Hiện này đang nổ ra cuộc cách mạng công nghệ 4.0 v vậy việc cập nhật các xú hướng công nghệ mới là điều cực kỳ quan trọng đối toàn nghành ngân hàng nói chung cũng như Pvcombank nói riêng. Ngày nay các dịch vụ thanh toán hóa đơn sinh hoạt: điện, nước, điện thoại,... đang trở nên phổ biến hơn. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cần liên kết với các đơn vị như EVN, công ty nước sạch, các nhà mạng để KH thông qua Ibanking có thể thanh toán được luôn mà không cần phải đến trực tiếp nộp hoặc dịch vụ thu hộ. Với nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng nhiều, đây cũng là mục tiêu chung của Ngân hàng nhà nước v vậy cần phải mở rộng mạng lưới máy POS, tăng cường các ứng dụng, bảo mật hơn cho thẻ thanh toán.
Tăng cường và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ngân hàng cho toàn bộ cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh, từ cấp lãnh đạo cao nhất đến nhân viên tác nghiệp. Phải thường xuyên và liên tục đào tạo theo sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin, đảm bảo nhân sự ở tất cả các chi nhánh đạt đủ trình độ về nghiệp vụ kỹ thuật, đủ sức tiếp cận được với công nghệ mới, đáp ứng được các nhu cầu về mở rộng mạng lưới bán lẻ, nhu cầu về phát triển dịch vụ.
Trong xu thế toàn cầu hoá và sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, chúng ta càng thấy rõ vai trò của công nghệ đối với hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng. Công nghệ sẽ thể hiện rất rõ giúp ngân hàng trong lĩnh vực quản trị, trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ, thông qua đó, ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra công nghệ cho phép ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn, từ đó đưa ra các công cụ hỗ trợ để giúp ngân hàng
đưa ra các quyết định đúng đắn. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều vận hành 24/24 trên nền tảng công nghệ để xây dựng các mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, online trực tiếp với các giao dịch, cung cấp các dịch vụ mới như thanh toán hoá đơn, mua thuê bao trả trước, quản lý tài khoản qua Internet Banking. Nhiều phần mềm công nghệ cho phép ngân hàng thực hiện tới 1000 giao dịch/giây, quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng và hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống24h/ngày.
Corebanking là hệ thống xương sống của bất kỳ ngân hàng nào, cho dù đó là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, bán buôn, kinh doanh, quản lý tài sản cá nhân, tài chính vi mô hay các lĩnh vực khác.
Tất cả các giải pháp Corebanking đều được thiết kế tối ưu hóa để trở thành những hệ thống xử lý giao dịch có khả năng đáp ứng một cách nhanh chóng, chính các giao dịch trong kinh doanh. Xuất phát từ lý do đó, hệ thống corebanking có vai trò hết sức quan trọng và phải được chạy trên các máy chủ có hiệu suất cao, luôn ở trong trạng thái sẵn sàng và dự phòng lỗi xảy ra trong những trường hợp hiệu suất làm việc cao điểm có thể dẫn đến quá tải hệ thống.
Tuy nhiên, những áp lực cạnh tranh và yêu cầu về chất lượng, cải tiến dịch vụ của khách hàng đang ngày càng gia tăng qua các năm. Ngoài ra, các yêu cầu về báo cáo định kỳ của theo các quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước cùng với các báo cáo bắt buộc cho hội sở chính cũng tăng lên không ngừng. Điều này dẫn tới nhu cầu đòi hỏi về thông tin từ tất cả các cấp/đối tượng liên quan đến ngân hàng bắt đầu ảnh hưởng khả năng xử lý giao dịch của hệ thống Corebanking, vốn không được thiết kế để lưu trữ các thông tin tóm lược hay tổng hợp cần.
Bảo mật dữ liệu và ổn định hệ thống mạng là yếu tố sống còn của các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính hiện đại. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, dịch vụ khách hàng ngày càng nhiều và
đa dạng. Công nghệ giao dịch và công nghệ thông tin đã được vận dụng và phát triển với tốc độ cao trong lĩnh vực dịch vụ như thanh toán điện tử, Interment Banking, Mobile Banking, Home banking, Thẻ chuyển tiền điện tử, Thẻ điện tử.. Cùng với đó là sự gia tăng của hoạt động bất hợp pháp của những kẻ tội phạm công nghệ cao, truy nhập bất hợp pháp nhằm đánh cắp thông tin về mật khẩu, số tài khoản, thông tin tín dụng.. Việc bảo mật dữ liệu khách hàng càng là yêu cầu cấp thiết và thường xuyên đối với các tổ chức tài chính.
3.3.3. Đẩy mạnh công tác Marketing dịch vụ ngân hàng, tăng cường tiếpthị và khách hàng