Khái niệm, quy trình tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu 0160 giải pháp mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 28)

- Khái niệm

Hoạt động cho vay là một hoạt động cơ bản của ngân hàng. Nó mang lại doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên việc cho vay là một vấn đề không đơn giản, nó mang lại khá nhiều rủi ro, bất trắc, vì vậy để đảm bảo cho hoạt động này có hiệu quả tích cực thì cần phải đảm bảo thuucj hiện cho vay theo đụng quy trình thủ tục đã đuợc quy định. Quy trình cho vay đối với các đối tuợng khác nhau. Và ở Việt Nam có quy định cụ thể về quy trình cho vay đối với các tổ chức tín dụng nhu sau:

Quy trình tín dụng ngân hàng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng [5]. Quy trình tín dụng tổng quát thuờng gồm 5 giai đoạn: Lập hồ sơ đề nghị vay vốn Phân tích tín dụng Quyết định tín dụng Giải ngân Giám sát thanh lý tín dụng. Việc phân đoạn nhu vậy tạo điều kiện cho việc xác đinh các thao tác nghiệp vụ ở mỗi giai đoạn và phân tích trách nhiệm cho các nhân viên thực hiện.

Các giai đoạn này đồng đều, liên quan đến nhau và có vai trò quan trọng nhu nhau trong một quy trình tín dụng, tạo nên một thể thống nhất.

- Quy trình tín dụng ngân hàng:

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.

Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng do khách hàng lập, đây là buớc đầu để ngân hàng lấy đuợc các thông tin liên quan đến khách hàng. Luợng giấy tờ trong hồ sơ đuợc lập trong giăi đoạn này phụ thựôc vào nhiều yếu tố nhu khách hàng đã thiết lập quan hệ hay khách hàng lần đầu quan hệ, loại hay kĩ thuật cấp tín dụng... Tuỳ vào từng đối tuợng khách hàng mà ngân hàng sẽ xem xét theo loại nào, có đảm bảo hay tín chấp.

15

của khách hàng. Yêu cầu thông tin từ hồ sơ tín dụng sẽ tăng lên khi quy mô tín dụng sẽ đựơc cấp lớn.

Ở giai đoạn này nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên tín dụng là tiếp xúc, thông báo điều kiện cấp tín dụng đối với từng khách hàng cụ thể với những mục đích sử dụng vốn đã định.

Bước 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng cũng nhu khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng.

Mục tiêu của phân tích tín dụng là hạn chế tình trạng thông tin không cân xứng giữa thông tin khách hàng đua ra với thực tế tại doanh nghiệp, tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên luợng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các loại rủi ro đó cũng nhu dự kiến các biện pháp phòng ngừa, hạn chế. Mặt khác phân tích tín dụng cho ngân hàng kiểm tra tính chính xác của các thông tin do khách hàng cung cấp từ đó nhận định đúng về thái độ của khách hàng.

Nội dung phân tích tín dụng: bao gồm 2 lĩnh vực:

Phân tích phi tài chính: phân tích các yếu tố ít hoặc không liên quan đến tài chính của khách hàng một cách trực tiếp.

Phân tích tài chính: phân tích hiện trạng tài chính và các dự báo về tài chính trong tuơng lai của khách hàng nhằm tìm kiếm và tiên luợng các truờng hợp xấu có thể xảy ra làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

Trong quá trình phân tích tài chính, NH cũng sẽ xác định thời hạn cho vay hợp lí. Thời hạn cho vay đựơc coi là khoảng thời gian từ lần đầu tiên phát tiền vay (giải ngân) cho đến khi khách hàng thanh toán xong khoản đã vay cả gốc lẫn lãi.

Cơ sở để xác định thời hạn cho vay là tính chất luân chuyển vốn của phuơng án sản xuất kinh doanh và phuơng án tài chính hoặc chu kì ngân quỹ của khách hàng vay vốn.

Bước 3: Quyết định tín dụng

ra quyết định còn phải được dựa vào những cơ sở sau:

+ Thông tin cập nhật từ thị trường, cơ quan liên quan.

+ Chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định hoạt động tín dụng của nhà nước.

+ Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định. + Kết quả thẩm định đảm bảo tín dụng.

Sau đó nhà quản trị còn tính giá cả, chi phí cho khoản tín dụng, định lượng nhưng rủi ro có thể xảy ra để dự kiến thu nhập có đựơc từ tài khoản tín dụng sẽ được cấp. Từ đó sẽ đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đề nghị cấp tín dụng đó.

Bước 4: Giải ngân

Là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng.

Phương thức của giải ngân phụ thuộc vào nội dung cam kết của hợp đồng tín dụng. Theo tiêu chuẩn nghiệp vụ giải ngân có thể chia ra làm hai loại:

+ Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền thuần tuý.

+ Giải ngân là giai đoạn cho vay phụ kèm theo việc cấp tiền.

Bước 5: Giám sát, thu nợ, thanh lý tín dụng.

Giám sát tín dụng để đạt được mục tiêu là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết theo hợp đồng tín dụng như: Khách hàng có sử dụng đúng mục đích hay không. Kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn tín dụng theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể đã thoả thuận trong hợp đồng, kịp thời phát hiện những vi phạm để ứng xử thích hợp. Theo dõi và ghi nhận việc thực hiện quy trình tín dụng của các bộ phận, cá nhân có liên quan tại ngân hàng.

Đến hạn thu nợ gốc cộng lãi vay: trường hợp khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng sẽ xem xét cơ cấu lại nợ cho khách hàng nếu có lí do hợp lí, nếu không thì chuyển nợ quá hạn,phân vào nhóm nợ thích hợp.

Đây là một quy trình rất cụ thể, nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo sự an toàn chắc chắn trong việc cho vay. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay việc áp dụng nó còn nhiều

17

tồn tại như: Thủ tục, giấy tờ rườm rà, nhất là đối với việc cho hộ nông dân vay, đó là những món vay nhỏ lẻ, địa bàn cư trú của người vay phân tán, trình độ dân trí thấp, nhu cầu vay vốn cao, vậy mà hồ sơ, quy trình thủ tục vay vốn của họ lại rất phức tạp, gây khó khăn cho người dân. Hay như việc tuân thủ thao đúng quy trình của cán bộ tín dụng hoặc sự hợp tác của khách hàng vay vốn trong việc cung cấp thông tin, giám sát...cũng là một vấn đề bức xúc, do trình độ kém hay đạo đức nghề nghiệp khiến cho cán bộ tín dụng đôi khi không thực hiện đúng quy trình, hay khác hàng không hợp tác khiến cho việc cho vay gặp nhiều khó khăn và có thể dẫn đến rủi ro lớn. Nhất là hiện nay vấn đề nợ quá hạn, nợ khó đòi trong các NHTM là rất lớn, một phần là do quy trình thủ tục cho vay không được đảm bảo thực hiện đúng như quy định, đồng thời biện pháp thu hồi nợ sau khi cho vay trong các ngân hàng cũng chưa được xây dựng tổ chức tốt, vì vậy hiệu quả của các khoản tín dụng là rất thấp. Tình hình đó đòi hỏi các cán bộ tín dụng khi cho vay cần đảm bảo thực hiện đầy đủ và đảm bảo các bước trong quy trình cho vay mà các ngân hàng đều đãcụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn của mình.

Một phần của tài liệu 0160 giải pháp mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w