NHNN là cơ quan chủ quản, trực tiếp hướng dẫn cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM. Do vậy chính sách định hướng của NHNN ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM nói chung và nghiệp vụ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo kinh nghiệm của kiểm toán quốc tế, xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp.
- Từng bước hồn thiện mơi trường tổ chức hoạt động, cải tiến cơ chế làm việc. Một mặt cần sắp xếp trung tâm này thành trung tâm độc lập, chuyên cung cấp những thơng tin liên quan đến tài chính - ngân hàng, mặt khác trung tâm cần phối hợp với các cơ quan, bộ ngành của Chính phủ để thu thập đa dạng, phong phú hơn các thông tin về các ngành các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
- Xác định hành lang pháp lý cho trung tâm, các văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động nghiệp vụ, quy định cụ thể hơn về các nội dung như nguồn cung cấp thông tin, nghĩa vụ cung cấp thông tin, các chỉ tiêu thu thập, người sử dụng thơng tin và các tiêu thức phân tích, đánh giá thơng tin,...
- Ban hành quy chế bắt buộc các TCTD phải tham gia vào trung tâm, coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ của mình, NHNN phải có hướng dẫn cụ thể yêu cầu các NHTM chấp hành đúng các quy định về cung cấp thông tin cho CIC một cách đầy đủ và thường xuyên...
- Thực hiện tuyển dụng và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho CIC, cải tiến công nghệ trang thiết bị, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để mở rộng và nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin.
3.3.2.2. Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành
Chỉ tiêu trung bình ngành là chỉ tiêu quan trọng, là căn cứ cho các NHTM đánh giá tình hình tài chính của khách hàng vay vốn, một yếu tố quan trọng của phương pháp trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo lộ trình của NHNN đề ra. Vì vậy, kiến nghị NHNN trong thời gian tới cần thành lập các phòng ban chuyên nghiên cứu, thống kê thông tin phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác để xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình thống nhất cho tồn hệ thống Ngân hàng, cũng như các thông tin thống kê về tình hình kinh doanh, cạnh tranh của từng ngành, từng lĩnh vực.f
Phương pháp trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Do vậy, NHNN cần xây dựng lộ trình cụ thể cho q trình hồn thiện quy định trích lập dự phịng rủi ro tín dụng ở Việt Nam tiến tới đáp ứng được yêu cầu của Quốc tế cuãng như xu hướng phát triển hiện nay của các NHTM. Trong lộ trình đó, NHNN cần mở các lớp hướng dẫn, đào tạo các NHTM, để các NHTM hiểu rõ ràng hơn về phương pháp trích lập dự phịng rủi ro tín dụng .