Thực trạng công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tạ

Một phần của tài liệu 0028 giải pháp hoàn thiện công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây hồ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 71 - 79)

2.2. THỰC TRẠNG TRÍCH LẬP Dự PHÒNG RỦI RO TÍN

2.2.2. Thực trạng công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tạ

Ngân hàng sẽ phải thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ_NHNN của NHNN. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN thì dự phòng rủi ro tín dụng tại thời điểm 31/12 hàng năm trước được trích lập dựa trên kết quả phân loại tổng dư nợ và giá trị của các khoản bảo lãnh, các cam kết cho vay không hủy ngang và các cam kết chấp nhận thanh toán cho khách hàng.

Việc nghiên cứu, đánh giá sẽ thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Thực hiện việc tính toán số tiền phải trích theo quy định của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN cho Ngân hàng dựa trên các nhóm nợ đã phân loại.

Bước 2: Xác định số dự phòng thực tế trích lập ngày 31/12 của chính Ngân hàng trong năm đó.

Bước 3: Tiến hành đối chiếu, xác định xem Ngân hàng có thực hiện đủ số dự phòng hay không.

Cụ thể quá trình phân tích như sau:

Chi tiết phân loại nợ tại thời điểm 30/11/2010 ÷30∕11∕2012 và dự phòng rủi ro tín dụng tương ứng cần phải trích lập theo điều 06 - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN như sau:

Bảng 2.6. Giá trị phải trích lập DPRR theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của NHNo&PTNT chi nhánhTây Hồ (2010-2012).

ngờ 04 Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 24,181 241 1,692,1 00 - - - 24,181 241 1,692,10 0 Tông 45,589. 8 38,922. 3 1,998,8 14 13,690. 04 18,702. 6 19,042. 8 59,279. 84 57,624. 9 2,017,8 57

trích năm 2011 giảm so với năm 2010. Số dự phòng cụ thể phải trích năm 2011 (38,922.3 triệu đồng) giảm 6,667.5 triệu đồng tương ứng giảm 14.62% so với năm 2010 ( 45,589.8 triệu đồng). Số dự phòng chung phải trích năm 2011 (18,702.6 triệu đồng) tăng 5,012.56 triệu đồng tương ứng tăng 36.61% so với năm 2010 (13,690.04 triệu đồng). Và tổng dự phòng phải trích năm 2011 (57,624.9 triệu đồng) giảm 1,654.94 triệu đồng tương ứng giảm 2.79% so với năm 2007 (59,279.84 triệu đồng).

Số dự phòng phải trích năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 và ở mức rất cao. Số dự phòng cụ thể phải trích năm 2012 (1,998,814 triệu đồng) tăng

1,959,891.7 triệu đồng tương ứng tăng 5035% so với năm 2010 (38,922.3 triệu đồng). Số dự phòng chung phải trích năm 2012 ( 19,042.8 triệu đồng) tăng 340.2 triệu đồng tương ứng 1.78% so với năm 2011 ( 18,702.6 triệu đồng). Và tổng dự phòng phải trích năm 2012 (2,017,857 triệu đồng) tăng

1,960,232.1 triệu đồng tương ứng tăng 3401.7% so với năm 2011 (57,624.9 triệu đồng).

Như vậy, số dự phòng phải trích của Chi nhánh biến động nhiều trong giai đoạn 2010÷2012. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực trạng về tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng năm 2011 (18.50%) cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu năm 2010 (2.40%). Tỷ lệ nợ xấu của năm 2012 (58.88%) cao hơn rất nhiều so với năm 2011 (18.50%) trong điều kiện Ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

Đi sâu phân tích vào từng nhóm nợ cho thấy số dự phòng phải trích chủ yếu tập trung vào các nhóm nợ từ nhóm 3 ÷ nhóm 5, đặc biệt là dự phòng phải trích ở nhóm 5 luôn chiếm tỷ lệ cao.

Năm 2010, số dự phòng cụ thể phải trích ở nhóm 3 là 65.80 triệu đồng chiếm 0.14%, số dự phòng phải trích ở nhóm 4 là 10,003 triệu đồng chiếm 21.94%, số dự phòng phải trích ở nhóm 5 là 24,181 triệu đồng chiếm 53.04% trong tổng số dự phòng cụ thể phải trích của Ngân hàng.

Năm 2011, số dự phòng cụ thể phải trích ở nhóm 2 chiếm tỷ lệ cao với số dự phòng phải trích là 34,723 triệu đồng chiếm 89.21% trong tổng số dự phòng cụ thể phải trích.

Năm 2012, số dự phòng cụ thể phải trích ở nhóm 3, nhóm 4 và đặc biệt là nhóm 5 chiếm tỷ lệ cao. Số dự phòng phải trích ở nhóm 3 là 77,782.20 triệu đồng và số dự phòng phải trích ở nhóm 4 là 203,010 triệu đồng chiếm gần 14% trong tổng số dự phòng cụ thể phải trích. Số dự phòng cụ thể phải trích ở

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số phải trích Số thực tế trích Chênh lệch Số phải trích Số thực tế trích Chênh lệch Số phải trích Số thực tế trích Chênh lệch

nhóm 5 là 1,692,100 triệu đồng chiếm gần 84.65% trong tổng số dự phòng cụ thể phải trích của Ngân hàng.

Như vậy, qua việc phân tích trên cho thấy việc trích lập thêm dự phòng luôn được tập trung chủ yếu vào dự phòng rủi ro tín dụng với tỷ lệ % chiếm khá cao, trên 85%, đặc biệt năm 2012 chiếm 98.27%, số tiền dự phòng rủi ro tín dụng trích lập thêm tăng dần từ năm 2010÷2012. Số dự phòng cụ thể phải trích 2010÷2012 ở nhóm 3÷nhom 5 luôn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là năm 2012 số dự phòng cụ thể phải trích ở nhóm 5 chiếm tỷ lệ trên 80% trong tổng số dự phòng phải trích của Ngân hàng. Điều đó chứng tỏ rằng số tiền mà Ngân hàng phải trích lập thêm cho các khoản nợ xấu tăng lên.

Nguyên nhân của sự biến động trên là do năm 2011 trước biến động của tình hình kinh tế- chính trị- xã hội quốc tế, thị trường tài chính Việt Nam cũng có những bước điều chỉnh lớn Lãi suất Ngân hàng biến động không ngừng, thị trường chứng khoán sụt giảm, giá vàng biến động... Sự bất ổn kinh tế khiến hoạt động Ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn: Nguồn vốn huy động không thuận lợi do cạnh tranh trong lãi suất huy động giữa các ngân hàng; hoạt động cho vay tiềm ẩn quá nhiều rủi ro do chính sách thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay bất động sản,..; chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra thu hẹp khiến lợi nhuận kinh doanh Ngân hàng giảm, đồng thời với sự tham gia của quá nhiều định chế tài chính khiến cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Ngoài ra, tháng 6 năm 2012 sự sát nhập của Chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà dẫn đến nợ xấu của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ từ 12.90% lên đến 58.88%. Do vậy, đã dẫn đến số dự phòng mà Ngân hàng đã trích lập vào năm 2012 lên tới 1,998,814 triệu đồng. Điều này giải thích vì sao số dự phòng Ngân hàng “trích thêm” của năm 2012 cao hơn rất nhiều so với số dự phòng năm 2011.

Bảng 2.7. Tình hình trích lập dự phòng thực tế của NHNo&PTNT Tây Hồ giai đoạn 2010-2012

phòng theo quy định. Mặc dù, trong năm 2010 mức dự phòng cụ thể mà Ngân hàng trích lập thực tế đã đúng theo mức phải trích nhưng mức dự phòng chung Ngân hàng trích lập thực tế lại thiếu 8,413.84 triệu đồng so với yêu cấu phải trích. Như vậy, mức dự phòng mà năm 2010 Ngân hàng trích thiếu so với quy định là 8,413.84 triệu đồng thuộc dự phòng chung.

Năm 2011 Chi nhánh Tây Hồ chưa trích đủ số dự phòng theo quy định. Mặc dù số dự phòng chung của năm 2011 Ngân hàng trích cao hơn mức dự phòng chung phải trích 3,294.4 nhưng mức dự phòng cụ thể lại trích thiếu

5,409.3 triệu đồng. Do vậy,mức dự phòng Ngân hàng trích thiếu so với quy định là 2,114.9 triệu đồng.

Năm 2012 Chi nhánh Tây Hồ chưa trích đủ dự phòng theo quy định của NHNN. Số dự phòng Ngân hàng phải trích lập là 2,017,857 triệu đồng nhưng thực tế Ngân hàng chỉ trích lập được 1,920,189 triệu đồng thiếu so với quy định là 97,668 triệu đồng.

Trên thực tế khi đi sâu vào nghiên cứu việc trích lập dự phòng các năm 2010÷2012 tại NHNo Tây Hồ theo báo cáo thống kê đã được kiểm toán thì số dự phòng Ngân hàng đã “trích thêm” trong năm 2010÷2012 so với năm liền kề trước đó như sau:

Năm 2010 tổng chi phí dự phòng “trích thêm” là 30,626.84 triệu đồng trong đó:

• Dự phòng rủi ro tín dụng là 26,287 triệu đồng (chiếm 85.83%)

• Chi phí dự phòng chung cam kết ngoại bảng là 4,339.84 triệu đồng (chiếm 14.17%)

Năm 2011 tổng chi phí dự phòng “trích thêm” là 47,593.90 triệu đồng trong đó:

• Dự phòng rủi ro tín dụng là 45,518.80 triệu đồng (chiếm 95.64%)

• Chi phí dự phòng chung cho cam kết ngoại bảng là 2,075.1 triệu đồng (chiếm 4.36%).

Năm 2012 tổng chi phí dự phòng “trích thêm” là 1,120,778 triệu đồng trong đó:

• Dự phòng rủi ro tín dụng là 1,101,388.5 triệu đồng ( chiếm 98.27%)

• Chi phí dự phòng chung cho cam kết ngoại bảng là 19,389.5 triệu đồng ( chiếm 1.73%)

Như vậy, công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Chi nhánh Tây Hồ chưa thực hiện đúng theo quy định của NHNN. Cả 3 năm 2010÷2012 Ngân hàng đều chưa thực hiện trích đủ số dự phòng rủi ro tín dụng. Điều này thể hiện công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Chi nhánh thực hiện chưa thực sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu 0028 giải pháp hoàn thiện công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây hồ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 71 - 79)

w