Một số tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lâm,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69 - 76)

2.3.2.1 Tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng tín dụng của chi nhánh còn có một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng dư nợ tại Agribank chi nhánh Gia Lâm không ổn định và có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2015 - 2019.

Thứ hai, tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2015 - 2019 từ 2,2% (năm 2015) giảm xuống vào năm 2016, 2017 lần lượt là 1,8% và 1,6%. Tuy nhiên, đến năm 2018, 2019 tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng gia tăng lên 2,1% và 2,4%.

Thứ ba, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015 - 2017 từ 1,04% (năm 2015) đến 0,66% (năm 2017). Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng gia tăng trở lại vào năm 2018, 2019 lần lượt là 0,92% và 1,03%.

Thứ tư, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn khá cao và có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2015 - 2017. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2015, dư nợ thuộc nhóm 5 chỉ có 15 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,25%. Đến năm 2019, dư nợ thuộc nhóm 5 đã tăng lên 26 tỷ đồng, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tăng lên 0,31%.

Thứ năm, tỷ lệ dự phòng RRTD có xu hướng gia tăng từ 0,88% năm 2015 tăng lên 0,92% năm 2019.

Thứ sáu, mặc dù tỷ lệ dư nợ có TSBĐ có xu hướng gia tăng qua các năm tuy nhiên dư nợ không có TSBĐ vẫn còn khá cao (khoảng 30% dư nợ).

Thứ bảy, hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh ở mức tương đối thấp (luôn dưới 50%), thấp hơn nhiều mức trung bình của Agribank (80,7%). Việc hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh luôn ở mức thấp cho thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh chưa ở mức hiệu quả.

Thứ tám, mức độ hài lòng của khách hàng đối với khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn vay của khách hàng ở mức thấp. Cụ thể các tiêu chí chí “Ngân hàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn vay của khách hàng”; “Ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của khách hàng” chỉ đạt được mức điểm hài lòng trung bình lần lượt là 3,12/5 điểm và 3,36/5 điểm.

Thứ chín, mức độ hài lòng của khách hàng đối với các tiêu chí quy trình tín dụng, đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng, cơ sở vật chất là không cao.

2.3.2.2 Nguyên nhân của tồn tại

Nguyên nhân khách quan

quan pháp luật cấp địa phương. Những năm gần đây, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều văn bản nhằm hỗ trợ ngân hàng trong việc thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, việc triển khai các văn bản này lại hết sức chậm chạp và gặp nhiều vướng mắc bất cập. Những văn bản này đều có quy định trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ. Nhưng thực tế, các NHTM nói chung và Agribank chi nhánh Gia Lâm nói riêng không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng xử lý. Tất cả các trường hợp đó phải qua qua con đường tố tụng. Đây cũng là một trong những lý do chính khiến cho các khoản nợ xấu bị tồn đọng nhiều năm không xử lý được. Mặt khác, chính quyền trên địa bàn Hà Nội thường từ chối hỗ trợ ngân hàng trong công tác xử lý thu hồi nợ. Các trường hợp khó khăn khi thực hiện phát mại tài sản đảm bảo do văn bản Nhà nước hoặc chính quyền không hỗ trợ như: Công ty XNK Nam Hà Nội, Phạm Quốc Tuấn, Hoàng Văn Hiệu, Bùi Quốc Hương, Nguyễn Tường Anh...

Thứ hai, do sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh. Việt Nam là nước nông nghiệp có thế mạnh về các mặt hàng nông sản như: gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều, mì lát... cũng như các sản phẩm của ngành nghề chăn nuôi gia cầm, gia súc, chăn nuôi và chế biến thủy hải sản... Những ngành nghề này nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết và dịch bệnh. Với đặc thù là ngân hàng hàng đầu phục vụ hoạt động NN-NT nên rủi ro mất vốn do khách hàng gặp thiện tai, dịch bệnh là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh Gia Lâm. Thực tế, Agribank chi nhánh Gia Lâm buộc phải khoanh nợ, gia hạn thời gian trả nợ vay cho một số trường hợp khách hàng hoạt động trong lĩnh vực NN-NT gặp thiện tai, dịch bệnh như: HTX Thanh Tùng, Công ty Tùng Lâm, Công ty lương thực miền Bắc...

Thứ ba, khách hàng cung cấp báo cáo tài chính không chân thực. Nguyên tắc hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hiện nay vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ. Trường hợp, doanh nghiệp có

hai, ba hệ thống sổ sách kế toán tại Việt Nam là tương đối phổ biến. Do đó, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Điều đó tạo ra một rủi ro lớn cho ngân hàng khi CBTD chỉ thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp dựa trên số liệu tại báo cáo tài chính do các doanh nghiệp cung cấp mà không tiến hành xác minh thực tế. Sự thiếu trung thực của khách hàng trong báo cáo tài chính là vấn đề phức tạp đòi hỏi CBTD phải ngoài khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp cần có kinh nghiệm, kỹ năng để đánh giá mức độ chân thực của báo cáo hoặc khả năng xây dựng cho mình một hệ thống thông tin đủ khả năng xác thực lại tính chính xác của các báo cáo tài chính do doanh nghiệp mà mình phụ trách cung cấp. Trong kết quả của các đoàn kiểm tra Chi nhánh vẫn còn một số trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu cung cấp các báo cáo tài chính không chính xác với thực tế tại doanh nghiệp như: Tổng công ty VTC, Công ty Giấy BB, Công ty Dệt 19/5 (số liệu vốn chủ sở hữu không chính xác với thực tế góp); Công ty Intimex, Tổng công ty Thủy tinh & Gốm xây dựng (hàng tồn kho, công nợ phải thu - phải trả thực tế không khớp với báo cáo tài chính); Công ty XNK Nam Hà Nội (báo cáo tài chính số cuối kỳ năm trước sai lệch so với số đầu kỳ năm sau).

Thứ tư, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích so với cam kết với ngân hàng.

Đa số khách hàng vay vốn tại Agribank chi nhánh Gia Lâm đều có các phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả. Khách hàng sau khi nhận tiền vay đều sử dụng đúng với mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm soát sau với các khoản vay, CBTD của Agribank chi nhánh Gia Lâm vẫn phát hiện một số trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích như: Công ty XNK Nam Hà Nội, Phạm Quốc Tuấn, Hoàng Văn Hiệu, Bùi Quốc Hương, Nguyễn Tường Anh... Những trường hợp này đều có đặc điểm chung là khách hàng đều sử dụng đúng mục đích vay vốn ngay khi nhận tiền vay. Tuy nhiên, khi dòng tiền của dự án; phương án về nhanh hơn so với tiến độ ban đầu, thay vì trả nợ ngân hàng, khách hàng lại tiến hành đầu tư vào dự án; phương án khác. Điều này sẽ tạo ra rủi ro khi đến hạn trả nợ của khoản vay nhưng dòng tiền khoản đầu tư mới của khách

hàng chưa về kịp hoặc về không đủ so với tổng số tiền phải trả nợ. Trường hợp này thường gặp với các đối tượng khách hàng: khách hàng cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh và khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với nhiều TCTD.

Thứ năm, khách hàng có năng lực quản lý kinh doanh kém hoặc sản xuất kinh doanh vượt quá khả năng quản lý.

Năng lực quản lý của khách hàng đều được thẩm định đầy đủ tại báo cáo thẩm định của CBTD tại Agribank chi nhánh Gia Lâm. Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số khoản vay bị phát sinh rủi ro do khách hàng có năng lực quản lý kinh doanh kém hoặc sản xuất kinh doanh vượt quá khả năng quản lý. Tại Agribank chi nhánh Gia Lâm, có 2 trường hợp này hay gặp đó là khi khách hàng mới quan hệ tín dụng lần đầu hoặc khách hàng truyền thống lâu năm thực hiện đẩy mạnh mở rộng sản xuất kinh doanh.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Thứ nhất, chính sách tín dụng của chi nhánh vẫn còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng. Chính sách tín dụng được ban hành cho toàn hệ thống và áp dụng chung và đồng nhất cho tất cả các chi nhánh. Trên thực tế, tại mỗi địa bàn khác nhau cần có những thay đổi và điều chỉnh trong chính sách tín dụng cho

phù hợp hơn với đặc điểm của đối tượng vay trên dịa bàn hoạt động của chi nhánh.

Thứ hai, yếu tố về tuân thủ các nguyên tắc - quy trình tín dụng đến chất lượng tín dụng. Qua các đợt thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Chính phủ, NHNN, Agribank cũng như bản thân Chi nhánh cho thấy hoạt động tín dụng tai Agribank chi nhánh Gia Lâm vẫn còn một số sai sót trong việc tuân thủ quy trình tín dụng. Các sai sót nhìn chung bắt nguồn từ sự lỏng lẻo, thiếu hiệu quả của công tác kiểm tra trước - trong và sau khi cho vay, cụ thể như sau: Việc kiểm tra trước khi cho vay sơ sài, chưa đạt yêu cầu chất lượng; Do việc kiểm tra trong khi cho vay không chặt chẽ; Kiểm soát sau khi cho vay lỏng lẻo và kém hiệu quả. Quy trình cho vay vẫn còn khá phức tạp, chưa đảm bảo được sự đơn giản, khoa học và linh hoạt.

Thứ ba, trong thời gian qua, hoạt động kiểm tra nội bộ của Agribank chi nhánh Gia Lâm còn chưa theo kịp với tốc độ thay đổi, tăng trưởng của công tác tín

dụng, cụ thể như: vẫn còn có trường hợp giải ngân vượt tổng nhu cầu vốn của khách hàng (Tổng công ty VTC); cấp tín dụng khi khách hàng chưa đủ vốn tự có (Tổng công ty VTC, Công ty Giấy BB); cấp tín dụng khi hợp đồng thế chấp đã hết hiệu lực (Công ty XNK Nam Hà Nội)...Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu cán bộ phụ trách việc kiểm tra - kiểm soát nội bộ công tác tín dụng; Cán bộ kiểm tra - kiểm soát nội bộ còn thiếu kinh nghiệm và năng lực.

Thứ tư, việc không có hệ thống thông tin tín dụng riêng hỗ trợ đã khiến cho công tác thẩm định hồ sơ vay vốn của CBTD tại Agribank Gia Lâm gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế tại Agribank Gia Lâm đã có một số quyết định cấp tín dụng không chính xác được đưa ra từ việc thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác gây khó khăn cho việc thu hồi nợ như: Công ty Giấy BB, Tổng công ty Thủy tinh & Gốm xây dựng, Công ty Dệt 19/5 (thông tin không đầy đủ về nhu cầu của thị trường, sự thay đổi công nghệ, chính sách Nhà nước...).

Thứ năm, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có hoàn thiện và ưu việt đến đâu nhưng để có kết quả chấm điểm khách hàng chính xác, tin cậy vẫn trông chờ phần lớn vào kinh nghiệm, trình độ, khả năng thu thập số liệu thực tế của CBTD. Trong khi đó, vẫn xảy ra sai sót trong quá trình xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng.

Thứ sáu, đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng tại Agribank chi nhánh Gia Lâm đầy đủ về số lượng. Tuy nhiên, số lượng CBTD trẻ tương đối lớn kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ tín dụng vẫn còn thấp. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế. Mặt khác, đạo đức nghề nghiệp của một số CBTD vẫn chưa thực sự tốt.

Thứ bảy, chính sách khách hàng của Chi nhánh vẫn còn một số tồn tại như: các biện pháp tiếp thị, quảng bá chưa tạo ấn tượng, điểm thu hút với khách hàng; lãi suất - phí cho vay cao hơn một số NHTM lớn khác đồng thời cũng chậm thay đổi so với mặt bằng chung của thị trường; biện pháp bảo đảm tiền vay thiếu tính linh hoạt. Các điểm yếu đó đã làm cho Chi nhánh thiếu sức cạnh tranh với một số NHTM trong nước và nước ngoài lớn đặc biệt là trong mảng khách hàng cá nhân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2, tác giả đi sâu phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Gia Lâm trong giai đoạn 2015 - 2019 thông qua 2 nhóm chi tiêu là chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính. Ket quả phân tích thực trạng cho thấy, chất lượng tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế như tốc độ tăng trưởng tín dụng không ổn định, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn có xu hướng gia tăng lại trong hai năm 2018, 2019. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn khá cao và có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2015 - 2017. Bên cạnh đó, tỷ lệ dự phòng RRTD cũng có xu hướng gia tăng, tỷ lệ dư nợ không có TSBĐ vẫn còn khá cao (khoảng 30% dư nợ). Hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh ở mức tương đối thấp. Các hạn chế trên xuất phát từ các nhóm nguyên nhân khác quan và nhóm nguyên nhân chủ quan như: Chính sách tín dụng chưa phù hợp, đội ngũ cán bộ tín dụng hạn chế về kinh nghiệm và chuyên môn, quy trình cho vay vẫn còn khá phức tạp... Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Gia Lâm.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH GIA LÂM

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lâm,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69 - 76)

w