Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngânhàng thương

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lâm,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 33)

1.2.3.1. Nhân tố khách quan

Môi trường vĩ mô

- Môi trường pháp lý- Chính sách kinh tế của Nhà nước: Hoạt động của NHTM thực hiện trong khuôn khổ hành lang pháp lý của NHNN. Vì vậy, một hệ thống pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả hoạt động cao cho ngân hàng, cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo được CLTD của các doanh nghiệp đó với ngân hàng và ngược lại. Trong nền kinh tế thị trường các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước bao gồm: chính sách tài chính tiền tệ, chính sách đội ngoại, chính sách lãi suất,... có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế ảnh hưởng đến các hoạt động của ngân hàng, doanh nghiệp. Vì vậy các chủ trương, chính sách của nhà nước phù hợp, đúng đắn thì sẻ thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là điều kiện đem lại chất lượng của các khoản tín dụng ngân hàng.

- Môi trường kinh tế - xã hội: Sự biến động quá nhanh không dự đoán được của thì trường thế giới là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của khách hàng vay vốn. Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ, suy giảm tài chính dẫn đến nợ xấu của ngân hàng gia tăng. Đây là nhân tố luôn ảnh hưởng đến khả năng tài chính của khách hàng vay, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng không đúng hạn, từ đó ảnh hưởng đến CLTD của ngân hàng.

- Các yếu tố khách quan khác: Hỏa hoạn, thiên tai, biến động của thị trường trong và ngoài nước, quan hệ cung cầu hàng hóa thay đổi: sự tăng trường hay suy thoái của nền kinh tế,. nhiều khi gây hậu quả rất xấu dẫn đến khả năng hoàn trả các khoản nợ là khó khăn hoặc không thể trả được khiến cho chất lượng các khoản tín dụng bị giảm sút.

Các nhân tố thuộc về khách hàng

- Năng lực của khách hàng: là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể

hiện ở việc không dự đoán được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường; không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuyếch trương sản phẩm ...thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, CLTD của ngân hàng bị ảnh hưởng. Và ngược lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sử dụng có hiệu quả.

- Sự trung thực của khách hàng: ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Nếu

khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích khi xin vay thì sẽ không trả được nợ dúng hạn.

- Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng: Rủi ro là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những biến cố xảy ra ngoài mong muốn và đem lại hậu quả xấu. Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tố tất yếu như người ta thường nói “Rủi ro là người bạn đồng hành của kinh doanh”. Rủi ro phát sinh muôn màu muôn vẻ và là hệ quả của những nhân tố chủ quan hay khách quan, nhưng chủ yếu là những nhân tố khách quan ngoài dự đoán của doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau: do thiên tai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự thay đổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp.. .Ví dụ như giá bán nguyên vật liệu tăng vọt nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng. Nếu doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm lên thì sẽ bị khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dàng vi phạm việc trả nợ Ngân hàng về mặt thời hạn.

1.2.3.2. Nhân tố chủ quan

- Chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng: Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của NHTM, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của ngân

hàng. Nếu một chính sách tín dụng của ngân hàng mang tính cạnh tranh với các NHTM khác, duy trì được KH hiện tại và gia tăng khách hàng mới thì CLTD tại ngân hàng được đánh giá cao và ngược lại.

- Quy trình tín dụng: được cụ thể hóa việc phân rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng tham gia thực hiện công tác tín dụng, đề ra cụ thể từng công việc cần phải thực hiện từ khâu tìm kiếm khách hàng, xử lý hồ sơ vay vốn, cấp tín dụng, kiểm soát sau khi thu hồi nợ vay. Nếu một NHTM thực hiện chuẩn các bước của quy trình tín dụng thì chất lượng tín dụng của NH sẽ được nâng cao và ngược lại.

- Công tác kiểm tra- kiểm soát nội bộ: Thông qua kiểm tra-kiểm soát nội bộ giúp cho nhà lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra; phát hiện những thuận lợi, khó khăn, sai trái từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ, chính sách và mức độ phát hiện kịp thời các sai sót, nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng. Để thực hiện được công tác này, ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực, đạo đức tốt làm công tác này đồng thời có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Có như vậy công tác tín dụng mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao CLTD.

- Hệ thống công cụ đánh giá tín nhiệm đối với khách hàng vay vốn: Hiện nay các NHTM trước khi ra quyết định cho vay thường đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nhằm phản ánh khả năng tài chính, cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng thấp thì mức độ xếp hạng giảm đồng nghĩa với RRTD tăng cho ngân hàng lên và ngược lại. Hiện nay hệ thống đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng có hai hệ thống đánh giá khác nhau cho các đối tượng khách hàng pháp nhân và thể nhân mà từng NHTM xây dựng. Trong đó việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng pháp nhân là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến CLTD của mỗi ngân hàng hiện nay, khi có tỷ trong dư nợ khách hàng pháp nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu trên tổng dư nợ tín dụng.

- Hệ thống thông tin tín dụng của NHTM: cần có về thông tin khách hàng để NHTM xem xét, quyết định cho vay và giám sát khoản vay bao gồm: thông tin về hồ sơ pháp lý của KH, thông tin về tình hình tài chính, về tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng; về xếp loại của khách hàng từ các cơ quan xếp hạng bên ngoài và kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng; thông tin liên quan đến dự án xin vay, thông tin về môi trường kinh doanh có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách hàng vay vốn, thông tin kinh tế, trị trường, xu thế phát triển, tiềm năng của ngành. Thông tin tín dụng có chất lượng giúp nhà quản lý, CBTD có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu RRTD, nâng cao CLTD của mỗi NHTM.

- Công tác tổ chức bộ máy: Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hoá và sắp xếp có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đã quy định. Ngân hàng được tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn hệ thống cũng như với các cơ quan liên quan khác. Qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó nâng cao CLTD.

- Phẩm chất và trình độ cán bộ: Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Sở dĩ như vậy là vì CBTD là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng. CBTD mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng. CBTD giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của các báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng (như sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp đi vay ở nhiều nơi..) từ đó phân tích được khả năng quản lý và năng lực thực sự của khách hàng để quyết định

có cho vay hay không. Bên cạnh đó CBTD cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trưòng kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị trường...dự đoán trước được những biến động có thể xẩy ra từ đó tư vấn lại cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp.

- Hệ thống công nghệ ngân hàng: trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng là ngành có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ đáp ứng yêu cầu về độ chính xác, khối lượng giao dịch của khách hàng, tìm kiếm thông tín khách hàng, giúp ngân hàng ra quyết định và xử lý các khoản vay.

- Nguồn vốn của ngân hàng: Nguồn vốn của ngân hàng và hoạt động tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nguồn vốn ổn định và chi phí thấp là điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng, thúc đẩy hoạt động thanh toán và các dịch vụ ngân hàng góp phân nâng cao CLTD.

1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại một số Ngân hàng thươngmại Việt Nam và bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lâm,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w