Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lâm,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 52)

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Công tác huy động vốn là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì Ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động huy động vốn, vì thế bất kỳ Ngân hàng nào cũng rất chú trọng đến hoạt động này.Với tinh thần, thái độ tận tụy phục vụ khách hàng, đảm bảo vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, giải quyết thủ tục thuận lợi nhanh chóng, khách hàng gửi tiền vào và rút tiền ra dễ dàng, hạn chế tối đa những sai sót nhầm lẫn về mặt nghiệp vụ để đảm bảo ngày càng có tín nhiệm với khách hàng từ đó Ngân hàng đã tạo thế chủ động đi vay và cho vay.

Nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Hà Nội qua những năm qua có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn chưa cao. Năm 2015, nguồn vốn huy động 13.360 tỷ đồng, tập trung chủ yếu là nguồn vốn huy động từ dân cư. Đến năm 2018, nguồn vốn huy động đạt 16.980 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động đạt 5,14%. Một trong những nguyên nhân khiến cho tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Agribank chi nhánh Gia Lâm là do lãi suất của Agribank không hấp dẫn bằng các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Biểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.1. Nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Gia Lâm giai đoạn 2015 - 2019

Nguồn vốn huy động Tốc độ tăng trưởng (%)

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, 2015 - 2019 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho Agribank chi nhánh Gia Lâm. Trong những năm qua, dư nợ tín dụng có xu hướng gia tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn còn rất thấp. Điển hình, năm 2015 dư nợ tín dụng của Agribank chi nhánh Gia Lâm đạt 6.140 tỷ đồng. Đến năm 2016 dư nợ tín dụng tăng lên 6.924 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 12,77%. Đến năm 2017, dư nợ tín dụng tiếp tục tăng lên và đạt 7.256 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 4,79%. Đến năm 2019, dư nợ tín dụng của Chi nhánh đạt 8.152 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 6,01%. Nhìn chung, hiệu suất sử dụng nguồn vốn vẫn ở mức thấp khi mà tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động đạt khoảng 50%. Số liệu cụ thể về dư nợ tín dụng được thể hiện qua Biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.2. Dư nợ tín dụng của Agribank chi nhánh Gia Lâm giai đoạn 2015 - 2019

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, 2015 - 2019

Năm 2015, dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cao hơn đối với khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, theo thời gian, dư nợ tín dụng của doanh nghiệp có xu hướng giảm, dư nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân có sự gia tăng, điều này là

do Chi nhánh nằm trên địa bàn Huyện khách hàng chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, tổ

Hợp tác, bên cạnh đó Chính sách tín dụng của Chi nhánh mở rộng cho vay đối với khách hàng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ theo khách hàng tại Agribank chi nhánh Gia Lâm

Đơn vị: %

■ Khách hàng cá nhân ■ Khách hàng tổ chức và doanh nghiệp

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng doanh thu 1.320 1.422 1.514 1.589 1.615

Tổng chi phí 1.199 1.280 1.351 1.411 1.423

Lợi nhuận trước thuế 121 142 163 178 192

Số liệu Biểu đồ 2.3 cho thấy, cơ cấu dư nợ dịch chuyển từ khách hàng doanh nghiệp, tổ chức sang khách hàng cá nhân. Cụ thể, năm 2015, tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân chỉ đạt 41,42%. Đến năm 2019, tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân tăng lên 55,96%. Với sự dịch chuyển này phù hợp với chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Agribank chi nhánh Gia Lâm nói riêng và tại Agribank nói chung. Với việc chuyển hướng cho vay khách hàng cá nhân giúp cho Agribank chi nhánh Gia Lâm đa dạng hóa được đối tượng cho vay, dư nợ trung bình trên 1 khách hàng vay giảm đi.

Dư nợ cho vay của Agribank chi nhánh Gia Lâm tập trung chủ yếu cho vay trung và dài hạn với tỷ lệ chiếm trên 60%, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ chỉ trên 30%.

Trong đó, đối tượng cho vay trung và dài hạn chủ yếu là khách hàng cá nhân trong vay tiêu dùng (Vay mua bất động sản, mua nhà, mua xe...) và các khoản vay của doanh nghiệp để đầu tư cơ sở hạ tầng.. .Các khoản vay ngắn hạn tập trung chủ yếu để

bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2015 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.925 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,35%. Đến năm 2019, dư nợ ngắn hạn đạt 2.818 tỷ đồng, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 34,57%.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay tại Agribank chi nhánh Gia Lâm

Đơn vị: %

■ Ngắn hạn ■ Trung và dài hạn

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, 2015 - 2019

Việc tập trung dư nợ tín dụng quá nhiều vào cho vay trung và dài hạn trong khi tương quan cơ cấu về nguồn vốn không hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phù hợp về kỳ hạn.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Gia Lâm liên tục được mở rộng qua các năm. Điều này được thể hiện qua tổng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng có xu hướng gia tăng. Đây là một trong những nguyên nhân giúp cho tổng doanh thu của chi nhánh tăng từ 1.320 tỷ đồng vào năm 2014 tăng lên 1.615 tỷ đồng vào năm 2018. Lợi nhuận trước thuế tăng từ 121 tỷ đồng (năm 2014) đến 192 tỷ đồng (năm 2018). Số liệu cụ thể được thể hiện qua Bảng 2.1

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Gia Lâm, giai đoạn 2015 - 2019

2.2.1. Cơ sở pháp lý về hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam triển Nông thôn Việt Nam

Giai đoạn 2009 - nay, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, Ngân hàng đã chủ động triển khai các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ đề ra, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Từ năm 2012, NHNN đã đưa ra lộ trình giảm dần các mức lãi suất điều hành, làm cơ sở để các NHTM giảm lãi suất cho vay nhằm khơi thông dòng tín dụng. Đồng thời, chỉ đạo các NHTM tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, đồng thời bảo đảm chất lượng tín dụng, cơ cấu lại những khoản nợ vay có lãi suất cao trước đây. Ngày 23/4/2012, NHNN đã ban hành quyết định số 780/QĐ-NHNN cho phép các TCTD giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo qui định trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

Thực hiện Nghị quyết số 48/2013/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2013, NHNN đã ban hành Thông tư số 11/2013/TT-NHNN qui định về cho vay, hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ- CP và Nghị quyết số 48/NQ-CP. Để mua nợ xấu của các TCTD và phân loại để chào bán ra thị trường, NHNN đã ban hành Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/6/2013 về việc thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC).

Năm 2016, NHNN Việt Nam ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư 39 được ban hành nhằm khắc phục các bất cập đã nảy sinh trong quá trình thực hiện Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, thực hiện các quy định tại các luật liên quan như Bộ luật dân sự 2015, Luật Các tổ chức tín dụng 2010; đồng thời tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) đối với khách hàng.

Năm 2019, NHNN ban hành thông tư số 11/2019/TT-NHNN Quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

Trong năm 2014, Agribank đã ban hành các chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù như mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mô hình chuỗi liên kết các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, chương trình liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải. Đây là những ngành, lĩnh vực kinh tế có hiệu ứng lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế. Trong số này có chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 14/2014/NQ- CP. Việc triển khai chương trình được coi là bước đột phá trong định hướng đầu tư vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp, hướng sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa qui mô lớn, liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi, gia tăng giá trị sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu hiệu quả.

Ngoài ra, Agribank cũng tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng đặc thù đối với một số sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam như: Cho vay thu mua tạm trữ

lúa gạo, đánh bắt xa bờ, hỗ trợ lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi...Trước tình hình tín dụng tăng chậm, NHNN đã chỉ đạo các NHTM tổ chức, triển khai các chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp tại các địa phương nhằm mở rộng tín dụng và hỗ trợ các doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu và đề ra các biện pháp xử lý vướng mắc liên quan đến hoạt động tín dụng.

Ngày 09/4/2019, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành Quy chế số 225/QĐ-HĐTV-TD quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Theo đó, để phù hợp với thực tế, rõ ràng hơn, cụ thể hơn so với Quy chế số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/3/2017 quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quy chế 225/QĐ-HĐTV-TD đã bổ sung, sửa đổi nhiều nội dung quan trọng, trong đó:

về hiệu lực của thỏa thuận cho vay: Được tính từ thời điểm giao kết hoặc thời điểm do các bên thỏa thuận.

về lãi suất cho vay: Agribank và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, đúng quy định của Chính phủ, NHNN về lãi suất cho vay.

về bảo đảm tiền vay: Việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do Agribank và khách hàng thỏa thuận theo quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng, chính sách tín dụng của Agribank từng thời kỳ và các quy định pháp luật có liên quan và khách hàng, bên bảo đảm phải cam kết thực hiện các thủ tục trao quyền chủ động thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo cho Agribank; có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các cam kết về xử lý tài sản bảo đảm đã ghi trong thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật.

Chấm dứt cho vay: Agribank có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận trong các trường hợp sau: Khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật; khách hàng vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay; các trường hợp khác có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và theo quyết định của các cơ quan nhà

Tốc độ tăng trưởng (%)nước có thẩm quyền.11,43 12,77 4,79 5,98 6,01

Mức cho vay: Cho vay trung hạn, dài hạn thực hiện dự án kinh doanh; đối với cho vay trung hạn, mức cho vay tối đa 75% tổng nhu cầu vốn, số còn lại là vốn đối ứng của khách hàng; đối với cho vay dài hạn, mức cho vay tối đa 70% tổng nhu cầu vốn, số còn lại là vốn đối ứng của khách hàng.

Phương thức cho vay: Agribank thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay như sau: Cho vay từng lần, cho vay hợp vốn, cho vay lưu vụ, cho vay theo hạn mức, cho vay theo hạn mức dự phòng, cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán, cho vay quay vòng, cho vay tuần hoàn (rollover);

Thời hạn phê duyệt và quyết định cho vay: Tại Agribank nơi cho vay. Cho vay ngắn hạn: Tối đa 5 (năm) ngày làm việc; cho vay trung hạn: Tối đa 10 (mười) ngày làm việc; cho vay dài hạn: Tối đa 15 (mười lăm) ngày làm việc. Tại nơi phê duyệt vượt thẩm quyền: Cho vay ngắn hạn: Tối đa 10 (mười) ngày làm việc; cho vay trung hạn, dài hạn: Tối đa 15 (mười lăm) ngày làm việc. Các khoản cho vay thông qua Hội đồng tín dụng được cộng thêm tối đa 5 (năm) ngày làm việc. Tại Hội đồng thành viên tối đa 5 (năm) ngày làm việc. Thời gian phê duyệt và quyết định cho vay được niêm yết công khai tại Agribank nơi cho vay. Trường hợp không cho vay, Agribank nơi cho vay thông báo cho khách hàng lý do khi khách hàng có yêu cầu.

Cấp phê duyệt cho vay vượt thẩm quyền gồm: Hội đồng thành viên phê duyệt các khoản vay vượt thẩm quyền của Tổng giám đốc; Tổng giám đốc phê duyệt các khoản vay vượt thẩm quyền quyết định của Chi nhánh loại I; Giám đốc Chi nhánh loại I phê duyệt các khoản vay vượt thẩm quyền quyết định của Chi nhánh loại II;

Bộ hồ sơ vay vốn: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho Agribank nơi cho vay các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn bao gồm: Hồ sơ pháp lý khách hàng vay, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn, chi tiết bộ hồ sơ được quy định và thông báo tại Agribank nơi cho vay.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lâm,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 52)

w