CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
Quy trình phân tích tài chính là hướng dẫn cụ thể về trình tự các bước công việc, yêu cầu và cách thức thực hiện để phân tích tài chính doanh nghiệp. Quy trình được xây dựng một cách khoa học, chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ rất nhiều cho cán bộ trong quá trình thực hiện và nó sẽ giúp cho công tác phân tích tài chính của ngân hàng được bài bản, thống nhất đồng thời có thể tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện. Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của NHCT Việt Nam, Vietinbank - Đống Đa cần thiết phải thực hiện quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị cho công tác phân tích.
Xác định mục tiêu phân tích: kết quả phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong thẩm định tín dụng, là cơ sở để ngân hàng lựa chọn khách hàng, quyết định cấp tín dụng đối với các phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, hạn chế rủi ro tín dụng nên cần phải lập ra kế hoạch chi tiết về thu thập thông tin, xác định rõ nội dung phân tích, lựa chọn phương pháp phân tích.
Căn cứ vào mục đích của công tác phân tích tài chính, cán bộ phân tích sẽ lựa chọn những nguồn tin phù hợp. Cán bộ phân tích có thể lựa chọn một số hoặc tất cả các kênh thông tin sau để phục vụ cho quá trình phân tích: thông tin từ BCTC, thông tin từ quá trình phỏng vấn lãnh đạo hay cán bộ của doanh nghiệp, thông tin từ CIC, thông tin từ kho dữ liệu ngân hàng hay từ các phương tiện thông tin đại chúng, ....
Bước 3: Xử lý thông tin.
Đây là bước tiếp theo sau quá trình thu thập thông tin, bằng việc kết hợp nhiều phương pháp, cán bộ phân tích sẽ tiến hành nghiên cứu, xử lý thông tin đã thu thập được để so sánh, đánh giá, tổng hợp thành các số liệu, kết quả có giá trị cho bước phân tích tiếp theọ
Tuy nhiên, các đối tượng tài chính mà ta cần nghiên cứu, phân tích luôn luôn biến động vì vậy phân tích tài chính không chỉ đơn thuần là việc tổng hợp và sắp xếp số liệu mà các cán bộ cần phải biết phân tích, so sánh để thấy được xu hướng biến động, bản chất tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như thấy được vị trí của doanh nghiệp trong ngành.
Bước 4: Tổng hợp, báo cáo kết quả phân tích.
Đây là bước cuối cùng trong quy trình phân tích tài chính. Các cán bộ phân tích dựa vào kết quả thu được ở bước trên để tính toán các hệ số, chỉ tiêu tài chính và đưa ra nhận xét đánh giá về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đề xuất biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp với doanh nghiệp.
Vietinbank - Đống Đa cần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra giám sát và tổ chức triển khai quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Qua kiểm tra, các cấp lãnh đạo sẽ đánh giá được việc tuân thủ quy trình tín dụng, cơ cấu cho vay, tình hình dư nợ có phù hợp với mục đích phát triển mà ngân hàng đề ra hay không. Nếu phát sinh sai sót trong quá trình hoạt động như cho vay vượt quá nhu cầu vốn, vượt quá giá trị tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không đạt yêu cầu, cần trình cấp trên đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
3.2.2 Mở rộng và nâng cao chất lượng thu thập thông tin
Thông tin là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình phân tích. Thông tin càng trung thực, càng đầy đủ thì đánh giá của NHTM càng chính xác. Thực tế đặt
ra cho ngân hàng là các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thường có xu hướng được làm đẹp hơn khi cung cấp ngân hàng để làm hồ sơ vay vốn. Vì vậy, để đánh giá đúng được năng lực của khách hàng thì NHTM không thể chỉ dựa vào những số liệu sẵn có đó mà còn phải tìm hiểu những yếu tố khác xung quanh doanh nghiệp. Một số biện pháp sau đây có thể tăng cường chất lượng thu thập thông tin:
Thứ nhất là khai thác tối đa nguồn thông tin từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp là người hơn ai hết nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng với tư cách là người tài trợ, có nhu cầu nắm bắt tình hình của khách hàng nên việc yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin là điều đương nhiên. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng cung cấp thông tin đáng tin cậỵ Do vậy, để có được thông tin chính xác, cán bộ phân tích không chỉ thụ động ngồi chờ khách hàng mà còn phải tiếp xúc qua những mối quan hệ khác, qua những nguồn thông tin khác như các bạn hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp hay trực tiếp xuống tận cơ sở để xem xét, kiểm tra, đối chiếu hệ thống sổ sách ghi chép chi tiết để xác minh thông tin.
Thứ hai, cần tăng cường thu thập các nguồn thông tin phi tài chính và các thông tin khác từ bên ngoài doanh nghiệp như: biên bản kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước như Kiểm toán nhà nước, cơ quan Thuế, UBCK nhà nước, ...
Thứ ba, xây dựng một ngân hàng dữ liệu về khách hàng. Đây là công việc vô cùng cần thiết đối với mỗi ngân hàng. Nó giúp cho cán bộ phân tích kiểm soát, theo dõi tình hình doanh nghiệp qua các thời kỳ và cả quá trình phát triển, rút ngắn được thời gian tìm hiểu, phân tích; tạo cơ sở đánh giá khách hàng trong các giai đoạn trước đây, hiện nay và có thể dự báo được tình hình doanh nghiệp trong thời gian sắp tớị Nguồn số liệu thống kê tin cậy này sẽ là cơ sở để ngân hàng đánh giá khách hàng kịp thời và triệt để, dễ nhận biết được những rủi ro từ việc làm sai lệch báo cáo tài chính từ khách hàng.
Ngày nay, thông tin ngày càng có vai tr quan trọng trong mọi hoạt động, quyết định tới sự thành công hay thất bại của một vấn đề. Bất cứ một tổ chức nào cũng phải sử dụng thông tin trong hoạt động của mình để làm cơ sở đưa ra những chiến
lược đúng đắn. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng vậỵ Thông tin đầy đủ, kịp thời là điều kiện để ngân hàng phân tích, thẩm định đạt chất lượng. Để hoàn thiện hệ
thống cung cấp thông tin, cần phải có một bộ phận chuyên trách thu thập, xử lý và phân loại thông tin, tạo điều kiện cho công việc phân tích được hiệu quả hơn.
3.2.3 Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ phân tích tài chính doanh nghiệp chuyên sâu
Ở đâu, trong bất kỳ lĩnh vực nào, con người cũng là yếu tố quan trọng nhất, là yếu tố trung tâm, đóng vai trò quyết định sự thành bại của mọi hoạt động. Vì vậy, cần xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác phân tích tài chính chuyên sâu, có kiến thức nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng thẩm định để có thể phát hiện, đánh giá chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp, nâng cao chất lượng thẩm định tài chính khách hàng.
Trước hết, cần phải tuyển chọn những cán bộ có nền tảng kiến thức, có năng lực, nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, ... Vì vậy, khâu tuyển chọn nguồn nhân lực không nên qua loa, hời hợt mà cần chọn lựa khắt khe, kỹ càng. Đó cũng là một cách làm hướng tới sự an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Thứ hai, cần phải thường xuyên nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ bằng những buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ với những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Khuyến khích đội ngũ cán bộ tự nâng cao trình độ, tạo điều kiện về mặt thời gian, chi phí cho nhân viên tham gia các khóa học ngoài giờ, xây dựng chế độ khen thưởng hợp lý, thích đáng, để tạo cơ chế động lực cho cán bộ làm nhiệm vụ phân tích tài chính doanh nghiệp.
Thứ ba, về sắp xếp, tổ chức nhân sự trong phân tích tài chính doanh nghiệp, cán bộ phải được bố trí hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo phân công đúng năng lực, trình độ chuyên môn. Một giải pháp cho vấn đề này là thực hiện phân công cán bộ thẩm định theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Nên tiến hành phân công cán bộ phụ trách một hoặc một nhóm lĩnh vực nhất định như: công nghiệp, nông lâm nghiệp, thương mại và dịch vụ. Thực hiện theo mô hình này có ưu điểm là chuyên môn hóa được cán bộ tín dụng trong từng lĩnh vực, họ sẽ am hiểu về đặc điểm đặc trưng của từng ngành, từng khu vực, từng loại hình doanh nghiệp. Đối với phân công theo quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, các cán bộ có chuyên môn giỏi được phân công phụ trách các doanh nghiệp quy mô hoạt động lớn, dư nợ tín dụng cao, hoạt động kinh doanh đa dạng, phức tạp. Theo mô hình này, ưu điểm là bố trí cán bộ có năng lực, kinh nghiệm quản lý các khách hàng, khoản vay lớn để đảm bảo tính thận trọng và phòng tránh rủi ro hoạt động. Từ đó, công tác phân tích tín dụng sẽ đảm bảo chất lượng hơn.
3.2.4 Nâng cao trình độ phân tích, đánh giá chất lượng tài sản nợ, tài sảncó và các chỉ tiêu tài chính có và các chỉ tiêu tài chính
Hiện nay, các phương pháp, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp là thông tin được phổ biến rộng rãi và mọi cán bộ phân tích đều dễ dàng tiếp cận thông qua các khóa học, qua internet hoặc các tài liệu tham khảo từ rất nhiều tác giả. Tại các NHTM nói chung và Vietinbank - Đống đa nói riêng, quy trình hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp được xây dựng rất rõ ràng, chi tiết và việc thực hiện được kiểm soát qua nhiều cấp. Tuy nhiên, trong thẩm định tín dụng, chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp vẫn là vấn đề trăn trở của các nhà quản lý. Trong thực tế, khi một khoản tín dụng, một khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ hoặc khi nợ nhóm 2, nợ xấu của NHTM có nguy cơ tăng, người quản lý sẽ đặt ngay câu hỏi rằng, điểm gì, chỉ tiêu nào trong phân tích tài chính đã bị bỏ qua khi thực hiện thẩm định. Do vậy, để chất lượng phân tích tài chính được nâng cao, bên cạnh việc cung cấp các hướng dẫn cụ thể và công cụ hỗ trợ, cần phải trang bị và bổ sung cho cán bộ kỹ năng thực hiện một cách thành thục. Để thực hiện vấn đề này, cần xây dựng được quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp với các hướng dẫn rõ ràng, chi tiết các bước thực hiện; nội dung yêu cầu và phương pháp thực hiện ở từng bước. Một số kỹ thuật trong phân tích tài chính doanh nghiệp cần được áp dụng là:
3.2.4.1 Đánh giá sự phù hợp và khớp đúng của báo cáo tài chính
Cán bộ phân tích có thể thực hiện kiểm tra BCTC nhanh và chính xác theo các bước sau:
- Kiểm tra số dư của tất cả các tài khoản trên bảng CĐKT phát sinh xem đã đúng bản chất của kế toán chưạ
- Kiểm tra sự khớp đúng từng biểu và giữa các biểu trong BCTC, hoặc giữa các BCTC niên độ khác nhau như: trên biểu báo cáo kết quả HĐKD, lợi nhuận sau thuế phải bằng lợi nhuận trước thuế trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại; trên bảng CĐKT và trên thuyết minh BCTC, số liệu trên cột số đầu năm và số cuối năm của các chỉ tiêu phải bằng nhau; trên bảng CĐKT, số liệu cột đầu năm của các chỉ tiêu năm nay bằng số liệu trên cột số cuối năm của năm trước liền kề, ...
- Kiểm tra sự khớp đúng giữa số liệu trên bảng cân đối phát sinh với các báo cáo chi tiết như: số dư tài khoản 131, 331 với số công nợ phải thu của khách hàng
và công nợ phải trả cho nhà cung cấp; số dư tài khoản tài khoản 156 với bảng chi tiết nhập xuất tồn; số dư tài khoản 133, 511 trên bảng cân đối phát sinh với tờ khai thuế GTGT hàng tháng hoặc hàng quý, ....
3.2.4.2 Nâng cao chất lượng phân tích các khoản mục tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp
Để đánh giá tất cả các khoản mục tài sản, nguồn vốn cần rất nhiều thời gian, công sức nhưng kết quả đem lại sẽ không đạt kỳ vọng do có những khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ nên biến động của nó không gây ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Do vậy cần xem xét, lựa chọn những khoản mục có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của DN (nguyên tắc trọng yếu) để đánh giá, bất cứ sự nghi ngờ nào đều cần được kiểm tra lại (nguyên tắc thận trọng). Thông thường, cần tập trung phân tích, đánh giá các khoản mục sau:
K Đánh giá khoản phải thu
Mục đích: Phát hiện khoản phải thu hạch toán không đúng tính chất dài hạn/ngắn hạn, những khoản phải thu khó đòi, các khoản chi phí không rõ nguồn đang hạch toán vào phải thu từ đó tìm ra những khoản doanh nghiệp trích lập thừa để giấu lãi hoặc trích lập thiếu để giấu lỗ.
Phương pháp thực hiện:
Xem xét các khoản nợ phải thu lớn kết hợp với điều tra thực tế (nếu cần), đối chiếu với biên bản kiểm kê cuối năm để xác định: thời hạn thu theo hợp đồng, tính chất dài hạn/ngắn hạn của các khoản phải thu, hoặc đối chiếu với biên bản xác nhận công nợ để xác định các khoản phải thu hạch toán khống.
Xem chi tiết TK 131 - phải thu khách hàng, TK 136 - phải thu nội bộ, so sánh giữa hai niên độ báo cáo, những khoản số dư không thay đổi hoặc ít thay đổi trong kỳ (không phát sinh tăng, giảm hoặc phát sinh giảm rất ít) có thể là khoản nợ khó đòị Cần kiểm tra hợp đồng, biên bản đối chiếu công nợ, báo cáo tuổi nợ các khoản phải thu đến thời điểm gần nhất
Xem chi tiết TK 138 - phải thu khác, các khoản mục sau cần được coi là tài sản kém chất lượng:
- Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý;
đơn vị) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn, ... đã được xử lý, bắt bồi thường;
- Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB, chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải thu hồị
- Ngoài ra, các khoản chi lương tăng năng suất lao động, TSCĐ chưa có nguồn, các chi phí khác, ... có thể được doanh nghiệp hạch toán sai vào TK 138 vì nếu hạch toán vào giá thành thì kết quả hoạt động kinh doanh bị lỗ.
Đánh giá số đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi: Dựa vào những đánh giá trên, so sánh với bảng kê chi tiết các khoản dự phòng phải thu khó đòi, phát hiện những khoản phải thu chưa được trích lập, tính số phải trích lập theo quy định hiện hành. Căn cứ xác định nợ phải thu khó đòi theo Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài Chính:
- Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách hàng nợ mất khả năng thanh toán (khách hàng đó lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể;