm 2012 thời gian bình quân cho việc phân tích một khách hàng vay vốn là 5,5 ngày, năm 2013, giảm xuống còn 4 ngày thì đến năm 2014 chỉ còn 3 ngày/1 hồ sơ khách hàng vay vốn. Thời gian bình quân phân tích báo cáo tài chính có khuynh hướng giảm nên tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn, phát triển sản xuất kinh doanh do đó vừa thu hút được khách hàng,vừa tăng trưởng doanh thu của ngân hàng. Nợ xấu của chi nhánh nằm trong giới hạn cho phép, quy mô hoạt động tín dụng ngày một tăng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Đạt được kết quả trên là do những nguyên nhân
- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của Vietinbank - Đống Đa tuy còn những hạn chế nhất định nhưng lãnh đạo chi nhánh đã cử những cán bộ có trình độ chuyên môn, có năng lực đảm nhận công việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Đây là những cán bộ có phẩm chất đạo đức, tận tụy với công việc, có uy tín với
khách hàng, biết khai thác và sàng lọc thông tin, có thái độ trung thực, khách quan. Vì vậy, kết quả phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp cơ bản là chính xác.
- Công nghệ: Là một trong những NHTM đi đầu trong áp dụng công nghệ hiện đại, NHTM CP Công thương Việt Namt chú trọng triển khai các giải pháp công nghệ hỗ trợ cho nghiệp vụ. Thực hiện sự chỉ đạo của NHCT, Vietinbank - Đống Đa đã áp dụng những thành tựu công nghệ tin học vào công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Các bảng biểu, chỉ số phân tích tài chính như: cơ cấu biến động nguồn vốn, tài sản; phân tích tình hình công nợ, nguồn tài trợ; phân tích hiệu quả sản xuất; phân tích dòng tiền được thực hiện trên công cụ hỗ trợ “Bảng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp” được xây dựng trên các ứng dụng Excel. Nhờ đó, công việc tìm kiếm, kiểm tra thông tin đa dạng và chính xác hơn. Cán bộ tín dụng sử dụng phần mềm được cài đặt sẵn trong máy vi tính để tính toán các số liệu, chỉ số tài chính nên độ chính xác của các chỉ tiêu này cao, kết quả nhanh chóng. Hiện nay, thời gian tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn không vượt quá 03 ngày, giúp cho ngân hàng có thể ra quyết định kịp thời, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Thông tin: Trên cơ sở thông tin, tài liệu do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng tại Vietinbank - Đống Đa tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng, kiểm chứng lại thông tin qua việc kiểm tra giấy tờ, chứng từ có liên quan, nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, thông tin từ những đối tác làm ăn của khách hàng, thông tin từ báo chí, ... Có thể thấy nguồn thông tin được sử dụng là đáng tin cậỵ
- Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ khá chặt chẽ.
Để đảm bảo rằng các hoạt động tín dụng tuân thủ với các chính sách và thủ tục của Ngân hàng và trong khuôn khổ hướng dẫn của Hội đồng quản trị và Ban Điều hành, NHCT đã xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trực thuộc Tổng giám đốc. Bộ phận này có chức năng kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ các yêu cầu về tác nghiệp tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh do vi phạm các chính sách, thủ tục và giới hạn. Tại chi nhánh, 100% hồ sơ cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp được kiểm tra, kiểm soát, qua đó phát hiện các lỗi vi phạm để bổ sung, xử lý kịp thờị Trường hợp phát hiện khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng tài chính, có khả năng ảnh hưởng đến tình hình thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ, chi nhánh sẽ có biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn thu
của khách hàng, áp dụng các chính sách tín dụng chặt chẽ nhằm rút giảm dần dư nợ.
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1 Tồn tại
Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh đã đạt được một số thành công nhất định nhưng còn có một số vấn đề tồn tại như sau:
- Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Vietinbank - Đống đa vẫn còn đơn giản:
Công tác phân tích và dự báo được tiến hành trên cơ sở số liệu BCTC 2 năm liên tiếp gần nhất do khách hàng cung cấp, với phương pháp thực hiện và khoảng thời gian này không thể phản ánh đúng thực trạng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Việc phân tích tài chính của doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại Vietinbank - Đống Đa chưa thấy hết được bản chất các khoản mục trong BCTC.
+ Trong quá trình phân tích khoản phải thu, nguyên liệu tồn kho, chi phí sản xuất dở dang, ... cán bộ phân tích chưa lọc ra được các khoản phải thu tồn đọng, nguyên liệu tồn kho không còn sử dụng được cũng như các khoản lỗ ở các công trình được dấu trong chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
+ Khi phân tích các chỉ số, một số cán bộ tín dụng chưa thấy được sự liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, mới dừng lại ở việc so sánh sự biến động các chỉ tiêu giữa các năm, chưa có sự gắn kết ý nghĩa của các chỉ tiêu; chưa so sánh các chỉ tiêu tài chính của khách hàng với các doanh nghiệp cùng ngành để thấy được vị trí của khách hàng trong ngành cũng như năng lực tài chính của khách hàng so với các các doanh nghiệp khác, từ đó thấy được năng lực cạnh tranh của khách hàng.
+ Chưa phân tích dòng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo phân tích tài chính chưa đề cập đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Việc phân tích dòng tiền của doanh nghiệp khá quan trọng vì nó cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua sự vận động của dòng tiền. Các chỉ số thanh toán chỉ cho biết khả năng thanh toán trong ngắn hạn, dài hạn một cách đơn thuần, chưa phân tích được khó khăn của doanh nghiệp trong thanh toán. Điều này cần đến phân tích dòng tiền để có cái nhìn đầy đủ hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
+ Hiện tại, trong quá trình phân tích, Vietinbank - Đống Đa mới sử dụng hai phương pháp là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số mà chưa sử dụng phương pháp tài chính Dupont. Chính vì vậy, khi phân tích chưa thấy được sự liên