Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lâm,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 39)

Nông thôn chi nhánh Gia Lâm

Từ những kinh nghiệm trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bổ ích mà Agribank Chi nhánh Gia Lâm có thể nghiên cứu và vận dụng.

Thứ nhất, phân bổ tín dụng đối với các ngành/lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và các sản phẩm/đối tượng vay có hệ số rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán,.. ..Kiểm soát chặt chẽ thông qua các hạn mức kiểm soát rủi ro trên toàn hàng.

Thứ hai, chú trọng công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi, phân loại nợ quá hạn, kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành thường xuyên, tỷ lệ nợ quá hạn giảm theo từng năm.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay, quá trình khách hàng sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của ngân hàng.

Thứ tư, không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, tạo điều kiện tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn vay, giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Thứ năm, các khoản tín dụng có tài sản bảo đảm phải được coi là yêu cầu bắt buộc, đồng thời ngân hàng cũng thực hiện đa dạng các hình thức bảo đảm như thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh.

ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính của ngân hàng, xử lý triệt để nợ tồn đọng và giám sát thu hồi các khoản nợ quá hạn đã đưa ra theo dõi ngoại bảng.

Thứ bảy, xây dựng kênh thu thập thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định, hoạt động kiểm tra giám sát khoản tín dụng.

Thứ tám, Bồi dưỡng trình độ đội ngũ CBTD nhằm nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và mức độ rủi ro của khách hàng. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1, tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Tác giả đã nêu ra được khái niệm về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Đồng thời, tác giả xây dựng được 2 nhóm chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng bao gồm các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính. Tiếp đó, tác giả đã 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại gồm các nhân tố chủ quan (môi trường vĩ mô, các nhân tố thuộc về khách hàng) và các nhân tố chủ quan (chính sách tín dụng, Quy trình tín dụng, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, hệ thống công cụ đánh giá tín nhiệm đối với khách hàng vay vốn, hệ thống thông tin tín dụng NHTM, tổ chức bộ máy, phẩm chất và trình độ của cán bộ tín dụng). Trên cơ sở bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng từ Vietcombank và Vietinbank, tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh Gia Lâm. Chương 1 là cơ sở quan trọng để phân tích chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH GIA LÂM

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lâm,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 39)

w