Kết hợp với hình thức bảo hiểm cùng các công cụ phái sinh của

Một phần của tài liệu 0028 giải pháp hoàn thiện công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây hồ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 93)

Ngân hàng cùng hỗ trợ cho việc giảm thiểu rủi ro, giảm gánh nặng cho việc xử lý rủi ro tín dụng bằng các khoản dự phịng

Hiệu quả của cơng cuộc xử lý rủi ro không chỉ ở việc khi rủi ro xảy ra giải quyết sao cho tốt mà còn được thể hiện ngay trong giai đoạn đầu khi thực hiện lựa chọn các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Để giảm thiểu gánh nặng trong việc xử lý các rủi ro tín dụng bằng dự phịng Ngân hàng có thể lưu ý

thêm việc sử dụng một số các giải pháp để chia sẻ rủi ro khi nó xảy ra như: thực hiện bảo hiểm, thực hiện các nghiệp vụ phịng ngừa rủi ro thơng qua các công cụ phái sinh như sau:

- Với bảo hiểm đang dần có vị trí đặc biệt trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng, cơ sở của bảo hiểm ngân hàng là các nghĩa vụ chi trả bảo hiểm cho các Ngân hàng khi gặp sự cố rủi ro. Được biết đến trên thế giới như Blanker Bond (BBB) lần đầu tiên được hiệp hội các nhà bảo lãnh Mỹ đưa vào áp dụng đối với các ngân hàng Mỹ. Sau này bảo hiểm Ngân hàng được mô phỏng có tính đến pháp luật địa phương (và quá trình này đang tiếp tục diễn ra) để sử dụng ở nhiều nước và hiện nay nó đang trở thành phổ biến trên thế giới.

- Một công cụ hiệu quả nữa trong quản lý rủi ro tín dụng là các phái sinh tín dụng trong nghiệp vụ tự phịng vệ. Phái sinh tín dụng là các cơng cụ phái sinh được quản lý rủi ro tín dụng. Chúng cho phép tách rủi ro ín dụng với các loại hình rủi ro khác vốn có trong mỗi cơng cụ cụ thể và chuyển rủi ro này từ người bán rủi ro ( người mua sự bảo vệ tín dụng) đến người mua rủi ro (người bán sự bảo vệ tín dụng). Các phái sinh tín dụng chủ yếu có thể nêu là “total return swap”, “credit default swaps”, các giấy tờ phái sinh gắn với rủi ro tín dụng (credit linked notes) khả năng tách rủi ro tín dụng khỏi các tài sản có, tài sản nợ làm cho phái sinh tín dụng trở nên hấp dẫn hơn trong sử dụng.

Nhờ các cơng cụ này Ngân hàng có thể bảo vệ mình khỏi các rủi ro tín dụng và khi có rủi ro xảy ra nó sẽ kết hợp cùng với cơng cụ dự phịng xử lý các rủi ro tín dụng, khiến cho việc sử dụng các khoản dự phòng trở nên hiệu quả hơn khi mà áp lực lên nó được giảm bớt.

3.2.5. Kỹ thuật kiểm tra và giám sát tín dụng nhằm hỗ trợ cho việc nhận biết rủi ro tín dụng

(i) Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện “ dấu hiệu cảnh báo sớm” để có hành động khắc phục kịp thời

Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay là yêu cầu tối cao của việc giám sát khoản vay, vì vậy NHNo& PTNT Chi nhánh Tây Hồ sớm ban hành một quy trình kiểm tra giám sát khoản vay liên tục, bao gồm nội dung, thủ tục các bước tiến hành, việc lưu trữ báo cáo đánh giá sau khi kiểm tra khoản vay phải được lưu trữ có hệ thống.

Thơng thường sẽ xảy ra việc thiếu khách quan của CBTD khi giám sát khoản vay vì họ sợ cấp trên biết được quyết định cho vay của mình là khơng hợp lý nên tìm cách che dấu. Để hạn chế tình trạng này NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hồ cần quy định rõ trách nhiệm của trưởng phịng tín dụng trong việc giám sát, theo dõi chặt chẽ hoạt động giám sát của CBTD. Bên cạnh đó, bộ phận kiểm tra tín dụng độc lập như trong mơ hình đề xuất sẽ tạo môi trường bắt buộc CBTD phải khách quan hơn trong kiểm tra, giám sát khoản vay của khách hàng.

Qua giám sát khoản vay của khách hang, bộ phận kiểm tra tín dụng độc lập thực hiện cập nhật đánh giá 6 tháng một lần.

(ii)Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm bao gồm những nội dung cơ bản là: - Những dấu hiệu cảnh báo sớm

- Xây dựng kế hoạch hành động phù hợp đặc điểm của từng khoản nợ có vấn đề

- Nhiệm vụ của bộ máy từ CBTD đến lãnh đạo cấp cao của NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hồ trong phê duyệt, thực hiện kế hoạch hành động đối với khoản nợ có vấn đề

(iii) Giám sát tổng thể danh mục tín dụng- phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện tập trung tín dụng

Bên cạnh việc giám sát riêng rẽ từng khách hang vay, NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hồ cần định kì giám sát tổng thể thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng. Nhược điểm khi phân tích danh mục tín dụng cần đặc biệt chú ý là thống kê được sự gia tăng dự phòng nợ khó địi hoặc xoá nợ theo từng khoản mục.

Thường xuyên đánh giá hiện tượng tập trung trong danh mục tín dụng trên các khía cạnh: Một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng liên kết với nhau; Một ngành kinh tế nhất định; Một khu vực địa lý; Một dạng hợp đồng tín dụng; Các khoản cho vay với cùng thời gian đến hạn hoặc bằng cùng một loại ngoại tệ.

Khi hiện tượng tập trung tín dụng đã được xác định, NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hồ cần tiến hành một số các biện pháp làm giảm bớt sự tập trung này. Có thể áp dụng các biện pháp sau: tăng lãi suất; tăng thêm tài sản bảo đảm đối với những khách hàng vay có tập trung tín dụng; cho vay đồng tài trợ; giảm dần dư nợ bằng biện pháp cho vay ra nhỏ hơn thu nợ, không gia hạn nợ cho lĩnh vực đó cho đến khi sự tập trung được giảm bớt.

(iv) Thành lập bộ phận xử lý nợ: Là việc cần được duy trì nhằm

chun nghiệp hố việc xử lý thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu 0028 giải pháp hoàn thiện công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây hồ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w