Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu 0011 giái pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 93)

II. NỘI DUNG

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Ninh

Để tạo điều kiện cho Vietcombank Bắc Ninh nói riêng và các TCTD hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng daonh nghiệp của mình, Ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Ninh cần thực hiện:

- Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống Ngân hàng thương mại, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng thương mại.

- Đổi mới chính sách và cơ chế tín dụng theo cơ chế thị trường, phù hợp với điều kiện

của Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ tín dụng giữa các TCTD với các doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế và chính sách tín dụng thông thoáng theo nguyên

tắc thương mại, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp.

- Áp dụng dần chuẩn mực quốc tế trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng. Xây dựng và hoàn chỉnh môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng của các Ngân hàng theo hướng đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời vẫn giữ được những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, tạo môi trường hoạt động thông thoáng cho các NHTM Việt Nam.

- Sớm hoàn chỉnh, bổ sung và chỉnh sửa các cơ chế, chính sáchvà những văn bản phù hợp với tình hình thực tế và lộ trình cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đồng thời, ban hành những quy trình, quy chế hoạt động chung của Ngân hàng cùng những hướng dẫn chi tiết mang tính khả thi, tránh chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau, gây khó khăn trong việc triển khai áp dụng của các NHTM.

- Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng thương mại, quy định chặt chẽ trách nhiệm của các NHTM về tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các

87

xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn vuớng mắc trong thủ tục phát mại tài sản. Nên có những huớng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, của cơ quan Công an, của Chính quyền cơ sở, của Sở tài nguyên môi truờng làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tu liên ngành huớng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án. Tạo điều kiện để Ngân hàng đuợc toàn quyền trong việc thanh lý tài sản nhận làm đảm bảo để thu nợ trong truờng hợp Ngân hàng đã thực hiện đúng các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản khi cho vay nhằm khắc phục các khó khăn về quy trình, thủ tục và thời gian xử lý tài sản bảo đảm thu hồi vốn vay nhu hiện nay.

- Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các NHTM áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng nhu: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác. Đồng thời, tổ chức đào tạo, huớng dẫn các nghiệp vụ trên để giúp các NHTM vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Nâng cao chất luợng của Trung tâm thông tin tín dụng CIC, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ, cập nhật. Hiện nay, do muốn giữ bí mật về thông tin khách hàng để cạnh tranh nên các Ngân hàng chua có sự hợp tác tích cực với CIC. Vì vậy, NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các Ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm và có cơ chế giám sát, xử lý vi phạm trong việc cung cấp thông tin này của các NHTM.

- Xây dựng hệ thống thông tin tài chính trực tuyến hiện đại với tính bảo mật cao, đảm bảo hệ thống ngân hàng luôn hoạt động an toàn và hiệu quả trong sự giám sát chặt chẽ.

- Ban hành những quy định chung về chuẩn công nghệ ngân hàng nhằm định huớng cho các Ngân hàng phát triển công nghiệp, từ đó tạo sự dễ dàng trong việc phối hợp, liên kết giữa các Ngân hàng.

88

- Xây dựng đề án cải cách bộ máy thanh tra, nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực trong công tác kiểm tra, giám sát nhằm giúp hoạt động của các NHTM đi vào khuôn khổ chung, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của các NHTM trong việc đảm bảo an toàn hệ thống cũng nhu trong hoạt động song song với công tác phát triển.

- Tăng cuờng các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khai thông quan hệ giữa các NHTM trong nuớc với các Ngân hàng nuớc ngoài, tạo điều kiện học hỏi kiến thức, mô hình hoạt động và tận dụng những nguồn lực về vốn, về công nghệ.

- Phát huy vai trò của Hiệp hội Ngân hàng trong các hoạt động sau:

■ Làm trung gian trong việc thống nhất về chính sách lãi suất, chính sách phí, về hệ thống thẻ,... nhằm tránh những tiêu cực trong cạnh tranh giữa các Ngân hàng, góp phần bình ổn thị truờng.

■ Tăng cuờng liên kết giữa các thành viên của cùng Hiệp hội để cùng hỗ trợ nhau trong hoạt động, cùng phát triển trong môi truờng cạnh tranh lành mạnh theo tiêu chí hợp tác cùng thành công, đồng thời có thể giảm thiểu đuợc những hạn chế mang tính lây lan toàn hệ thống.

■ Tích cực hỗ trợ các NHTM tiếp cận, nghiên cứu, triển khai và phát triển những sản phẩm dịch vụ mới duới hình thức đào tạo chuyên môn và tổ chức những chuyên đề giúp các NHTM có thể cùng chia sẻ, học hỏi những kinh nghiệm lẫn nhau.

■ Tăng cuờng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc đào tạo và phát triển sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Một phần của tài liệu 0011 giái pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w