- Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động rất đa dạng, ở nhiều lĩnh vực, quy mô khác nhau, trình độ tổ chức, quản lý khác nhaụ Trong điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, tỷ trọng doanh nghiệp lớn, có năng lực sản xuất kinh doanh thực sự, chủ động chấp hành đầy đủ, nghiêm túc quy định của nhà nước và các văn bản pháp lý trong quản lý kế toán tài chính không nhiềụ Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ, phân tán, năng lực quản lý điều hành không cao, khả năng tự chủ về tài chính thấp, chủ yếu trông chờ vào nguồn tài trợ từ các NHTM và các đối tác kinh doanh; không chú trọng đến công tác kế toán và quản lư tài chính. Để đối phó với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp thường chỉ lập BCTC dưới dạng hình thức hoặc cố tình làm sai lệch số liệu để giảm thuế hoặc để đáp ứng yêu cầu của các NHTM. Trong khi đó, các quy định về kế toán, quản lý tài chính còn có những bất cập, chưa thống nhất dẫn đến tình trạng BCTC của doanh nghiệp có độ tin cậy thấp rất phổ biến. Điều này gây khó khăn cho NHTM trong quá trình phân tích, đánh giá năng lực tài chính khách hàng. Do vậy, Chính phủ và Bộ tài chính cần quy định một hệ thống kế toán đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, ban hành sắc lệnh đi kèm với các chế tài bắt
buộc để mọi doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhỏ) áp dụng một cách thống nhất và đồng bộ chế độ kế toán, thống kê, thông tin báo cáo và chế độ kế toán trung thực, đầy đủ và định kỳ phải công khai quyết toán của doanh nghiệp. Việc kiểm toán tốt cho cả doanh nghiệp và ngân hàng trong quá trình phân tích tín dụng, tạo cho hai bên sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, do vậy nên bổ sung thêm các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán BCTC. Với quy định chặt chẽ này, BCTC của DN sẽ phản ánh đúng tình hình thực tế đồng thời việc thu thập thông tin của ngân hàng cũng được tiến hành thuận lợi và chính xác hơn, qua đó giúp ngân hàng thu thập được nguồn thông tin có chất lượng để phục vụ cho quá trình tích tài chính khách hàng doanh nghiệp.
- Các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng, củng cố và hoàn thiện hoàn thiện hệ thống báo cáo thống kê để cập nhật và lưu trữ dữ liệu về cơ chế, chính sách hiện hành; tình hình chấp hành các quy định pháp luật của các DN. Hiện nay, ngân hàng có rất nhiều nguồn thông tin phục vụ cho quá trình phân tích tín dụng, tuy nhiên những nguồn thông tin có độ tin cậy cao thì rất thiếụ Trước mắt, các Bộ, Ngành, các tổ chức như Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam nên thành lập thêm các công ty tư vấn hay các trung tâm thông tin về kinh tế để cung cấp thông tin, giúp cho quá trình thu thập thông tin của ngân hàng được dễ và đảm bảo tính xác thực hơn. Chính phủ cũng cần chỉ đạo các Bộ, Ngành, nghiên cứu, thành lập các tổ chức, công ty chuyên thu thập thông tin, các công ty tư vấn chuyên mua bán thông tin về doanh nghiệp, xếp hạng doanh nghiệp.
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Ngân hàng Nhà nước là cơ quan trực tiếp quản lý các NHTM cần phải có những biện pháp hỗ trợ thông tin cho hoạt động tín dụng của các NHTM để hạn chế rủi ro trong mối quan hệ với doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng được an toàn và hiệu quả. Việc ra đời của Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) đã tỏ rõ vai trò tích cực của NHNN trong việc bổ sung thêm một kênh thông tin, phần nào cải thiện tình trạng thiếu hụt thông tin tín dụng của các NHTM. Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của CIC, NHNN cần có hướng hoàn thiện, nâng cấp, đầu tư vào nguồn nhân lực, công nghệ, từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động, xây dựng hành lang pháp lý trong thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng. Để Trung tâm thông tin tín dụng hoạt động hiệu quả, NHNN cần xây dựng các văn bản quy định cụ thể về tác nghiệp như nguồn cung
cấp thông tin, người sử dụng thông tin, các chỉ tiêu thu thập, các tiêu thức phân tích, đánh giá để chuẩn hóa và mở rộng phạm vi thu thập, cung cấp thông tin.
- Với vai trò là cơ quan chủ quản, NHNN cũng cần thiết phải tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các NHTM, xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, khuyến khích các NHTM cùng tham gia tạo sự lành mạnh trong hệ thống tài chính ngân hàng. Đồng thời, NHNN cũng cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, các hội thảo, hội nghị cho cán bộ ngành ngân hàng để trao đổi, tăng cường hiểu biết và hợp tác lẫn nhaụ
3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần thành lập bộ phận phân tích tình hình kinh tế xã hội, phân tích ngành kinh tế và thông báo kịp thời cho các Chi nhánh thông tin về diễn biến nền kinh tế, những điều chỉnh trong cơ chế chính sách có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng nói chung và phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng. Nghiên cứu ban hành các quy định mới, bổ sung các quy định, quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp đã ban hành một cách thường xuyên để đảm bảo những quy định đó được cập nhật phù hợp với thay đổi, bổ sung từ Luật kế toán, chuẩn mực kế toán và các quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp. Đây là vấn đề quan trọng hỗ trợ cho các chi nhánh trong toàn hệ thống nâng cao chất lượng, hiệu quả phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các Phòng, Ban chức năng để đảm bảo tư vấn hỗ trợ cho các Chi nhánh trong quá trình phân tích, đánh giá khách hàng. Có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng hàng năm nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn cho cán bộ và giúp cán bộ cập nhật các quy định thay đổi của cơ chế, chính sách, môi trường kinh doanh. Đồng thời, quy định tuyển dụng cần hướng tới những người có năng lực, nhiệt tình để đào tạo và xây dựng lớp cán bộ tương lai có tầm nhìn và có tư duy mới mẻ.
- Để nâng cao chất lượng phân tích doanh nghiệp, NHCT cần chủ động tự đưa ra một hệ thống chỉ tiêu làm chuẩn mực so sánh dựa vào những kinh nghiệm thực tế đã có bên cạnh sự hỗ trợ từ các cơ quan hữu quan, từ các ngân hàng khác... giúp cho việc đánh giá vị trí của doanh nghiệp trong ngành được chính xác hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung ở chương 1, dựa vào các nội dung văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam; xuất phát từ thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại Vietinbank - Đống Đa thời gian qua và từ yêu cầu nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp, chương 3 nêu 6 giải pháp cơ bản về nghiệp vụ, tổ chức cán bộ, đồng thời đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi về pháp lí, cơ chế và nguồn lực cho Vietinbank - Đống Đa làm tốt công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong thời gian tớị
KẾT LUẬN CHUNG
Trước biến động khó lường của nền kinh tế trong trong nước và thế giới những năm gần đây, lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng gặp phải những khó khăn, thách thức không hề nhỏ. Hàng loạt các sự cố trong kinh doanh tiền tệ nảy sinh như: thanh khoản yếu kém, nợ xấu tăng cao, lợi nhuận giảm sút, .... Các NHTM thực sự bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt, phải tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng toàn diện để có thể tồn tại và phát triển.
Tín dụng là hoạt động kinh doanh chính, mang lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM Việt Nam, đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì thế, trước mỗi quyết định cấp tín dụng, Ngân hàng luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lờị Thẩm định tín dụng, trong đó phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp theo một quy trình nghiệp vụ nghiêm ngặt, mang tính khoa học cao là điều kiện tiên quyết giúp NHTM lựa chọn khách hàng, phát triển hoạt động kinh doanh an toàn và hạn chế rủi rọ Để tín dụng hoàn thành chức năng của mình và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM.
Với mục đích tìm ra biện pháp để hoạt động tín dụng tăng trưởng bền vững, luận văn: iiGiai pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa” đã cố gắng giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết. Luận văn đã hệ thống hóa các nội dung cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng của NHTM; luận giải, chứng minh và đánh giá thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại Vietinbank - Đống đa từ 2012 đến nay, chỉ rõ kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp ở Chi nhánh nàỵ Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theọ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về BCTC và lập, đọc, kiểm tra, phân tích BCTC, NXB Tài Chính.
2. PGS.TS Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội
3. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính
4. TS. Ngô Kim Phượng (2009), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB ĐHQG TPHCM
5. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang & Nguyễn Thị Liên Hoa (2007), Phân Tích Tài Chính, NXB Lao Động - Xã Hộị
6. Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
7. Luật Kế toán số 03/2003/QH11 do Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003. 8. Chuẩn mực kế toán Việt Nam:
- Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 ban hành và công bố 4 CMKT đợt 1.
- Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 ban hành và công bố 6 CMKT đợt 2.
- Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 ban hành và công bố 6 CMKT đợt 3.
- Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 ban hành và công bố 6 CMKT đợt 4.
- Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 ban hành và công bố 4 CMKT đợt 5 (Thông tư hướng dẫn số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006).
9. Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 hướng dẫn thực hiện 06 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005.
MS BẢNG CAN ĐỐI KẾ TOÁN 2011 2012 2013 2014
10
0 ẠTÀI SẢN NGẮN HẠN 9248.51 5256.33 8267.97 7310.80
11 0
Ị Tiền và các khoản tương
đương tiền_________________ 5.821 12.36 1 13.99 9 19.61 6 11 1 Tiền_______________________ 5.821 1 12.36 9 13.99 6 19.61 11
2 Các khoản tương đương tiền - - - -
12 0
IỊCác khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn_____________ - - - -
12
1 Đầu tư ngắn hạn _________ - - - -
12 9
Dự phòng giảm giá đầu tư
ngắn hạn (*)________________ - - - -
13
0 IIỊ Các khoản phải thu ngắnhạn_______________________ 8160.07 138.787 1129.68 4152.35
10. Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 hướng dẫn thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005.
11. Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003.
12. Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp.
13. Thông tư số 45/2013/QĐ-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính về Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
14. Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
15. Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừạ
16. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn______ 937 - - - 13
4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch - - - -
13
5 Các khoản phải thu khác______ - 279 442 521 13
9 Dự phòng phải thu ngắn hạnkhó đòi (*)_________________ (500) (500) (500) (500) 14 0 IV. Hàng tồn kho____________ 3 74.46 9 91.89 7120.84 0134.77 14 1 Hàng tồn kho_______________ 0 80.03 92.63 6 121.34 0 135.45 2 14 9 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)____________________ (566) (737) (494) (682) 15 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 3.148 13.28 7 3.451 4.066 15 1 Chi phí trả trước ngắn hạn ______52 ______60 102 71 15
2 Thuế GTGT được khấu trừ 1.130 1.148 1.127 1.363 15
4
0 B.TÀI SẢN DÀI HẠN_______ 5 8 5 2
21
0 Ị Các khoản phải thu dàihạn_______________________ - - ______75 4 15
21 1
Phải thu dài hạn của khách
hàng______________________ - - - -
21
2 Vốn kinh doanh ở đơn vị trựcthuộc______________________ - - - - 21
3 Phải thu dài hạn nội bộ________ - - - -
21
8 Phải thu dài hạn khác_________ - - ______75 4 15 21
9 Dự phòng phải thu dài hạn khóđòi(*)_____________________ - - - -
22 0 IỊTài sản cố định___________ 74.91 5 69.08 0 65.39 0 66.24 5 22 1 Tài sản cố định hữu hình______ 8 71.34 3 68.24 1 61.17 2 59.34 22 2 - Nguyên giá________________ 114.563 118.553 117.050 122.977 22
3 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (43.215) (50.309) (55.880) (63.635) 22
4 Tài sản cố định thuê tài chính - - 6 51 7 44 22 5 - Nguyên giá________________ - - 51 6 55 1 22
6 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) - - (34) (103) 22
7 Tài sản cố định vô hình_______ 929 837 4 74 9 65 22
8 - Nguyên giá________________ 1.116 1.116 1.081 1.081 22
9 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (187) (279) (337) (422) 23
0
Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang______________________ 2.638 - 2.959 5.796 24
0 IIỊ Bất động sản đầu tư______ - - - -
24
1 - Nguyên giá________________ - - - -
24
25
2 Đầu tư vào công ty liên kết,liên doanh__________________ - - - - 25
8 Đầu tư dài hạn khác__________ 100 100 100 100 25
9 Dự phòng giảm giá đầu tư tàichính dài hạn (*)_____________ - - - - 26
0 V. Tài sản dài hạn khác______ 0 13.88 8 11.23 9.020 7.253
26
1 Chi phí trả trước dài hạn______ - 8 11.23 9.020 7.253