Kiến nghị với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Một phần của tài liệu 0166 giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 84)

B ảo lãnh cũng như các hoạt động khác của NH, cần phải có một hành lang pháp lý chặt chẽ , thuận lợi để phát triển. Hiện nay, các văn bản, quy định của luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng thường xuyên sửa đổi song vẫn bộc lộ những điểm bất hợp lý, đôi hi lại quá chặt ch . Khi thực thi theo các văn bản này, các ngân hàng buộc phải vượt rào để giải quyết cho phù hợp với tình hình thực tế hoặc phải thu hẹp hoạt động nếu theo đúng quy định dẫn đến bất lợi cho NH. Để thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát triển, xin đưa ra một vài iến nghị với NHNN và các cơ quan có thẩm quyền như sau:

- Nhà nước cần sớm tạo hành lang pháp lý đầy đủ thuận tiện cho hoạt động bảo lãnh phát triển. Cụ thể, nên ban hành luật bảo lãnh, thế chấp, cầm cố tài sản phù hợp với điều kiện Việt nam và quốc tế. Các chế độ, thể lệ trong ngành NH cần đồng bộ với các ngành hác. ảo lãnh c n liên quan tới việc thực hiện luật pháp trong một số bộ ngành, sự tháo gỡ khó khăn phải được sự giúp đõ của các ngành này.

- Có nhiều loại hình bảo lãnh mà các ngân hàng thương mại đã thực hiện hoặc khách hàng đang có nhu cầu nhưng trong các văn bản luật vẫn chưa quy định cụ thể, chỉ quy định một cách rất chung chung là các loại bảo lãnh hác. Những loại bảo lãnh mới nhưng đã được ngân hàng áp dụng như đồng bảo lãnh...Để tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động dễ dàng hơn, không gặp phải cản trở trong quy chế chưa quy định rõ ràng, thiết nghĩ NHNN nên quy định rõ hơn về các loại bảo lãnh mới này.

thuận với khách hàng dựa trên loại bảo lãnh, đối tượng khách hàng, mức độ rủi ro... NHNN sớm ban hành quy định mới về mức phí bảo lãnh đó là chỉ quy định mức phí tối thiểu, việc quy định cụ thể cần giao quyền cho cac tổ chức tín dụng để tạo quyền tự chủ cho các tổ chức tín dụng trong việc kinh doanh.

- Phát triển hệ thống trung tâm thông tin tín dụng CIC: Hệ thống thông tin CIC - Ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về các doanh nghiệp trên cả nước cho các tổ chức tín dụng. Các thông tin của CIC s ẽ giúp ngân hàng biết được lịch sử của khách hàng, những hoạt động trước đây của khách hàng, quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác, từ đó ngăn chặn được rủi ro đạo đức tiềm ẩn. Đây là một kênh hỗ trợ nhằm tăng cường thông tin trên thị truờng, giúp các NHTM trong công tác thẩm định, phân tích khách hàng, ... Tuy nhiên, công tác này đang gặp hó hăn rất lớn trong việc chia s thông tin giữa các bộ ngành, đặc biệt là những thông tin khá nhạy cảm về tín dụng vì vậy NHNN cần tăng cường hơn nữa việc phối hợp với các bộ ngành liên quan. Trong thực tế nhu cầu thông tin CIC ngày càng lớn, NHNN cần xem xét việc thành lập một công ty hạn mức tín dụng, tạo thành một đầu mối chuyên biệt cung cấp những đánh giá chuyên ngành về hạn mức tín dụng của những đối tượng cụ thể theo yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu 0166 giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 84)