Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lâm,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 90)

Thứ nhất, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Hệ thống công nghệ - thông tin hiện đang được sử dụng tại Agribank chi nhánh Gia Lâm được thực hiện đầu tư từ năm 2003. Đến nay, hệ thống đã cho thấy nhiều tồn tại, không phù hợp với xu thế phát triển và tình hình hoạt động hiện tại của ngân hàng. Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng tại Agribank Gia Lâm đang đòi hỏi phải hiện đại hóa hệ thống công nghệ - thông tin nhằm hỗ trợ phát triển thêm nhiều sản phẩm tín dụng khác nhau; giảm thiểu thời gian, công sức cho cán bộ trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ; nhanh chóng đưa ra các cảnh báo rủi ro để cán bộ phụ trách có biện pháp xử lý kịp thời. Do đó, cần thiết phải có giải pháp để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Nội dung cụ thể như sau:

- Hoàn thiện hệ thống mạng kết nối và trao đổi dữ liệu tại Chi nhánh; - Bổ sung, nâng cấp phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin:

Đối với hệ thống mạng kết nối: Phòng Điện toán của Chi nhánh thực hiện nâng cấp, cài đặt máy chủ tại Hội sở chính và tiến hành kết nối với tất cả các máy tính tại các bộ phận nghiệp vụ và phòng giao dịch trực thuộc. Phòng điện toán liên tục cập nhật chương trình chống virus, xây dựng firewall....

Đối với việc cải tiến, nâng cấp và bổ sung các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin: Chi nhánh lựa chọn thuê/mua ngoài hoặc tự nghiên cứu phát triển hoặc đồng thời vừa tự nghiên cứu vừa thuê/mua ngoài. Đối việc tự nghiên cứu, xây dựng: cán bộ Phòng Điện toán phối hợp với CBTD để cùng xây dựng, nâng cấp các chương trình, phần mềm hỗ trợ cho việc lọc, thống kê và quản lý dữ liệu; tự động đưa ra các thông báo, cảnh báo rủi ro tín dụng...

Thứ hai, khắc phục và ngăn ngừa nợ quá hạn

Biện pháp khai thác: áp dụng để xử lý những khoản nợ quá hạn thuộc loại khó đòi giống như một chương trình phục hồi. Ngân hàng hướng dẫn, tư vấn khách

hàng những vấn đề: khả năng tạo ra sản phẩm và lợi nhuận. Gia hạn điều chỉnh lại kỳ hạn để giảm được quy mô hoàn trả trước mắt, cho vay tiếp để tăng sức mạnh tài chính cho người vay, khôi phục lại cho sản xuất kinh doanh và tổ chức giám sát. Quản lý chặt chẽ ngân quỹ chi tiêu, khuyên bán bớt tài sản có giá trị, giảm lượng hàng tồn kho. Đề nghị khách hàng nên cải tạo hệ thống sản xuất kinh doanh, tổ chức lại sản xuất, thay đổi thiết bị, máy móc và công nghệ. Khuyến khích khách hàng thu hồi những khoản nợ trả chậm bằng cách đẩy mạnh tiến trình thu hồi khoản nợ phải thu, giảm tối đa lượng vốn bị chiếm dụng. Trực tiếp giúp đỡ khách hàng khi gặp khó khăn tài chính như cấp thêm tín dụng để phục hồi sản xuất kinh doanh. Cuối cùng nếu tình thế không thể giải quyết được thì tiến hành thanh lý tài sản.

Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cần được đặc biệt coi trọng. Cán bộ tín dụng tiến hành đối chiếu phân tích tình hình sử dụng vốn vay, tính toán xác định nguồn thu, đánh giá khả năng trả nợ trên cơ sở đó làm cam kết về tiến độ trả nợ cụ thể với khách hàng, thông qua thứ tự ưu tiên: thu từ phương án, dự án kinh doanh (nguồn thu thứ nhất) tiếp đến thu từ phát mại tài sản đảm bảo (nguồn thu thứ hai hay còn gọi là nguồn dự phòng) và cuối cùng là thu từ nguồn thu khác như: từ sản xuất kinh doanh, từ nguồn tài trợ, vốn khác.

Thứ ba, nâng cao chất lượng dịch vụ

Giải quyết cho vay với thời hạn nhanh nhất, tránh làm mất thời gian của khách hàng, cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng là vấn đề quan trọng mà ngân hàng cần quan tâm, vì giải quyết cho vay nhanh không những tạo sự thuận lợi cho khách hàng mà còn thể hiện sự tôn trọng khách hàng, để lại ấn tượng tốt trong khách hàng, tạo danh tiếng tốt cho ngân hàng với một số biện pháp sau:

Các phòng ban tác nghiệp và các khối kinh doanh phải có bảng đăng ký mục tiêu chất lượng thực hiện công việc của từng phòng, theo từng dòng sản phẩm cụ thể và phải được duyệt của Ban Giám Đốc. Các phòng tác nghiệp phải hiểu đúng nhiệm vụ của mình là hỗ trợ các khối kinh doanh trực tiếp hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, không nên gây khó khăn làm cản trợ công việc chung. Phải có sự phối hợp nhịp nhàng và thông suốt thì giải quyết hồ sơ khách hàng

mới nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ của Ngân hàng.

Cần chuyên biệt theo các dòng sản phẩm và tách bạch ra từng công việc, từng khâu, từng dòng sản phẩm sẽ giúp cho công việc chuyên nghiệp và thực hiện được nhanh chóng, đồng thời tránh được tình trạng tiêu cực trong cho vay xảy ra nhằm tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

Quyết liệt triệt để nâng cao chất lượng, phong cách giao dịch phục vụ khách hàng trong Chi nhánh để mỗi cán bộ Agribank chi nhánh Gia Lâm là một đại sứ thương hiệu tốt.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lâm,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 90)

w