Thông tin là cơ sở cho mọi quyết định. Một quyết định không thể chính xác, kịp thời nếu không có lượng thông tin đầy đủ tương xứng. Với hoạt động tín dụng, hệ thống thông tin càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc góp phần bảo đảm an toàn hoạt động tín dụng nói riêng cũng như hoạt động của ngân hàng nói chung. Việc xây dựng được hệ thống thông tin tín dụng phù hợp, nhằm mục đích mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Gia Lâm. Muốn vậy, Agribank chi nhánh Gia Lâm cần xây dựng được hệ thống thông tin phòng ngừa, hạn chế, rủi ro tín dụng, đồng thời, hệ thống cần được không ngừng đổi mới và hiện đại hoá hệ hống thu thập, xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị đảm bảo cho ban lãnh đạo của chính ngân hàng, cũng như mỗi CBTD của Agribank chi nhánh Gia Lâm có thể tiếp cận được các nguồn thông tin tin cậy và việc tiếp cận
phải nhanh chóng và thuận lợi. Do đó, để xây dựng hệ thống thông tin tín dụng, các giải pháp được đưa ra cụ thể như sau:
Hệ thống cơ sở dữ liệu cần chứa đựng đầy đủ, phong phú các thông tin với độ chính xác cao tạo điều kiện cho mọi CBTD có thể truy cập để phục vụ tốt nhất cho công việc được giao. Việc xây dựng hệ thống thông tin tín dụng phải được thực hiện trên nguyên tắc “Hiểu biết khách hàng”
- Tổ chức mạng lưới hệ thống thông tin tín dụng thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Thông tin khách hàng của các Chi nhánh được lưu giữ tại máy chủ của các Chi nhánh và các máy chủ này thực hiện kết nối với hệ thống máy chủ tại Trụ sở chính để bất kỳ Chi nhánh nào cũng có thể trích xuất dữ liệu khi cần thiết.
- CBTD phải thực hiện thu thập và phân tích đầy đủ thông tin về khách hàng trước khi thực hiện nhập hoặc cập nhật thông tin khách hàng. CBTD này sẽ thu thập thông tin từ nhiều nguồn như: từ CIC của NHNN, từ báo chí, từ các cơ quan tổ chức khác nhau...
- Thông tin khách hàng phải được nhập đầy đủ vào hệ thống theo quy định. Định kỳ, CBTD phải có trách nhiệm cập nhật mọi sự thay đổi của khách hàng.
- Chi nhánh cần chủ động xây dựng các cơ chế phối hợp với các cơ quan Nhà
nước như UBND thành phố, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Công an kinh tế... để có được nguồn thông tin chính xác, đặc biệt là các thông tin liên quan đến tình hình tài chính doanh nghiệp cho CBTD khai thác. Chi nhánh cũng cần tích cực phối hợp với các hiệp hội kinh doanh như: hiệp hội kinh doanh bất động sản, hiệp hội cà phê, hiệp hội sắn lát... để có thể xây dựng hệ thống thông tin chuyên biệt cho từng loại hình cho vay. Ngoài ra, Chi nhánh cần chủ động thực hiện hợp tác trao đổi thông tin với các ngân hàng trong cùng hệ thống cũng như các ngân hàng kết nghĩa bên ngoài để tăng cường khả năng thu thập thông tin chính xác về khách hàng.
- Hệ thống thông tin tín dụng phải luôn được cập nhật, đối chiếu với các văn bản của Agribank, NHNN, Chính phủ để Chi nhánh có thể thực hiện điều chỉnh chính sách phù hợp, nhanh chóng. Ngoài ra, Hệ thống thông tin tín dụng phải luôn được kết nối với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hệ thống có thể nhanh chóng đưa ra các cảnh bảo rủi ro giúp Chi nhánh kịp thời đưa ra các biện pháp ngăn ngừa.
- Hệ thống thông tin phải có khả năng nhận biết nhóm khách hàng liên quan để hỗ trợ cảnh báo CBTD trong quá trình thực hiện thẩm định hồ sơ