1.1 .Những vấn đề cơ bản về tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụngkhách hàng doanh nghiệp của ngân
1.2.2.2 Dư nợ của khách hàng doanh nghiệp:
Dư nợ của khách hàng doanh nghiệp được xem xét trên một số khía cạnh sau:
Quy mơ dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm
Đây là chỉ tiêu cho biết tổng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng qua các năm. Dư nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng năm sau cao hơn năm trước cho thấy quy mô cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng ngày càng được mở rộng
Việc tăng tổng dư nợ có thể đến từ việc tăng số lượng khách hàng hoặc dư nợ
26
trung bình/khách hàng của ngân hàng tăng. Dù xuất phát từ lý do nào thì việc tăng
truởng tổng du nợ cũng cho thấy chất luợng tín dụng đuợc cải thiện.
Tốc độ tăng truởng du nợ khách hàng doanh nghiệp đuợc xác định theo công thức:
Cơ cấu dư nợ của khách hàng doanh nghiệp
Việc xem xét phân loại du nợ của KHDN đuợc dựa trên một số tiêu chí sau: - Theo quy mơ KHDN: theo tiêu chí quy mơ, KHDN tại Vietcombank đuợc phân
chia thành 02 loại là KHDN nhỏ và vừa (SMEs) và KHDN lớn.
Trong đó, KHDN lớn là những khách hàng thỏa mãn một trong các điều kiện sau: doanh thu năm tài chính gần nhất từ 100 tỷ đồng trở lên; vốn chủ sử hữu trên báo cáo tài chính thời điểm gần nhất từ 30 tỷ đồng trở lên; tiền gửi bình quân năm tại Vietcombank từ 10 tỷ đồng trở lên; doanh số thanh toán xuất nhập khẩu một năm qua Vietcombank từ 4 triệu USD trở lên. Còn lại là các KHDN nhỏ và vừa.
Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/TDH =
Dư nợ ngắn hạn/TDH
x 100% Tổng dư nợ KHDN
Tỷ lệ dư nợ có bảo đảm tồn bộ bằng tài sản/bảo đảm một phần bằng tài sản =
Dư nợ có bảo đảm tồn bộ bằng tài sản/bảo đảm một phần bằng tài sản
x 100% Tổng dư nợ KHDN
Thơng thuờng, các KHDN lớn có du nợ lớn hơn KHDN nhỏ và vừa do quy mô hoạt động lớn nên nhu cầu vốn vay cũng thuờng cao hơn. Điều này cho thấy giá trị khoản vay bình quân/khách hàng của KHDN lớn cao hơn giá trị khoản vay bình quân/khách hàng của KHDN nhỏ và vừa. Theo đó mức độ tập trung rủi ro của KHDN lớn cũng cao hơn KHDN nhỏ và vừa.
Mặt khác, khoản vay của các KHDN nhỏ và vừa đa phần đều đuợc bảo đảm tồn bộ bằng tài sản trong khi đó, khoản vay của các KHDN lớn hầu hết chỉ đuợc đảm bảo một phần bằng tài sản và tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm/giá trị vay vốn thấp hơn. Do đó, khoản vay của KHDN lớn tiềm ẩn rủi ro cao hơn.
Vì vậy, nếu cơ cấu du nợ KHDN của ngân hàng nghiêng về phía KHDN lớn thì chất luợng tín dụng của ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.
27
- Theo kỳ hạn khoản vay: theo tiêu chí kỳ hạn khoản vay, dư nợ KHDN được phân chia thành 02 loại là dư nợ vay ngắn hạn và dư nợ vay trung dài hạn (TDH). Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/TDH được xác định theo công thức sau:
Các khoản vay trung dài hạn là những khoản vay có thời hạn kéo dài trên 01 năm. Do thời hạn vay vốn kéo dài mà tình hình hoạt động kinh doanh của KHDN liên tục biến động cùng với sự thay đổi của thị trường. Nên thời hạn vay càng dài thì rủi ro của khoản vay sẽ càng lớn. Hơn nữa, khi cho vay trung dài hạn, ngân hàng thường xác định mức lãi suất từ thời điểm bắt đầu vay vốn. Vì vậy, những biến động lãi suất ngồi dự đốn trên thị trường cũng có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích mà ngân hàng thu được từ khoản cho vay.
Từ đó có thể thấy, các khoản vay trung dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các khoản vay ngắn hạn. Theo đó, tỷ lệ dư nợ TDH càng lớn thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Theo hình thức đảm bảo tín dụng: theo tiêu chí này, dư nợ KHDN được phân chia thành 02 loại là dư nợ vay có bảo đảm tồn bộ bằng tài sản và dư nợ vay có bảo đảm một phần bằng tài sản.
Trong đó, cấp tín dụng có bảo đảm tồn bộ bằng tài sản là trường hợp giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn hoặc bằng giá trị khoản vay; cấp tín dụng có bảo đảm một phần bằng tài sản là trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị khoản vay. Tỷ lệ dư nợ có bảo đảm tồn bộ bằng tài sản/bảo đảm một phần bằng tài sản được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ nợ cần chú ý =
Dư nợ cần chú ý
x 100% Tổng dư nợ KHDN
Xử lý tài sản bảo đảm đem lại nguồn thu của ngân hàng trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn về tài chính dẫn đến khơng có khả năng trả nợ. Do đó, ngân hàng có tỷ lệ dư nợ có bảo đảm tồn bộ bằng tài sản cao thì chất lượng tín dụng
28
cũng tốt.
Tỷ lệ dư nợ cần chú ý (nợ nhóm 2)
Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN về việc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng đối với các TCTD, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
Ngoài ra, dư nợ của KHDN cịn có thể bị phân loại vào nợ nhóm 2 trong trường hợp kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng tại ngân hàng thấp.
Mặc dù, nợ nhóm 2 chưa hẳn là nợ có chất lượng kém nhưng nợ nhóm 2 đã tiềm ẩn nhiều rủi ro và là dấu hiệu cho thấy KHDN có thể đang gặp khó khăn về tài chính.
Vì vậy, tỷ lệ nợ nhóm 2 cao cho thấy chất lượng tín dụng KHDN của ngân hàng thấp.
Giá trị nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN về việc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng đối với các TCTD, nợ xấu bao gồm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, cụ thể như sau:
- Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
■ Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
■ Nợ gia hạn nợ lần đầu;
■ Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
■ Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
V Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
Tỷ lệ nợ xấu = Du nợ xấu x 100% Tổng du nợ KHDN
Tỷ lệ nợ ngoại bảng = Du nợ ngoại bảng x 100%
Tổng du nợ KHDN
29
của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
S Nợ khơng có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt
quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
S Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh
nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm sốt có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;
S Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép
vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
S Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an tồn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
S Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách
dự phịng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
■ Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra.
- Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
■ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
■ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
■ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
■ Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
■ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.
- Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
30
■ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đuợc cơ cấu lại lần đầu;
■ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đuợc cơ cấu lại lần thứ hai;
■ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chua bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
■ Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
■ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhung đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chua thu hồi đuợc;
■ Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đuợc Ngân hàng Nhà nuớc cơng bố đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.
Tỷ lệ nợ xấu đuợc xác định theo công thức:
Tỷ lệ nợ xấu cao và tăng lên cho thấy chất luợng tín dụng của ngân hàng thấp và có chiều huớng đi xuống.
Giá trị nợ ngoại bảng và tỷ lệ nợ ngoại bảng
Nợ ngoại bảng là nợ xấu đã sử dụng dự phịng rủi ro để xử lý và đuợc hạch tốn ngoại bảng cân đối của ngân hàng.
Hiệu suất sử dụng vốn vay =
Tổng dư nợ cho vay
x 100% Tông nguồn vốn huy động
Tuơng tự, tỷ lệ nợ ngoại bảng cao và tăng lên cho thấy chất luợng tín dụng của ngân hàng thấp và có chiều huớng đi xuống.
Sở dĩ cần xem xét cả giá trị nợ ngoại bảng khi đánh giá chất luợng tin dụng của NHTM do có nhiều NHTM sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu và hạch tốn ngoại bảng số du nợ này. Do đó, giá trị nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu giảm nhung thực chất
31
là ngân hàng không thu hồi được các khoản nợ này.
Hiệu suất sử dụng vốn
Đây là chủ tiêu phản ánh quy mô, khả năng tận dụng nguồn vốn trong cho vay của các NHTM, nó cho ta biết một đồng vốn huy động được thì bao nhiêu đồng được sử dụng trong cho vay.
Tỷ lệ này trên thực tế thường nhỏ hơn hoặc xấp xỉ 100%. Thông thường hệ số này đạt khoảng 80% là tốt. Nếu hệ số này thấp là một dấu hiệu không tốt, cho thấy NHTM đang trong tình trạng ứ đọng vốn, làm tăng chi phí vốn và giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Ngược lại nếu hệ số này quá cao (xấp xỉ 100%) thì tính thanh khoản của ngân hàng sẽ bị đe dọa do khối lượng dự trữ không được bảo đảm.