MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 0160 giải pháp mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105)

3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một là: Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế cho vay, thống nhất, bình đẳng, tránh tình trạng phân biệt giữa các loại hình DN, gây khó khăn cho DNNVV, giúp các DNNVV tiếp cận với nguồn vốn tín dụng một cách hiệu quả nhất. Đây là động lực thúc đẩy hoạt động của DNNVV và tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động của NHTM.

Hai là: Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên quan đến các hoạt động của NHTM. Hệ thống thông tin hiện nay chưa thực sự đầy đủ, thiếu chính xác và chưa mang tính thời sự. Thông tin tín dụng là một vấn đề thiết yếu không thể thiếu đối với mọi NHTM. Vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhằm trợ giúp đắc lực cho các NHTM trong việc thu thập thông tin, đưa ra quyết định chính xác, phù hợp, tránh tình trạng một dự án nhiều ngân hàng cùng cho vay hoặc DN vay để đảo nợ ( vay ngân hàng này trả nợ cho ngân hàng khác), để kịp thời ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Ba là: Nâng cao vai trò giám sát của thanh tra ngân hàng: Công tác thanh tra phải có cơ chế giám sát chặt chẽ và khoa học đảm bảo các NHTM thực hiện nghiêm

89

túc các quy định trong hoạt động tín dụng.

3.3.2 về phía Vietinbank

Rà soát và cơ cấu lại bộ máy theo hướng phù hợp với quy mô ngày càng lớn của hệ thống Vietinbank. Quy mô tăng nhất thiết kéo theo bộ máy quản trị phải thay đổi cho phù hợp. Không chỉ cơ cấu lại bộ máy quản lý cho phù hợp mà còn phải thay đổi công nghệ quản lý. Một công nghệ quản lý phù hợp là vừa đạt được mục tiêu quản lý chặt chẽ rủi ro vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động và phát triển. Vietinbank cần phải nghiên cứu các mô hình quản lý của các ngân hàng có quy mô tương tự để áp dụng cho phù hợp.

Rà soát chỉnh sửa lại quy chế cho vay đối với khách hàng cơ chế bảo đảm tiền vay, mức phán quyết cho vay theo hướng cởi mở hơn.

Các văn bản của Vietinbank thời gian ra đời đã lâu vẫn có một số bất cập cần phải chỉnh sửa, khi xem xét một số vấn đề đồng thời liên quan đến nhiều văn bản chỉnh sửa gây lên hiện tượng khó khăn cho nghiên cứu văn bản.

Mở rộng quyền phán quyết cho vay đối với các chi nhánh để mở rộng cho vay. Chỉnh sửa cách tính lãi theo số dư thực tế khi cho vay trả góp.

Cải tiến chính sách tiền lương theo hướng trả lương theo sản phẩm và trao quyền chủ động trả lương cho các chi nhánh.

Chính sách tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với việc tạo ra động lực cho người lao động. Hình thức trả lương phổ biến hiện nay là kết hợp trả lương cố định và trả lương theo sản phẩm. Theo đó người lao động có hai loại tiền lương. Lương cố định, và lương kinh doanh.

3.3.3 về phía Chính phủ

Chính phủ cần đưa ra các giải pháp về các chính sách vĩ mô như :

Chính phủ nên nghiên cứu xây dựng các chính sách hỗ trợ khối DNNVV trên tất cả các phương diện nâng cao năng lực quản trị điều hành, xây dựng dự án kêu gọi vốn đầu tư, định hướng thị trường, xúc tiến thương mại, định hướng lĩnh vực nghề nghiệp, kiểm toán, thuế, vốn, bảo lãnh...

thông về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với DN.

Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ - tín dụng - ngân hàng; đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ và có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các hiện tượng thu thêm các khoản phí ngoài quy định (mặc dù hiện nay NHNN đã cho phép các NHTM áp dụng lãi suất thoả thuận theo cơ chế thị trường) dẫn đến việc nâng lãi suất cho vay thực tế của các NHTMCP.

Từng bước nâng cao tính minh bạch qua các báo cáo tài chính của DN thông qua hệ thống kiểm toán và có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn hiện tượng báo cáo không trung thực của các DN.

Nghiên cứu có chế phát hành trái phiếu đối với các DNNVV, có thể từng bước cho làm thí điểm ở một số DN có đủ điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư. Tạm thời cho phép các DN gặp khó khăn về tài chính được khất hoãn thuế; các DN gặp khó khăn do thị trường bị thu hẹp, không trả được lương, bảo hiểm cho người lao động có thể được vay vốn với lãi suất thấp hoặc bằng không qua các NHTMQD (NSNN sẽ cấp bù phần chênh lệch cho các NHTMQD) để họ giải quyết quyền lợi cho nguời lao động và tiếp tục duy trì phát triển DN.

Ket luận chương 3

Dựa trên thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank Chi nhánh Lạng Sơn và dựa trên dự báo nhu cầu vay vốn đối với khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn Lạng Sơn, chương III đã đề xuất một số các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank Chi nhánh Lạng Sơn.

Hi vọng rằng các giải pháp mang tính thực tiễn được tác giả đề xuất với mong muốn, thời gian tới, sẽ góp phần giúp Chi nhánh có thể mở rộng và phát triển hoạt động cho vay.

91

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng và đua ra các giải pháp nhằm phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Vietinbank Chi nhánh Lạng Sơn trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế, luận văn đã thực hiện đuợc những nội dung chủ yếu sau:

Một là, luận văn trình bày tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay khách hàng doanh nghiệp NVV, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò cho vay KHDN NVV đối với các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt đi sâu đề xuất các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay KHDN NVV của NHTM.

Hai là,luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng mở rộng cho vay KHDN NVV ở Vietinbank Chi nhánh Lạng Sơn cùng những vấn đề đặt ra trong phát triển cho vay KHDN NVV ở Vietinbank Chi nhánh Lạng Sơn. Qua đó, luận văn rút ra những thành công trong công tác phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh thời gian qua. Đồng thời,cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục và những nguyên nhân của những hạn chế đối với việc phát triển cho vay KHDN NVV ở Vietinbank Chi nhánh Lạng Sơn.

Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định huớng phát triển của Vietinbank Chi nhánh Lạng Sơn, luận văn đua ra các nhóm giải pháp để phát triển, mở rộng cho vay KHDN NVV ở Vietinbank Chi nhánh Lạng Sơn. Giải pháp cụ thể bao gồm: Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với DNNVV phù hợp; Đẩy mạnh hoạt động Marketing cho ngân hàng; Đa dạng hoá về hình thức cấp tín dụng đối với DNNVV; Tổ chức tốt công tác huy động các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn; Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng; Quản trị rủi ro tín dụng..

Tuy nhiên do trình độ nghiên cứu, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi nhũng sai sót, tác giả rất mong nhận đuợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn đuợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kim Anh (2004), “Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam” của NSC Nguyễn Kim Anh Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân

2. PGS.TS. Phan Thị Cúc (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

3. Chính Phủ (2009), NĐ 56/2009/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 30/06/2009

4. Chính Phủ (2013), Thông tư số 16/2013/TT-BTC (Hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu

5. Phan Thị Thu Hà (2006), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

6. Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

7. PGS.TS. Lê Nguyễn Hậu, Đặng Thị Thanh Thủy (2010), “Các yếu tố quyết định sự hài lòng đối với dịch vụ ngân hàng ở Lâm Đồng-so sánh cách tiếp cận giá trị dịch vụ và giá trị cá nhân”, Tạp chíKhoa học và Đào tạo Ngân hàng, (Số 102, trang 20-32).

8. GS.TS Vũ Văn Hóa, PGS.TS Đinh Xuân Hạng (2007), Giáo trình lý thuyết tiền tệ, NXB Tài chính

9. GS.TS Vũ Văn Hóa, TS Lê Xuân Nghĩa (2005), Một số vấn đề cơ bản về tài chính - tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010, Đề tài khoa học cấp Nhà nước,

10. GS.TS Vũ Văn Hóa, TS Vũ Quốc Dũng (2012), Giáo trình Thị trường tài chính, NXB Tài chính

11. GS.TS Vũ Văn Hóa, PGS.TS Lê Văn Hưng, TS Vũ Quốc Dũng (2011), Giáo trình lý thuyết tiền tệ và tài chính, Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội.

12. Đào Văn Hùng (2000), iiGiai pháp tín dụng đối với người nghèo ở Việt Nam hiện nay” của NSC Đào Văn Hùng, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân

13. PGS.TS Trần Thị Xuân Huong, Ths. Hoàng Thị Minh Ngọc (2012), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Truờng đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

14. TS Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính.

15. Ngân hàng TMCP Công Thuong Việt Nam chi nhánh Lạng Son (2012, 2013, 2014, 6T/2015), Báo cáo tổng kết hoạt động của Chi nhánh.

16. Nhiều tác giả (2006), Vai trò của DNN&V trong nền kinh tế. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế, - NXB Thế giới

17. Peter.S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

18. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng.

19. Nguyễn Hữu Tài (2002), Giảo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội.

20. Tạp chí Ngân hàng các năm 2011 - 2012 - 2013.

21. PGS.TS. Lê Văn Tề (2009), Ngiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

22. GS Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Truờng Học viện Ngân hàng

23. Nguyễn Xuân Thành (2010), Cho vay nông nghiệp nông thôn - Dễ hay khó, báo Đầu tu, số 13/2010.

24. TS Trịnh Quốc Trung (2008), Marketing ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê TP Hồ Chí Minh.

25. Lê Văn Tu (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội

Một phần của tài liệu 0160 giải pháp mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w