Kiến nghị với Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 0011 giái pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 95)

II. NỘI DUNG

3.3.2. Kiến nghị với Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam

Nam

Thứ nhất, khắc phục những hạn chế của quy trình, chính sách tín dụng.

Chính sách tín dụng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động tín dụng của toàn bộ Ngân hàng. Trên cơ sở chính sách tín dụng, Ngân hàng sẽ tiến hành một loạt các hành động cụ thể để thực thi chính sách đó. Một loạt chính sách chặt chẽ, hợp lý sẽ góp phần giúp Ngân hàng dễ dàng quản lý khách hàng và chất luợng tín dụng của các

89

khoản vay, hạn chế đến tối thiểu rủi ro và tổn thất khi xảy ra rủi ro. Hiện tại, Vietcombank mới chỉ ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng riêng cho khối khách hàng doanh nghiệp, còn chính sách cấp tín dụng, chính sách bảo đảm, chính sách về giá và phí ... vẫn mang tính chất định hướng chung.

Riêng về chính sách giá: Vietcombank nên có mức nhiều mức thang lãi suất vay vốn phân định theo mức lợi nhuận tổng thể khách hàng mang lại cho Vietcombank, từ đó mới thu hút được giao dịch của Khách hàng.

Bộ phận phê duyệt tín dụng tại Trụ sở chính cần tích cực hơn trong việc phối hợp với Chi nhánh thẩm định Khách hàng để đáp ứng kịp thời tiến độ sử dụng vốn của Khách hàng.

Đồng thời, cần thiết phải tinh giản hóa các điều kiện cho vay để tạo ra các sản phẩm tín dụng mới đảm bảo hai yêu cầu tiện ích và an toàn. Tinh giản không có nghĩa là đơn giản hóa hay hạ thấp các điều kiện mà là sự thanh lọc các điều kiện cho vay của Ngân hàng.

Đi đôi với mở rộng tín dụng cần tăng cường quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, không vì cạnh tranh mà hạ tiêu chuẩn khách hàng. Cần tăng cường công tác kiểm soát vốn sau khi giải ngân nhằm kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro để có những hành động kịp thời.

Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ. Vietcombank cũng có bộ phận kiểm soát nội bộ đặt tại các chi nhánh và Hội sở chính để kiểm soát toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng.

Thứ hai, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.

Sức hấp dẫn của một Ngân hàng được tạo dựng phần lớn từ danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng và hiện đại. Trong thời gian vừa qua, Vietcombank không ngừng đưa ra thị trường các sản phẩm ưu việt và chuyên biệt. Tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank cần cải tiến và mang tính chất “may đo” hơn nữa - để phù hợp với riêng từng đối tượng khách hàng, từ đó Khách hàng mới thấy được tính chuyên nghiệp của Ngân hàng. Chú ý phát triển nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng doanh nghiệp, phát triển công cụ phòng ngừa rủi ro cho khách hàng, tăng cường các tiện ích của các sản phẩm

90

ngân hàng điện tử.

Thứ ba, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm ngân hàng điện tử, hỗ trợ tốt hơn cho các bộ trong việc quản lý khách hàng, giúp ban lãnh đạo có được các báo cáo về tình hình khách hàng, tình hình kinh doanh của hệ thống Vietcombank một cách nhanh chóng, chính xác để đưa ra đường hướng điều hành phù hợp.

Một phần của tài liệu 0011 giái pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w