CHẤT LƯỢNG BẢOLÃNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu 0166 giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25)

1.2.1. Khái niệm

Trong sản xuất kinh doanh, một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh là chất lượng hàng hoá. Nếu chất lượng hàng hoá tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý s ẽ đẩy nhanh quá trình tiêu thụ lưu thông hàng hoá, tạo ra nhiều lợi nhuận. Hoạt động bảo lãnh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đây là một hoạt động có khả năng tạo ra lợi nhuận không nh để duy trì sự hoạt động và

phát triển của ngân hàng tuy nhiên bảo lãnh cũng chứa đựng nhiều rủi ro vì vậy các ngân hàng cần chú trọng nâng cao chất luợng hoạt động bảo lãnh.

Chất luợng hoạt động bảo lãnh là mức độ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đáp ứng đuợc yêu cầu và phù hợp với mục đích của các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh đó là ngân hàng, khách hàng đuợc bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.

- Đối với ngân hàng

Hoạt động bảo lãnh phải đuợc tiến hành phù hợp với khả năng tài chính và thực lực của ngân hàng theo huớng tích cực để đảm bảo ngân hàng hoạt động lành mạnh và có tính cạnh tranh trên thị truờng. Ngân hàng có chất luợng bảo lãnh tốt tức là bảo lãnh của ngân hàng có cơ cấu về loại hình bảo lãnh phù hợp, mức tăng truởng cao, lành mạnh. Mặt khác chất luợng bảo lãnh còn thể hiện thông qua việc đảm bảo tính an toàn trong hoạt động chung của ngân hàng, mức độ xảy ra rủi ro thanh toán mà ngân hàng phải trả thay cho khách hàng là tối thiểu và không gây ra những tác động xấu tới tính thanh khoản cũng nhu uy tín của ngân hàng.

- Đối với khách hàng được bảo lãnh

Chất luợng hoạt động bảo lãnh là khả năng của ngân hàng đáp ứng hợp lý nhu cầu của nguời đuợc bảo lãnh, giúp khách hàng nhanh chóng thực hiện đuợc mục đích của mình khi yêu cầu bảo lãnh. Bảo lãnh đem lại cho nguời đuợc bảo lãnh nhiều cơ hội kinh doanh hơn, ký kết đuợc nhiều hợp đồng kinh tế quan trọng, thu hút đuợc nguồn vốn quốc tế hoặc tiếp cận đuợc công nghệ tiên tiến, ... Từ đó giúp nâng cao chất luợng sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá và mở rộng quy mô sản xuất, tăng cuờng khả năng cạnh tranh và hội nhập của doanh nghiệp đó.

Cụ thể chất luợng bảo lãnh thể hiện qua thủ tục xin cấp bảo lãnh cần đơn giản, gọn nhẹ nhung đầy đủ, mức phí phù hợp, cũng nhu đuợc huởng nhiều dịch vụ đi kèm với mức phí uu đãi hoặc không bị tính phí.

- Đối với bên nhận bảo lãnh

Chất luợng bảo lãnh là mức độ bảo lãnh của ngân hàng đáp ứng đuợc yêu cầu của bên nhận bảo lãnh. Ngân hàng cần phải tạo đuợc niềm tin đối với nguời nhận bảo lãnh rằng khi bên đuợc bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết gây ra thiệt hại, bên

nhận bảo lãnh s ẽ được đền bù thiệt hại từ phía ngân hàng. Ngân hàng có chất lượng bảo lãnh tốt s ẽ không xảy ra trường hợp khách hàng vi phạm cam kết với bên thứ ba, nếu khi bên được bảo lãnh vi phạm thì ngân hàng phải kịp thời thanh toán cho bên nhận bảo lãnh. Đồng thời, thời gian, thủ tục thanh toán bảo lãnh nhanh chóng, đơn giản cũng thể hiện một phần chất lượng của nghiệp vụ bảo lãnh.

1.2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng bảo lãnh ngân hàng thương mạiTheo như phần khái niệm trên bảo lãnh ngân hàng là bảo lãnh vì mục đích Theo như phần khái niệm trên bảo lãnh ngân hàng là bảo lãnh vì mục đích kinh tế với người bảo lãnh là các ngân hàng. B ảo lãnh ngân hàng chỉ được ra đời và phát triển vào đầu thập niên 70 của thế kỷ và trở thành một loại hình dịch vụ hữu hiệu của các ngân hàng hiện đại với nền kinh tế. Theo quan niệm Marketing sự ra đời một sản phẩm dịch vụ mới thường bắt nguồn từ ba nhân tố : Phát sinh nhu cầu, khả năng cung ứng và sự cho phép của luật pháp.B a nhân tố này với sự ra đời của bảo lãnh ngân hàng là:

* Sự phát sinh nhu cầu bảo lãnh: Chính sự phát triển của nền kinh tế mà ở đây là sự phát triển của thương mại và t n dụng đã làm nảy sinh xuất hiện những nhu cầu mới.

- về thương mại: Xã hội loài người đã trải qua các hình thức sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá ra đời tạo ra bước nhảy vọt trong đời sống, inh tế và tạo điều iện th c đẩy sự phát triển của thương mại. Thương mại ra đời từ sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sâu và lợi thế so sánh giữa các vùng,các doanh nghiệp và các quốc gia. Khi nền kinh tế phát triển, thương mại phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu đặc biệt với xu hướng hoà nhập tham gia vào phân công lao động khu vực và thế giới. Sự phát triển của thương mại làm tăng số lượng,giá trị và tốc độ các giao dịch của doanh nghiệp làm các giao dịch vượt ra h i phạm vi biên giới quốc gia.

- về tín dụng: Tín dụng ra đời do nhu cầu chu chuyển vốn trong nền kinh tế giữa những nơi thừa và thiếu tương đối. Thương mại phát triển kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực. Để đổi mới sản phẩm, công nghệ đáp ứng thị trường vốn trở nên cực kỳ quan trọng. Tín dụng khi

đó không chỉ bao gồm quan hệ cung ứng vốn giữa các tổ chức trong một nuớc mà c òn giữa các nuớc,các khu vực trên nhiều lĩnh vực nhung chủ yếu là thuơng mại với nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và một phần lãi nhất định. Điều kiện cơ bản trong tín dụng là hoàn trả có nghĩa rằng nguời cho vay có thể thu hồi vốn và lãi sau một thời hạn nhất định. Nguợc lại, nguời cấp tín dụng s ẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng nếu nguời vay không hoàn trả đúng yêu cầu. Rủi ro này càng lớn khi tín dụng đuợc thực hiện ở phạm vi ngoài quốc gia.

Sự phát triển của thuơng mại và tín dụng dẫn tới:

+ Sự thiếu hụt thông tin và do đó là sự thiếu tín nhiệm bạn hàng: Giao dịch diễn ra với đặc điểm tăng về số luợng, phức tạp hơn trong thời gian dài và trên phạm vi toàn cầu.Quá trình kinh doanh diễn ra với tốc độ chóng mặt, do vậy trong cùng một lúc một doanh nghiệp phải giao dịch với rất nhiều bạn hàng khác nhau. Họ thiếu thông tin về các bạn hàng cũng nhu đối thủ cạnh tranh. Sự thiếu hụt thông tin có thể dẫn tới rủi ro về đạo đức do bạn hàng không đáp ứng các hợp đồng đã ký kết. Hoặc nếu họ có thể tìm hiểu đuợc thông tin thì việc tranh thủ cơ hội kinh doanh và các chi phí phải b ỏ ra ngăn cản họ thực hiện điều này. Mâu thuẫn nảy sinh đó là sự thiếu hiểu biết về nhau làm các đối tác hông có đủ độ t n nhiệm cần thiết để ý kết hợp đồng.

+ Tăng các rủi ro trong kinh doanh: Một doanh nghiệp trong kinh doanh phải gánh chịu rủi ro về lãi suất, tỷ giá, cạnh tranh, các rủi ro bất khả kháng... Rủi ro có thể gây ra những hậu quả không luờng truớc đuợc cho doanh nghiệp. Theo cơ chế lan truyền các rủi ro này c n ảnh huởng tới cả các doanh nghiệp hác c ng thực hiện hợp đồng. Rủi ro v dụ nhu các rủi ro bất hả háng đôi hi nằm ngoài hả năng kiểm soát của con nguời. Kiểm soát rủi ro là khó khăn đặc biệt là các rủi ro lan truyền từ đối tác.Khi cạnh tranh bị đẩy tới mức độ gay gắt, các doanh nghiệp đều phải tận dụng mọi cơ hội để vuợt lên trên đối thủ.Mà chịu rủi ro có nghĩa là chịu đe doạ tụt hậu. Vì vây các doanh nghiệp luôn tìm cách giảm thiểu rủi ro.

Nhu vậy từ bản thân nền kinh tế xuất hiện nhu cầu cần có công cụ ngăn ngừa rủi ro từ đối tác, hắc hục tình trạng thiếu hụt thông tin làm các bên yên tâm thực

hiện giao dịch. về mặt thanh toán các rủi ro đã được kiểm soát bởi các hình thức tín dụng chứng từ, bảo đảm hối phiếu...C òn các rủi ro về không thực hiện không đơn thuần là nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng, nó là cơ sở ra đời của một công cụ mới- bảo lãnh.

*Khả năng cung ứng:

Ngân hàng thương mại hoàn toàn có khả năng cung ứng dịch vụ bảo lãnh thoả mãn nhu cầu nền inh te.

Mặt khác nếu tiếp cận theo các hình thức tín dụng ngân hàng thì có thể coi bảo lãnh là một loại hình tín dụng đặc biệt, tín dụng chữ ký.

B ảo lãnh ngân hàng: Cũng được coi là một hình thức tín dụng bằng chữ ký. Ngân hàng không phải xuất vốn ngay mà chỉ phát hành thư bảo lãnh bảo đảm chi trả cho người thụ hưởng nếu người được ngân hàng bảo lãnh vi phạm hợp đồng ý ết với người thụ hưởng.

* về pháp luật: ở một số nước bảo lãnh được thực hiện bởi các công ty bảo hiểm như ở Mỹ và Canada. Song phần lớn các quốc gia trên thế giới nghiệp vụ này ngân hàng được phép thực hiện.

Như vậy sự ra đời và tồn tại của bảo lãnh ngân hàng là hách quan và cần thiết. B ảo lãnh ngân hàng ra đời từ thực tiễn và yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế. Hoạt động bảo lãnh có vai trò và chức năng ngày càng quan trọng đối với đời sống kinh tế. Việc thúc đẩy cái thiện mọi mặt của hoạt động bảo lãnh là rất cần thiết để nâng cao chất lượng bảo lãnh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

1.2.3. Các tiêu ch í phản ánh, đánh giá chất lượng bảo lãnh ngân hàng thươngmại mại

1.2.3.1. Tiêu ch uẩn ph ản ánh ch ất lượng một ngh iệp vụ bảo lãnh

Khi đứng về ph a ngân hàng để đánh giá một nghiệp vụ bảo lãnh có chất lượng hông, ta phải đánh giá cả quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đó.

- Ngân hàng phải đảm bảo mọi bước thực hiện đều đúng pháp luật.

- Ngân hàng phải đáp ứng dịch vụ bảo lãnh hoàn hảo theo yêu cầu của khách hàng trong thời gian nhanh nhất. về thời gian để thực hiện một món bảo lãnh, mỗi một ngân hàng có quy định thời gian làm việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Cán bộ, nhân viên ngân hàng phải có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự,

hạn chế

tối đa sự phàn nàn của khách hàng. Điều này ảnh hưởng tới nhận xét của khách hàng về

toàn bộ các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng, tới hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách

hàng. Do đó, cán bộ thực hiện bảo lãnh cững là cán bộ thực hiện Marketing.

- Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng giúp khách hàng thực hiện tốt mục đích của mình theo đúng pháp luật. Giúp khách hàng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, nâng cao sức cạnh tranh.

- Khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, ngân hàng phải bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh theo yêu cầu đòi tiền đầu tiên của bên nhận bảo lãnh và phải luôn luôn đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện trả nợ thay khi xác định được trách nhiệm và nghĩa vụ của người được bảo lãnh.

- Ngân hàng phải luôn luôn đảm bảo rằng khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh thì ngân hàng s ẽ thu lại được tiền từ người được bảo lãnh một cách nhanh nhất.

1.2.3.2. Tiêu ch uẩn đánh giá ch ất lượng h oạt động bảo lãnh tại ngân hàng

Đối với ngân hàng, đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh nhằm mục đích hoàn thiện, phát triển hoạt động này. Vì vậy mỗi ngân hàng đều cần có hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh.

- Số món bảo lãnh phát hành

Số món bảo lãnh phát hành là tổng số cam kết bảo lãnh mà ngân hàng phải chịu

trách nhiệm bảo lãnh cho khách hàng phát sinh trong kỳ (thường là một năm), các món

bảo lãnh bao gồm tất cả các hình thức cam kết như thư bảo lãnh, xác nhận thư bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, ... Số món bảo lãnh phát hành tăng qua các năm thể hiện hoạt động bảo lãnh phát triển và được mở rộng, đồng nghĩa chất lượng được nâng cao.

- Doanh số bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh hay doanh số phát hành bảo lãnh là tổng giá trị mà ngân hàng phải chịu trách nhiệm bảo lãnh cho khách hàng phát sinh trong kỳ (thường là một năm), khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ tài chính của họ thì ngân hàng s ẽ phải trả cho bên thụ hưởng số tiền này. Mặc dù doanh số bảo lãnh được hạch

vốn ngân hàng s ẽ phải chuyển đổi doanh số bảo lãnh như doanh số các khoản cho vay

khác. Một ngân hàng có chất lượng bảo lãnh tốt thì s ẽ có doanh số bảo lãnh cao. - Dư nợ phát sinh do bảo lãnh

Dư nợ phát sinh do bảo lãnh là chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo lãnh tại ngân hàng. Dư nợ phát sinh do bảo lãnh càng lớn chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng không hiệu quả, tiềm tàng nhiều rủi ro. Ngân hàng có thể sử dụng tỷ lệ dư nợ phát sinh do bảo lãnh trong năm trên doanh số phát hành bảo lãnh năm đó.

- Loại hình bảo lãnh

Các loại hình bảo lãnh càng đa dạng chứng tỏ sự phát triển của ngân hàng đó về

mọi mặt. Một ngân hàng có chất lượng bảo lãnh tốt khi có cơ cấu bảo lãnh hợp lý, phù

hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Việc phân tích chỉ tiêu còn giúp ngân hàng biết được loại hình bảo lãnh nào của ngân hàng được ưa chuộng. Đồng thời đa dạng hoá khách hàng, loại hình bảo lãnh cững là một biện pháp để phân tán rủi ro.

- Số lượng khách hàng

Số lượng khách hàng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ của Ngân hàng đồng thời thể hiện vị thế và uy tín của ngân hàng. Số lượng khách hàng càng nhiều chứng t Ngân hàng cung cấp dịch vụ tốt, có uy tín cao. Nhìn chung một NHTM có phong cách làm việc chuyên nghiệp, thủ tục gọn nhẹ, rõ ràng, thực hiện công việc nhanh chóng s làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái khi làm việc với ngân hàng, góp phần tăng số lượng khách hàng.

- Phí bảo lãnh

Mức phí bảo lãnh thể hiện phần nào mức độ cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực bảo lãnh. Một ngân hàng có chất lượng bảo lãnh tốt s ẽ có mức phí phù hợp với chi phí của ngân hàng và mức độ rủi ro của từng loại hình bảo lãnh.

Đồng thời, phí bảo lãnh tạo nên nguồn thu bảo lãnh cho TCTD vì vậy chỉ tiêu này cững là thước đo quan trọng phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh.

Trong các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu doanh số bảo lãnh, cơ cấu bảo lãnh và dư nợ phát sinh do bảo lãnh là những chỉ tiêu phản ánh rõ nhất chất lượng bảo lãnh của ngân hàng.

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh của ngân hàng thương mại

Hoạt động bảo lãnh ngân hàng không chỉ chịu tác động từ bản thân ngân hàng mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố từ môi trường xung quanh.

1.2.4.1. Nh ân tố ch ủ quan

- Uy tín của ngân hàng

Hoạt động bảo lãnh thực chất là hình thức tài trợ thông qua uy tín. Vì vậy uy tín của ngân hàng là vô cùng quan trọng đối với hoạt động bảo lãnh. Uy tín của ngân hàng được thể hiện qua vị trí của ngân hàng đó trong ngành và được định lượng qua chỉ tiêu xếp loại ngân hàng.

Ngân hàng được xếp loại cao là những ngân hàng có lợi nhuận lớn, có khả năng thanh khoản tốt, cam kết bảo lãnh của ngân hàng đó s ẽ có giá trị cao, được khách hàng và bên thụ hưởng tin cậy, qua đó hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đó cũng có điều kiện được phát triển, mở rộng. Ngược lại những ngân hàng được xếp loại thấp là những ngân hàng làm ăn thua lỗ, khả năng thanh khoản kém, tiềm lực yếu, như vậy cam kết bảo lãnh của ngân hàng đó s không có nhiều giá trị.

Trong các giao dịch bảo lãnh có liên quan đến yếu tố nước ngoài thì uy tín quốc tế của ngân hàng càng trở nên quan trọng và cần thiết. Những ngân hàng ít tên tuổi hoặc xếp hạng thấp s ẽ có chất lượng cam kết bảo lãnh thấp và s ẽ không mang

Một phần của tài liệu 0166 giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25)