Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 0028 giải pháp hoàn thiện công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây hồ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 99 - 103)

Đây là một chính sách quan trọng trong lĩnh vực quản lí tồn bộ hoạt động tín dụng nói chung và cơng tác XHTD nói riêng của các Ngân hàng. Nhà nước cần bổ sung, hồn thiện đổi mới cơ chế chính sách, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các luật và văn bản hướng dẫn về hoạt động Ngân hàng tạo tính đồng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật trong đó ưu tiên xây dựng luật NHNN, luật các TCTD mới, luật giám sát an toàn hoạt động Ngân hàng... Đồng thời với việc ban hành, hoàn thiện các văn bản luật, nhà nước cũng cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát từ xa đối với hoạt động NH và có những chế tài xử lý phù hợp đối với những Ngân hàng chưa tuân thủ theo những văn bản luật nhà nước ban hành.

Việc xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện đối với hoạt động tín dụng là điều hết sức cấp thiết, tránh tình trạng lợi dụng những sơ hở của pháp luật để lách luật. Đơn cử như việc “Xác nhận có tiền gửi NH” : Liệu Ngân hàng có tin chắc chắn rằng doanh nghiệp vay vốn khơng “vay nóng” ở đâu đó rồi gửi vào Ngân hàng để nhờ xác nhận. Thậm chí, bên vay có bằng chứng khoản tiền gửi đó là 5 năm hay 20 năm thì Ngân hàng cũng rất khó có thể tin được đó là tiền của bên vay vì hoạt động tài chính-ngân hàng ở Việt Nam có một ngoại lệ là bất cứ loại tiền gửi nào khách hàng cũng đều có quyền rút trước hạn. Do đó, hơm nay mua một chứng chỉ tiền gửi 5 năm nhưng ngày mai lại rút lại là điều hồn tồn có thể.

3.3.1.2. Ban hành các văn bản pháp lý về thực hiện chế độ kiểm toán đối với các doanh nghiệp

Các chuẩn mực kế tốn có ảnh hưởng rất nhiều đến việc tính tốn các hệ số tài chính, do đó ảnh hưởng qn trọng đến việc đánh giá cho điểm, xếp hạng các doanh nghiệp. Hiện nay, có thể thấy rằng công tác quản lý của Nhà nước đối với chế độ Kế toán, Kiểm toán doanh nghiệp chưa thống nhất, chưa đồng bộ và chưa được Nhà nước quan tâm thích đáng, đặc biệt đối với các

doanh nghiệp nhỏ. Hơn nữa, các cơng ty kiểm tốn Nhà nước mới đi vào hoạt động chưa lâu, đội ngũ cịn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác kiểm tốn, thực trạng này đã gây khó khăn rất lớn không chỉ đối với doanh nghiệp trong việc hạch tốn tài chính mà còn đối với công tác đánh giá, XHTD DNVV tại Ngân hàng. Do vậy, Nhà nước cần ban hành những sắc lệnh đi kèm với những chế tài bắt buộc tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng thống nhất một chế độ kế toán, phải thực hiện kiểm toán bắt buộc và công khai quyết toán của doanh nghiệp. Trong báo cáo tài chính, các doanh nghiệp phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nhà nước cũng phải thực hiện chuẩn hoá các chỉ tiêu phân tích trong tài chính doanh nghiệp về số lượng và cách tính từng chỉ tiêu phải phù hợp với chế độ Hạch toán - Kế toán theo quy định. Bên cạnh đó, việc Kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, Nhà nước phải quy định rõ những chế tài, biện pháp xử lý đối với DN không thực hiện hoặc thực hiện sai việc kiểm toán, các doanh nghiệp cố tình sửa đổi báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho mình, gây ra sự thiếu chính xác về thơng tin. Bởi trên thực tế, khơng ít doanh nghiệp có ba báo cáo tài chính : một báo cáo lỗ để tránh thuế, một báo cáo lãi để được vay vốn tại Ngân hàng và một báo cáo trung thực thì chỉ có ban lãnh đạo doanh nghiệp mới biết.

Ngồi ra, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện hơn nữa cho các công ty kiểm toán phát triển, mở rộng, tăng cường đào tạo đội ngũ kiểm tốn có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm, và đặc biệt là các doanh nghiệ nhỏ ngày càng tăng trong khi mạng luới kiểm tốn cịn q mỏng. Vì vậy, việc Nhà nước cho phép nhiều hơn nữa công ty kiểm toán đi vào hoạt động là điều vô cùng cần thiết hiện nay.

3.3.1.3. Thiết lập thêm các vấn đề hỗ trợ việc thu thập thông tin

Thứ nhất, Chính phủ cần sớm trình Quốc hội để ban hành một dự luật về thông tin để điều chỉnh môi trường thông tin Việt Nam ngày càng thuận

lợi, phong phú và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế. Làm cơ sở cho hoạt động thông tin được minh bạch, đặc biệt là các thơng tin tài chính và phi tài chính của các đơn vị trong nền kinh tế.

Thứ hai, xây dựng cơ sở pháp lý trong việc trao đổi thông tin giữa Ngân hàng và cơ quan nhà nước. Cơng tác trích lập dự phịng rủi ro tín dụng đảm bảo chính xác phụ thuộc vào chất lượng và số lượng thông tin về khách hàng vay vốn. Nhưng hiện nay, sự trao đổi thông tin giữa NHTM và một số cơ quan Nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, cơ quan thống kê.. .cịn gặp nhiều khó khăn, do chưa có cơ sở pháp lý về trao đổi cung cấp thông tin, làm cho việc kiểm tra, xác minh tính chính xác thơng tin về khách hàng vay vốn không thực hiện được, thiếu số liệu để làm cơ sở phân tích,... Vì vậy trong thời gian tới, cần phải thiết lập cơ sở pháp lý trong việc trao đổi thông tin giữa các chủ thể nói trên, làm tiền đề cho Ngân hàng trong việc phân tích khách hàng vay vốn và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.

Thứ ba, xây dựng và phát triển các cơ quan chun cung cấp thơng tin. Chính phủ cần xem xét các Bộ, ngành, cơ quan chức năng nghiên cứu và thành lập các tổ chức, công ty chuyên thu thập, cung cấp thông tin. Tạo điều kiện cho các Công ty xếp hạng tín nhiệm (CRA) ở Việt Nam ra đời và phát triển. Khi có các cơng ty này ra đời thì NHTM có thêm nguồn thơng tin để so sánh kiểm chứng với các thông tin thu thập được từ các nguồn khác.

Song song với việc này, Nhà nước phải ban hành các văn bản hướng dẫn mua bán thông tin do những tổ chức này cung cấp.

3.3.1.4. Tạo điều kiện cho các thị trường phát triển như thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán

Hiện nay, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản ở Việt Nam có rất nhiều biến động. Những thăng trầm của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản trong năm qua cho thấy sức mạnh của chính sách tiền

tệ đối với cả hai thị trường trên và tâm lý nhà đầu tư là rất lớn do liên quan đến mức tăng trưởng tín dụng nói chung và dịng tín dụng chảy vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản nói riêng, vì chính sách tiền tệ của NHNN còn tác động trực tiếp lên điều kiện chặt chẽ hoặc dễ dãi trong hoạt động cho vay của NHTM. Sự phản ứng chính sách "gấp gáp", "đuổi theo thị trường" dường như đang tác động ngược lại với các mục tiêu lớn và nhất là có thể càng tạo nên những "cú sốc" đối với thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản. Với diễn biến kinh tế vĩ mô,thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản hiện nay, các chính sách của Chính phủ cần ưu tiên ổn định tiền tệ và phải bảo đảm đồng thời kích thích được thị trường chứng khốn và khơng làm đình trệ thị trường bất động sản. Phản ứng của thị trường vừa qua cho thấy, Chính phủ không nên dựa quá nhiều vào chính sách tiền tệ (bằng cách sử dụng các liệu pháp quá mạnh thắt chặt tiền tệ) mà cần có sự phối hợp với các chính sách khác và có các giải pháp phù hợp thực hiện đồng bộ.

Việc các thị trường này phát triển tạo điều kiện cho các NHTM đánh giá được chính xác giá trị của các tài sản đảm bảo cho mục đích trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc các thị trường phát triển cũng tạo điều kiện để minh bạch các thông tin của các thành viên tham gia thị trường, trên cơ sở đó, các NHTM cũng có những nguồn thông tin mới tin cậy trong việc đánh giá khách hàng và chất lượng các khoản vay của khách hàng.

Một phần của tài liệu 0028 giải pháp hoàn thiện công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây hồ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 99 - 103)

w