Thứ nhất, hoàn thiện quy trình cấp tín dụng theo hướng chuyên nghiệp, tách biệt rõ trách nhiệm từng bộ phận, chức năng nhiệm vụ cụ thể, mô tả chi tiết công việc. Hiện nay, Hệ thống quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam chưa chưa tách cụ thể các nhóm công việc theo hướng chuyên môn hóa. Một cán bộ tín dụng phải kiêm nhiệm từ khâu tìm kiếm khách hàng, thiết lập hồ sơ, giải ngân và kiểm tra sau. Điều này dễ dẫn đến tiêu cực trong quá trình thẩm định hồ sơ cho vay. Bên cạnh đó, do chưa có hệ thống thẩm định và quy trình giải ngân tập trung, chất lượng thẩm định vì thế chưa được cao.
Việc phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ tín dụng thành từng mảng, từng khâu, giúp một bộ hồ sơ vay vốn được xử lý chuyên nghiệp, thẩm định kỹ càng. Bên cạnh đó, cần xây dựng một quy trình cấp tín dụng chuẩn hóa, đồng bộ và thống nhất giữa các khâu trong quy trình, tránh tình trạng đùn đẩy, chồng chéo.
Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của đội ngũ cán bộ nhân viên toàn hệ thống Agribank nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Bên cạnh đó, các đợt tập huấn phải thực hiện khi có chính sách mới, sản phẩm mới và các văn bản pháp luật mới.
Thứ ba, nghiên cứu, hoàn thiện mô hình hoạt động công ty Mua bán nợ và khai thác tài sản ( AMC). Qua đó, tất cả các tài sản đảm bảo phải được thẩm định và định giá độc lập bởi đơn vị này theo quy định. Như vậy, giá trị của tài sản đảm bảo được thẩm định, định giá một cách khách quan và chính xác, giảm thiểu rủi ro và
tiêu cực trong quy trình cấp tín dụng.
Bên cạnh đó, công ty AMC được chủ động hơn trong việc mua lại nợ xấu của các đơn vị thành viên trong Agribank, giúp cho nợ xấu được khai thông. Việc phát mại, xử lý tài sản đảm bảo được tiến hành một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn việc hiện nay các đơn vị vẫn phải tự mình loay hoay đi tìm phương án khởi kiện, rao bán tài sản, vướng phải rất nhiều rào cản về mặt pháp lý và thủ tục hồ sơ, cũng như kinh nghiệm trong việc thực hiện.
Hoạt động của AMC là phù hợp với xu thế chuyên nghiệp của thị trường tài chính ngân hàng. Hiện tại, đa số các NHTMCP đều có công ty Mua bán nợ và khai thác tài sản của riêng mình, hoạt động hết sức độc lập, hiệu quả và chuyên nghiệp. Công ty Mua bán nợ và khai thác tài sản của Agribank đã được thành lập, nhưng vẫn chưa có những quy định cụ thể để có thể hoạt động.
Thứ tư, xây dựng mô hình hoạt động của Agribank theo hướng chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao, bắt kịp các mô hình hoạt động tiên tiến của các NHTMCP trong nước và trên thế giới. Việc chưa phân định rõ trách nhiệm và công việc giữa các cán bộ cũng như các bộ phận như hiện tại của Agribank khiến năng suất làm việc chưa được nâng cao. Chế độ lương thưởng vẫn mang tính chất cào bằng, chưa khuyến khích được sự cố gắng cống hiến của một nhân viên. Bên cạnh đó, khi phát sinh sự việc tiêu cực, việc quy kết trách nhiệm rõ ràng đến từng khâu, từng bộ phận chưa được rạch ròi, làm rõ sai phạm đến từng cá nhân. Điều đó khiến việc phòng ngừa rủi ro, sai phạm trong tác nghiệp chưa được hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở hạn chế và nguyên nhân hạn chế cùng với định hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Gia Lâm tác giả đã đề xuất 6 nhóm giải pháp, cụ thể như sau: (1) Hoàn thiện chính sách hoạt động tín dụng trên địa bàn; (2) Thực hiện chặt chẽ quy trình tín dụng; (3) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; (4) Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng; (5) Nâng cao chất lượng và số lượng cán bộ tín dụng; (6) Các giải pháp khác. Để thực hiện được các giải pháp các kiến nghị được đề xuất với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
KẾT LUẬN
Hoạt động của NHTM có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Vì vậy sự phát triển bền vững của NHTM đã đặt ra trong quản lý hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng nhằm tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao CLTD đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM. CLTD phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý hoạt động tín dụng, đặt biệt là quản lý rủi ro tín dụng. CLTD nó luôn đòi hỏi phải được nâng cao trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng. Do đó, việc nghiên cứu chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Gia Lâm là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Trong Luận văn tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng ngân hàng. Luận văn đã xây dựng hai nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng bao gồm chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính. Đồng thời, từ bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam và ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với Agribank chi nhánh Gia Lâm.
Trên cơ sở lý thuyết được hệ thống hóa, tác giả đã đi sâu vào phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Gia Lâm trong giai đoạn 2015 - 2019 thông qua hai nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng. Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
Từ kết quả phân tích đánh giá về chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Gia Lâm kết hợp với định hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh đến năm 2025, tác giả đã đề xuất 6 nhóm giải pháp để nâng cao CLTD tại Agribank chi nhánh Gia Lâm bao gồm: (1) Hoàn thiện chính sách hoạt động tín dụng trên địa bàn; (2) Nâng cao chất lượng và số lượng cán bộ tín dụng; (3) Thực hiện chặt chẽ quy trình tín dụng; (4) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; (5) Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng; (6) Các giải pháp khác. Để thực hiện được các giải pháp trên, tác giả cũng thực hiện kiến nghị đến Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và Agribank.
TÀI LIỆU THAM KHẢO •
1. Agribank chi nhánh Gia Lâm (2015), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015.
2. Agribank chi nhánh Gia Lâm (2016), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016.
3. Agribank chi nhánh Gia Lâm (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017.
4. Agribank chi nhánh Gia Lâm (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018.
5. Agribank chi nhánh Gia Lâm (2019), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019.
6. Các Mác - Toàn tập, Tập 39, NXB Sự Thật - Hà Nội, 1963
7. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 48/2013/NQ-CP Phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2013.
8. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, nhà xuất bản Phương Đông.
9. Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập. Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân
10. Trương Văn Giang (2019), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap-nang-cao-chat-luong-tin-dung-tai- ngan-hang-tmcp-nong-nghiep--phat-trien-nong-thon-chi-nhanh-cam-my-tinh-dong- nai-64222.htm
11. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và Thẩm định tín dụng Ngân hàng,
Nhà xuất bản tài chính
12. Đinh Thu Hương và Phan Đăng Lưu (2014), Hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế, Tạp chí Ngân hàng số 5/2014.
13. Đỗ Tiến Hưng (2016), Phân tích và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Hà Nội, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
14. Nguyễn Ngọc Khoa (2014), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ, trường Học viện ngân hàng, Hà Nội.
15. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 11/2013/TT-NHNN qui định về cho vay, hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ- CP và Nghị quyết số 48/NQ- CP.
16. Ngân hàng nhà nước (2013), Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày
27/6/2013 về việc thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC).
17. Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
18. Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư số 11/2019/TT-NHNN Quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
19. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2019), Quy chế số 225/QĐ-HĐTV-TD quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
20. Nguyễn Cao Phong (2016), Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ trường Học viện Tài chính.
21. Nguyễn Ngọc Sơn, Bùi Đức Tuân (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển,
Nhà xuất bản tài chính.
22. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự 2015
23. Quốc hội (2010), Luật tín dụng 2010
24. Nguyễn Văn Tiến (2014), Tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
(1) (2) (3) (4) (5)
PHỤ LỤC
Kính chào Ông/Bà
Tôi là Bùi Thu Trang, học viên trường Học viện Ngân hàng. Hiện tại tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Gia Lâm”.
Xin cám ơn Ông/Bà đã nhận lời tham gia cuộcphỏng vấn của tôi. Cũng xin lưu ý mọi thông tin trung thực do Ông/Bà cung cấp không có quan điểm nào là đúng hay sai và tất cả đều rất có giá trị cho nghiên cứu của chúng tôi, vì thế rất mong nhận được sự hợp tác của Ông/Bà.
I. THÔNG TIN CHUNG
Xin Ông/Bà vui lòng cho biết những thông tin dưới đây 1. Ông/Bà thuộc đối tượng khách hàng vay vốn nào sau đây?
□ Khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh
□ Doanh nghiệp
2. Ông/Bà thực hiện vay vốn theo hình thức nào
□ Vay từng lần
□ Vay hạn mức
3. Khoản vay của Ông/Bà là năm nào?... 4. Giới tính của Ông/Bà?
□ Nam
□ Nữ
5. Độ tuổi của Ông/Bà?
□ Dưới 30 tuổi
□ Từ 30 - dưới 40 tuổi
□ Từ 40 - dưới 50 tuổi
□ Từ 50 tuổi trở lên
II. Ý KIẾN CỦA ÔNG/BÀ VỀ CÁC PHÁT BIỂU DƯỚI ĐÂY Các câu trả lời của Ông/Bà theo 5 mức độ:
1. Hoàn toàn không hài lòng 2. Không hài lòng
3. Bình thường (Trung lập) 4. Hài lòng
2 Hồ sơ xử lý của khách hàng không có bấtcứ sai sót nào 1 2 3 4 5
lĩ Quy trình tín dụng 1 1 1 1 1
1 Quy trình tín dụng khoa học, hợp lý 1 1 1 1 1
4
Quy trình tín dụng được ngân hàng thực
hiện một cách nghiêm túc 1 2 3 4 5
5
Thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng,
chính xác 1 2 3 4 5
ĩĩĩ Sản phẩm và lãi suất
6 Sản phâm tín dụng đa dạng đáp ứng đượcnhu cầu khác nhau của khách hàng 1 2 3 4 5 7 Lãi suất tín dụng có tính cạnh tranh so với
các NHTM khác
1 2 3 4 5
8 Các khoản chi phí phát sinh trong quátrình vay vốn là hợp lý 1 2 3 4 5
10 Có nhiều chính sách tín dụng ưu đãi 1 1 1 1 1
ĩV Đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng 1 1 1 1 1
12 thiện đối với khách hàng 1 2 3 4 5 13 Cán bộ tín dụng có đạo đức nghề nghiệp 1 1 1 "4 ~5
14 Cán bộ tín dụng nhiệt tình, giải đáp mọithắc mắc của khách hàng 1 2 3 4 5
T Cơ sở vật chất
15
Trụ sở giao dịch của Agribank chi nhánh
Gia Lâm khang trang, sạch đẹp 1 2 3 4 5
16
Agribank chi nhánh Gia Lâm được trang bị đầy đủ tiện nghi (điều hòa, máy tính,
wifi, ghế ngồi chờ...) 1 2 3 4 5
17 Có đầy đủ chỗ đê xe cho khách hàng 1 1 1 "4 ~5