ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO

Một phần của tài liệu 0028 giải pháp hoàn thiện công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây hồ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 80)

TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TÂY HỒ

2.3.1. Ket quả đạt được

Qua 3 năm 2010÷2012, công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:

- Việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho các khoản vay của Ngân hàng được thực hiện triệt để theo lộ trình do NHNN đề ra đối với các NHTM quốc doanh.

- Chi nhánh Tây Hồ thực hiện nghiêm túc, đúng % quy định trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của NHNN.

- Việc chuyển nợ quá hạn để tính dự phòng hoàn toàn được thực hiện tự động hóa bởi hệ thống phần mềm máy tính. Hàng quý Ngân hàng đều thực hiện việc phân loại tài sản có, báo cáo tổng kết trong toàn chi nhánh, từ đó có phương pháp tính và thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nghiêm túc, theo đúng tỷ lệ % quy định của NHNN.

2.3.2. Những tồn tại về công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tín dụng cũng như công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của NHNo Tây Hồ vẫn còn một số hạn chế nhất định.

- Từ năm 2010 đến năm 2012 Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ đều chư trích lập đủ số dự phòng theo quy định. Điều đó chứng tỏ công tác trích lập dự phòng của Ngân hàng chưa thực sự hiệu quả và linh hoạt. Số dự phòng trích lập chưa đủ để chống đỡ rủi ro xảy ra, điều này có thể dẫn tới những tổn thất lớn cho Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Theo quyết định 18 sửa đổi bổ sung thì các cam kết ngoại bảng của TCTD cần phải được phân loại nợ theo các nhóm từ nhóm 1 đến nhóm 5 như

quy định nhưng hiện Ngân hàng chưa thực hiện được điều này, Ngân hàng vẫn xếp chúng vào nhóm 1.

Một phần của tài liệu 0028 giải pháp hoàn thiện công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây hồ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 80)

w