Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0166 giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 66)

Hoạt động bảo lãnh tại Vietinbank - CN Nam Thăng Long đã đạt đuợc những thành tựu nhất định. Tuy nhiên trong hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Việc tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó là hết sức quan trọng và cần thiết đối với việc nâng cao chất luợng hoạt động bảo lãnh tại Vietinbank - CN Nam Thăng Long trong thời gian sắp tới.

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, số luợng và doanh số bảo lãnh tăng lên qua các năm tuy nhiên phần lớn các khoản bảo lãnh nhất là các bảo lãnh có giá trị lớn thuờng không có tài sản bảo đảm hoặc chỉ bảo đảm một phần. Những bảo lãnh có tài sản thanh khoản cao thuờng là những bảo lãnh của khách hàng vãng lai với giá trị nh .

Thứ hai, tuy Vietinbank - CN Nam Thăng Long có sự đa dạng nhất định về các loại bảo lãnh nhung phần lớn cơ cấu bảo lãnh chỉ tập trung ở những loại bảo lãnh quen thuộc và phổ biến nhu bảolãnh hoàn trả tiền ứng truớc, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành. Điều này cho thấy việc hạn chế trong quá trình đáp ứng nhu cầu của hách hàng, đồng thời khi cán bộ t có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại bảo lãnh khác nhau c ng s gây ra hạn chế trong trình độ, chuyên môn.

có quan hệ tín dụng từ trước, các khách hàng vãng lai không phải là những khách hàng

mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh trong hoạt động bảo lãnh. Công tác quảng bá,

giới thiệu ưu đãi tới khách hàng chưa thật sự được chú trọng. Khách hàng chủ yếu yêu

cầu bảo lãnh là các khách hàng có quan hệ từ trước với chi nhánh, là các khách hàng quen sử dụng các dịch vụ khác của chi nhánh nên sử dụng dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh để tiện lợi cho việc giao dịch của mình. Số lượng khách hàng đến yêu cầu bảo lãnh xuất phát từ các tiện ích trong hoạt động bảo lãnh của chi nhánh là tương đối ít. Những khoản bảo lãnh có giá trị lớn của ngân hàng tập trung chủ yếu ở nhóm khách hàng truyền thống, là những công ty lớn và có uy tín trên thị trường. Điều này giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và đáp ứng được mục tiêu an toàn nhưng lại hạn chế khả năng mở rộng tìm kiếm và phát triển khách hang

Thứ tư, hệ thống máy móc, chương trình còn chưa hoàn thiện gây ra những lỗi tác nghiệp trong quá trình phát hành bảo lãnh.

Thứ năm, công tác kiểm tra giám sau bảo lãnh chưa được chú trọng. Thường cán bộ tín dụng chỉ quan tâm đến vấn đề thẩm định khách hàng để đưa ra quyết định có cấp bảo lãnh hay không. Sau khi phát hành bảo lãnh, hoạt động kiểm tra giám sát tình hình thực hiện của khách hàng không được chú trọng đặc biệt là các bảo lãnh trong ngành xây dựng, tiến độ thi công công trình chưa được quan tâm đ ng mức.

Thứ sáu, mức phí chung cho hoạt động bảo lãnh còn khá cao nhất là so với các ngân hàng cố phẩn mới nổi. Với uy tín cững như năng lực tài chính của mình, mức phí bảo lãnh tại Vietinbank vẫn gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Thứ bảy, quy trình cấp bảo lãnh phải trải qua rất nhiều bước khá phức tạp, cứng nhắc trong khi khách hàng quan tâm đến thời gian để phát hành ra một bảo lãnh. Có những khoản bảo lãnh nằm ngoài thẩm quyền của chi nhánh, chi nhánh bị phụ thuộc nhiều vào các phòng ban tại Trụ sở chính gây ra mất thời gian và sự không hài lòng từ phía khách hàng. Nhất là trong trường hợp khách hàng cần lấy bảo lãnh gấp để dự thầu hoặc để lấy tiền tạm ứng từ chủ đầu tư.

Thứ tám, giữa các phòng ban liên quan chưa có sự phối hợp linh hoạt ăn ý nên công việc thường bị ùn tắc. Việc xét duyệt, luân chuyển hồ sơ (hồ sơ giấy và hồ sơ

máy) mất quá nhiều thời gian, gây ảnh huởng không nhỏ đến hiệu suất công việc.

Thứ chín, chất luợng cán bộ không đồng đều và còn nhiều cán bộ chua thực sự hiểu sau sắc về bảo lãnh dẫn đến tình trạng không tu vấn kịp thời cho khách hàng để giảm thiểu rủi ro, cững nhu gây ra sự chậm trễ trong quá trình phục vụ khách hàng.

Thứ muời, khả năng giải quyết các tranh chấp về bảo lãnh cả trong nuớc và quốc tế còn kém, nhất là với bảo lãnh đối ứng. Khi có tranh chấp phát sinh, việc thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng và phía ngân hàng đối ứng phụ thuộc vào chủ quan của 3 bên chứ chua có cơ sở pháp lý nào cụ thể để giải quyết tranh chấp. Điều này đặc biệt khó khăn cho các bảo lãnh đối ứng có liên quan đến nuớc ngoài, khi mà chi nhánh chua có kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các chuẩn mực quốc tế. Hiện nay vấn đề giải quyết tranh chấp bảo lãnh đang là vấn đề cấp bách rất đuợc quan tâm.

2.3.2.2. Nguyên nhân

*Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, chiến luợc phát triển hoạt động bảo lãnh của Vietinbank - CN Nam Thăng Long chua phù hợp với tiềm năng hoạt động của Vietinbank - CN Nam Thăng Long.Vietinbank - CN Nam Thăng Long chua xây dựng chiến luợc phát triển hoạt động bảo lãnh, Vietinbank - CN Nam Thăng Long mới chỉ xây dựng chiến luợc phát triển hoạt động chung cho tất cả các hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động bảo lãnh. Những chiến luợc đó chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng và huy động vốn còn hoạt động bảo lãnh đuợc đề cập rất ít.

Đồng thời, Vietinbank - CN Nam Thăng Long chua xây dựng đuợc một chiến luợc marketing thực sự hiệu quả nhằm thu hút khách hàng mới nên đã làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của Vietinbank - CN Nam Thăng Long trong việc mở rộng thị phần hoạt động. Các cán bộ ngân hàng chua tích cực tìm kiếm khách hàng có nhu cầu bảo lãnh, thuờng chờ khách hàng tìm đến với ngân hàng. Vì vậy Vietinbank - CN Nam Thăng Long đã hông thể chủ động trong việc quản lý chất luợng hoạt động bảo lãnh của mình.

Thứ hai, Vietinbank chua có quy định cụ thể về xếp hạng rủi ro cho các khoản bảo lãnh, quản lý rủi ro gần nhu mới chỉ bằng biện pháp trích dự phòng. Chỉ tiêu độ an

toàn của dự án đầu tư hiếm khi được xem xét một cách toàn diện trên cơ sở đánh giá đầy đủ, có căn cứ khoa học mà chỉ thông qua việc đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Thứ ba, khâu thẩm định trong quy trình bảo lãnh chưa được chú ý đúng mức. Quan niệm này xuất phát từ việc cho rằng tiền ký quỹ và các tài sản bảo đảm có thể bảo đảm các rủi ro cho ngân hàng. Nhưng nếu ngân hàng bảo lãnh cho khách hàng không đủ năng lực thực hiện hợp đồng thì dù khách hàng có ký quỹ 100%, ngân hàng không chịu rủi ro nhưng uy t n của ngân hàng bị giảm sút.

Thứ tư, trình độ cán bộ nghiệp vụ c òn chưa hoàn thiện: Cán bộ tín dụng vừa phải thực hiện nghiệp vụ cho vay thông thường kiêm luôn cả nghiệp vụ bảo lãnh. B ên cạnh những ưu điểm là họ hiểu được khách hàng và nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp nhưng họ hông có đủ thời gian để chuyên tâm nghiên cứu sâu về cách thức giải quyết những nhân tố phát sinh trong bảo lãnh.

Thứ năm, thiếu hụt nguồn nhân lực: Hiện nay ở Vietinbank - CN Nam Thăng Long trên 90% doanh số bảo lãnh phát sinh từ phòng Khách hàng doanh nghiệp nhưng tại phòng doanh nghiệp chỉ có 5 cán bộ tín dụng. Mặt khác tổ tài trợ thương mại c ng thuộc phòng khách hang doanh nghiệp. Hiện nay, đội ng nhân viên làm việc tại Vietinbank - CN Nam Thăng Long chủ yếu là những cán bộ trẻ, có năng lực, nhiệt tình và tận tâm với công việc nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng. Các cán bộ đôi hi c n l ng t ng hi thực hiện bảo lãnh đặc biệt các hoạt động bảo lãnh có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, nhân lực lao động tại phòng khách hàng doanh nghiệp có nhiều xáo trộn, thay đổi, số cán bộ mới bổ sung phải mất nhiều thời gian học việc; ngoài ra số lượng nhân viên vẫn còn thiếu so với quy mô hoạt động, một nhân viên phải phụ trách nhiều khách hàng nên dễ mắc phải sai sót và rất khó kiểm soát rủi ro. Việc số lượng cán bộ quá ít so với một khối lượng công việc khá lớn đã làm ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát, xử lý công việc, phục vụ khách hàng nói chung và nhất là khách hàng có nhu cầu bảo lãnh nói riêng.

Thứ sáu, việc thu thập và xử lý thông tin về khách hàng cón gặp nhiều khó khăn: Ngày nay việc thu thập thông tin đã được hỗ trợ rất nhiều từ các phương tiện

máy móc hay từ các trung tâm lưu giữ thông tin nhưng để có được thông tin quan trọng và chính xác, cán bộ tín dụng còn gặp phải những khó khăn nhất định như: Trong nhiều trường hợp khi doanh nghiệp nộp đầy đủ các giấy tờ liên quan theo yêu cầu của ngân hàng thì cững không chắc chắn được rằng những giấy tờ đó có đảm bảo được tính chân thực hay không. Trong trường hợp liên quan đến tài sản thế chấp cán bộ tín dụng khó có thể biết được rằng tài sản thế chấp đó doanh nghiệp đã dùng để làm tài sản đảm bảo cho các giao dịch trước đó tại những ngân hàng khác không.

Thứ bảy, công nghệ thông tin, các trang thiết bị máy móc hiện đại, cơ sở hạ tầng c òn chưa hợp lý.Hiện nay, ngân hàng đã thực hiện từng bước việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngân hàng nhưng do chưa đầu tư th ch đáng nên để thu thập thông tin một cách nhanh chóng vẫn còn gặp khó khăn. Công nghệ thông tin chưa được ứng dụng rộng rãi trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, do vậy việc đối chiếu giữa các khâu không được nhanh gọn làm mất nhiều thời gian. Các phần mềm phục vụ cho quá trình thẩm định hay phát hành thư c òn chưa hoàn thiện, thường xuyên lỗi và nghẽn mạng hệ thống dẫn đến tình trạng hồ sơ giấy đã hoàn thành và đầy đủ nhưng hồ sơ máy vẫn chưa được duyệt làm ảnh hưởng hông nh đến thời gian hoàn thành công việc của cán bộ.

Thứ tám, quy trình nghiệp vụ phức tạp và còn cứng nhắc: Quy trình nghiệp vụ cững như quy định của hệ thống Vietinbank nói chung c òn phức tạp, có quá nhiều ph ng ban tham gia để phát hành một hoản bảo lãnh. Hơn nữa c n có sự tham gia của nhưng ph ng ban thuộc sự quản lý của trụ sở ch nh nên hông tiếp x c trực tiếp với hách hàng dẫn đến làm việc cứng nhắc, máy móc và thiếu sự phối hợp đối với chi nhánh.

* Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, về cơ chế chính sách còn nhiều bất cập: Hiện nay cơ chế chính sách và môi trường pháp lý của nước ta chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, chúng ta chưa có luật về bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh được thực thi theo các văn bản dưới luật như: quy chế bảo lãnh ngân hàng, hướng dẫn quy chế bảo lãnh ngân hàng.. .mà các văn bản này thường xuyên được sửa đổi, bổ sung gây khó khăn cho việc thực

thi bảo lãnh. Vì thế đã cản trở khá lớn việc mở rộng và phát triển công tác bảo lãnh. Bên cạnh đó, vấn đề giải quyết tranh chấp bảo lãnh vẫn chưa có quy định cụ thể. Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết tranh chấp thư bảo lãnh giữa ngân hàng với bên thụ hưởng. Căn cứ vào quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, quy định của Bộ luật dân sự thì hợp đồng bảo lãnh ngân hàng (ký kết giữa NH với bên nhận BL) và hợp đồng dịch vụ bảo lãnh NH (ký kết giữa NH với khách hàng) có thể là hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng dân sự, cơ sở để phân định hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự có nhiều ý kiến khác nhau, do vậy nếu có tranh chấp phát sinh thì cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể là luật dân sự hoặc luật kinh tế.

Thứ hai, môi trường kinh tế còn nhiều biến động và bất ổn: Nhiều chính sách, cơ chế quản lý của Chính phủ còn trong quá trình sửa đổi và điều chỉnh. Ngoài ra hoạt động bảo lãnh chịu ảnh hưởng nặng nề từ những khó khăn chung của các ngân hàng Việt Nam cũng như nền kinh tế Việt Nam: khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, tình hình tài chính tiền tệ có nhiều biến động, giải quyết cung cầu ngoại tệ, VNĐ trong từng giai đoạn gặp nhiều khó khăn, tín dụng đóng băng, tỷ lệ nợ xấu tăng vượt quy định, tình trạng doanh nghiệp khó khăn, làm ăn thua lỗ diễn ra khá phổ biến. Kinh tế có dấu hiệu suy giảm, sức cầu yếu. Sản xuất lưu thông hàng hoá có biểu hiện trì trệ. Đây là những yếu tố gây bất lợi cho hoạt động ngân hàng.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng quyết liệt, số lượng các ngân hàng thực hiện bảo lãnh quá nhiều, số dự án có hiệu quả khả thi lại không lớn.

Thứ ba, trình độ và năng lực quản lý của các DN c òn thấp: Các doanh nghiệp Việt nam hiện nay trình độ và năng lực quản lý c òn thấp. Điều này không những ảnh hưởng tới công tác tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới quá trình doanh nghiệp đến xin bảo lãnh.Trước hết, do trình độ quản lý c òn yếu kém nên các doanh nghiệp thường không nắm chắc các quy định về bảo lãnh như yêu cầu về hồ sơ xin bảo lãnh, tài sản đảm bảo hiến cho ngân hàng mất nhiều thời gian để xem xét liệu đã đủ điều kiện thực hiện món bảo lãnh chưa. Ch nh điều này đã làm ảnh hưởng tới hoạt động của bản thân doanh

nghiệp do mất nhiều thời gian. Neu ngân hàng xem xét qua loa thì có thể dẫn đến rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng. Các doanh nghiệp Việt nam nhất là các doanh nghiệp mới thuờng không có đủ điều kiện về tài sản đảm bảo. Với những doanh nghiệp nhà nuớc, phần lớn nằm trong tình trạng lạc hậu, khó thanh khoản, nhiều tài sản nhu công xuởng, đất đai lại thuộc quyền sở hữu của nhà nuớc nên khó khăn trong việc thanh lý. Trong khi khách hàng mới thuờng phải ký quỹ hoặc thế chấp 100%. Các tài sản này thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nên vấn đề thanh lý là không khó khăn nhiều. Nhung với món bảo lãnh có giá trị lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không đáp ứng đủ điều kiện về tài sản thế chấp có giá trị tuơng đuơng. Vì thế làm mất cơ hội kinh doanh của cả doanh nghiệp và ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG 3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phầnCông Thương Việt Nam Công Thương Việt Nam

VietinB ank tiếp tục giữ vững vị thế chủ lực, đi đầu trong thực thi chính sách chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ và NHNN, tuân thủ pháp luật. Đồng thời VietinB ank tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng; đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; cơ cấu lại danh mục đầu tư; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ; nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, phấn đấu tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ. B ên cạnh đó, VietinB ank tập trung tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại, hội nhập với thị trường quốc tế; tham gia tí ch cực vào quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam; nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ, mô hình tổ chức, kinh doanh, quản trị hoạt động phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chuẩn hóa công tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tiếp tục thực hiện tích cực xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu 0166 giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 66)