Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại một số Ngânhàng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lâm,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 36)

mại Việt Nam và bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Gia Lâm

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại một số Ngân hàng thươngmại Việt Nam mại Việt Nam

1.3.1.1. Kinh nghiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước quản lý, lĩnh vực trước đây chuyên phục vụ kinh tế đối ngoại. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam hiện nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, trong các lĩnh vực truyền thông như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, dịch vụ ngân hàng hiện đại như: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ pháí sinh, ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ

tín dụng...Mặc dù môi trường hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn song Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã sớm chú trọng tới công tác nâng cao chất lượng tín dụng được thể hiện ở các điểm sau:

- Chú trọng đổi mới trong công tác phục vụ khách hàng, đặc biệt là khách hàng đã có quan hệ tín dụng tại Ngân hàng. Phong cách phục vụ, giao dịch văn minh, lịch sự, tạo ấn tượng tốt, tăng số lượng khách hàng sử dụng tín dụng tại Ngân hàng

- Tiến hành thực hiện các chính sách lãi suất hợp lý làm mở rộng cơ cấu cho vay, cụ thể: cơ cấu cho vay mới không chỉ bó hẹp trong khu vực quốc doanh. Bộ phận tín dụng ngắn hạn đáp ứng nhanh chóng, kịp thời vốn lưu động cho các doanh nghiệp và cá nhân. Đặc biệt là tận dụng thế mạnh cho vay trung và dài hạn bằng ngoại tệ

- Chú trọng công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi, phân loại nợ quá hạn, kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành thường xuyên, tỷ lệ nợ quá hạn giảm theo từng năm. Triển khai tốt công tác tiếp cận doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục vay nhanh chóng và thuận lợi

- Chú trọng công tác kiểm tra khách hàng trước, trong và sau quá trình cho vay. Ngoài ra, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam còn xem xét cẩn trọng các vấn đề thị trường, sản phẩm tiêu thụ, thu nhập... của khách hàng nhằm đánh giá xem các chỉ tiêu này có thuộc phạm vi cho phép hay không.

- Không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, tạo điều kiện tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn vay, giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Ứng dụng các công cụ quản trị rủi ro để xây dựng chiến lược quản lý danh mục tín dụng chủ động. Từng bước hoàn thiện quy trình quản lý, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp theo tiêu Basel II. Xây dựng hệ thống quy trình nhận diện và đo lường các loại rủi ro. Tập trung và ưu tiên nguồn lực để xử lý các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro. Xây dựng và kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát theo thông lệ quốc tế.

Nhìn chung, để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, Vietcombank đã và đang áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung, được phân lập rõ ràng theo

quy trình chức năng giữa kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 03 chức năng giúp giảm thiểu rủi ro đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

Cũng chính vì triển khai các biện pháp này một cách nhịp nhàng, đồng bộ mà nhiều năm nay, Vietcombank luôn là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam về chất lượng, hiệu quả hoạt động trong đó, chất lượng tín dụng ổn định, bền vững là một trong những điểm nổi bật trong hoạt động của Tổ chức tín dụng này. Trong nhiều năm trở lại đây, Vietcombank luôn duy trì chất lượng tín dụng ổn định trong giới hạn Ngân hàng Nhà nước quy định.

1.3.1.2. Kinh nghiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Ngân hàng công thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam, là Ngân hàng thương mại lớn giữ vai trò quan trọng và là một trong những trụ cột của ngành Ngân hàng ở Việt Nam. Để hoàn thành chỉ tiêu đặt ra trong từng thời điểm, Ngân hàng công thương Việt Nam đã đề ra các giải pháp linh hoạt trên cơ sở bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương. Trong những năm gần đây, VietinBank đã đạt được những kết quả tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu thu nhập, vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách để tăng cường thu hồi, xử lý nợ. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ nợ xấu dự kiến được kiểm soát dưới mức 1,3% và nợ nhóm 2 duy trì mức 0,5%; tỷ lệ bao phủ nợ xấu duy trì tối thiểu 110%. Để đạt được những thành quả trên, Vietinbank đã nỗ lực cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, cụ thể như sau:

- Nhằm đa dạng hóa danh mục, giảm thiểu rủi ro tập trung, VietinBank đã đề ra mục tiêu tăng tỷ trọng của phân khúc khách hàng cá nhân trong tổng danh mục. Kết quả tỷ trọng dư nợ KHCN tăng trưởng đều qua các năm, từ 28,6% cuối năm 2017 đã tăng lên gần 33% ở thời điểm hiện tại.

- Phân bổ tín dụng đối với các ngành/lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và các sản phẩm/đối tượng vay có hệ số rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán,... được VietinBank kiểm soát chặt chẽ thông qua các hạn mức kiểm soát rủi ro trên toàn hàng.

- Trích lập dự phòng kịp thời, luôn bám sát với biến động của dư nợ.

- Chủ động triển khai tích cực, đồng bộ các giải pháp, biện pháp quản lý chất lượng nợ, thu hồi và xử lý nợ xấu nội bảng, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC, chất lượng tín dụng tại VietinBank không ngừng được nâng cao.

Nhìn chung, qua kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngânhàng công thương Việt Nam ta thấy rằng, để nâng cao chất lượng tín dụng thì đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện chính sách khách hàng và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản trị rủi ro là những giải pháp quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lâm,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w